Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 13-11-2022] Sau khi nghỉ hưu ở một doanh nghiệp quốc doanh lớn, tôi được tập đoàn cấp tỉnh trực tiếp tuyển dụng lại với mức lương hàng năm là sáu con số. Những người xung quanh tôi đều ngưỡng mộ. Có một vị lãnh đạo cấp trung nói: “Người quản lý nhân viên, được cấp trên mời làm việc trở lại sau khi về hưu là điều trước nay chưa từng có trong hệ thống của chúng ta; những người khác sau khi về hưu, đều không được mời trở lại làm việc như thế này.”

Tôi thể ngộ sâu sắc, rằng tất cả những điều này đều là vì tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, và các Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp đã giúp tôi trở thành một người tốt, tài đức vẹn toàn!

Coi trọng thực hành chữ Chân, tiếng thơm lan xa

Đầu năm 1998, tôi bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Lời giảng của Sư phụ: “Chân Thiện Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất để nhận định người tốt xấu” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân) khiến tôi chấn động, hóa ra còn có tiêu chuẩn cho việc làm người, và đây là điều tôi đang tìm kiếm. Từ đó tôi không còn mê mờ, không sống kiểu nước chảy bèo trôi nữa.

Tôi đảm nhận việc mua bán và quyết toán của công ty, một vị trí được xem là vừa có quyền vừa có thu nhập đen. Trong hơn 20 năm, tôi đã thực hiện các giao dịch giá trị hàng tỷ nhân dân tệ mỗi năm, và luôn yêu cầu bản thân chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Đối với lợi ích trước mắt, tôi làm được việc giữ gìn sự trong sạch trong môi trường đầy rẫy cám dỗ vật chất. Trong việc mua bán, làm được công bằng, công chính, công khai, không làm tổn hại đến lợi ích của công ty, cũng không trục lợi từ nhà cung cấp.

Tôi ước thúc bản thân dựa trên Pháp: không nhận một xu từ nhà cung cấp, không ăn một bữa ăn nào từ nhà cung cấp, không đi xe của nhà cung cấp, mặc dù lúc đó mức lương của tôi còn thấp. Có rất nhiều người thuyết phục tôi: “Bên trong tổn thất, lấy bên ngoài bù vào, không lấy thì phí, có quyền mà không biết tận dụng, hết thời thì còn giá trị gì nữa; chị không lấy, chúng tôi biết làm thế nào? Mời chị đi ăn còn khó hơn mời lãnh đạo quốc gia, chị cũng phải nể mặt tôi chứ”, v.v.. Cho dù họ nói gì, tôi cũng không động tâm. Tất nhiên, tôi đều thiện ý giải thích vì sao tôi làm vậy. Sau khi minh bạch chân tướng, họ đều công nhận tín ngưỡng của tôi, theo lời họ nói là: “Pháp Luân Đại Pháp giải quyết được những vấn đề mà chế độ và tiền bạc không thể giải quyết được.”

Hơn 20 năm nay, tôi đã trải qua vô số cuộc kiểm toán lớn nhỏ, và mỗi lần như vậy đều nhận được sự công nhận của kiểm toán viên và lãnh đạo. Bởi vì quy phạm và các khoản mục trong hợp đồng của tôi rõ ràng, chính xác, không tham một xu nào, nên không nhà cung cấp nào phản ánh tôi nhận hối lộ.

Có lần, sau một cuộc kiểm toán lớn, một người quản lý gặp tôi trên xe buýt, nói với tôi: “Trong cuộc kiểm toán này, có nhiều quản lý cấp trung phải hoàn lại (thu nhập bất hợp lý), nhưng chị là người duy nhất không phải hoàn lại. Tôi thực sự ngưỡng mộ chị đấy!” Một đồng nghiệp đến văn phòng của tôi và nói: “Chị đúng là đã thấm nhuần ánh sáng tín ngưỡng của chị, nếu không, chị làm sao vẫn ngồi đây được?” Vì lần kiểm toán này, mà mấy vị chủ chốt đều có chuyện. Sau nhiều đợt kiểm toán như thế, tôi được ban lãnh đạo tin tưởng và trọng dụng.

Cách đây 10 năm, một vị lãnh đạo nói với tôi: “Lần này, công ty trên tỉnh tổ chức cuộc họp phân tích hoạt động kinh tế của từng nhà máy, tài liệu phân tích của chị được chọn làm tài liệu mẫu. Trong cuộc họp, một số lãnh đạo nhà máy hỏi tôi: ‘Tôi nghe nói cô ấy (chỉ tôi) luyện Pháp Luân Công, sao ông dám sử dụng?’ Tôi nói: ‘Tôi giao bất kể việc gì, cô ấy cũng không bao giờ đưa ra điều kiện, hơn nữa làm vô cùng tốt. Cô ấy làm tốt công việc, chẳng phải là tốt cho tôi sao? Nếu tôi có mấy người như cô ấy, thì lãnh đạo như tôi đây có thể yên tâm rồi.’ Chị xem, tôi còn hồng Pháp cho chị đấy.”

Hơn 20 năm qua, công ty tôi liên tục thay đổi nhà cung cấp. Bất cứ nhà cung cấp nào đến hợp tác đều nói với tôi: “Ngành nghề nào có quy tắc (ngầm), tôi sẽ không để chị giúp không, đến lúc, tôi sẽ gửi lại chị (hoa hồng).” Những lời như vậy tôi nghe nhiều lắm, nhưng tôi luôn mỉm cười nói với họ: “Quy tắc (ngầm) này không thực hiện với tôi được, tôi không lấy của anh một xu nào cả, bởi vì tôi có tín ngưỡng. Chỉ cần hàng hóa anh cung cấp có chất lượng tốt, giá phải chăng, thì là lợi ích lớn nhất đối với công việc của tôi rồi, tôi còn phải cảm ơn các anh.”

Hễ có cơ hội, là tôi giảng chân tướng thấu đáo cho họ, họ đều tiếp thu, còn làm tam thoái (thoái khỏi ĐCSTQ và tổ chức Đoàn, Đội của nó). Có người thậm chí còn giúp người nhà làm tam thoái; có người bước vào tu luyện Đại Pháp; có người muốn xin tài liệu chân tướng cho bạn bè, thậm chí còn thuyết phục bạn bè làm cảnh sát không được bức hại đệ tử Đại Pháp.

Có lần, một nhà cung cấp đến văn phòng tôi, đưa tôi tiền mặt và nói: “Đây là một chút lòng thành của tôi. Chị chỉ bảo cho tôi làm ăn, tôi kiếm được tiền. Những người khác tôi đều chuẩn bị rồi, nhưng chị giúp tôi nhiều nhất, chị nhất định phải nhận đấy.” Tôi nói với anh ấy, vì tôi tu luyện Pháp Luân Công nên mới làm như vậy, không chỉ với riêng anh đâu, mà ai tôi cũng không lấy. Sau khi tôi thuyết phục nhiều lần, anh ấy đành cầm về.

Vì thế, trước Tết, anh ấy mang một túi lớn đến văn phòng tôi, bảo tôi: “Bây giờ, chúng ta không phải là quan hệ công việc nữa rồi. Lần trước gửi chị tiền, chị không nhận, đây là chiếc đồng hồ tôi mua từ Hồng Kông, còn đây là mỹ phẩm con dâu tôi mua biếu chị. Cái này thì chị nhất định phải nhận đấy.” Tôi cười nói: “Những thứ này, tôi cũng không nhận được. Xin anh hãy tôn trọng tín ngưỡng của tôi, đừng bắt tôi phá vỡ cam kết… ” Anh ấy rất cảm động: “Làm ăn bao nhiêu năm nay, tôi chưa từng gặp người nào như chị. Chị đúng là phúc khí cho chúng tôi, cũng là phúc khí cho công ty chị. Tôi thực sự đã gặp quý nhân rồi, và công pháp này đúng là tốt thật.” Tôi nói: “Chỉ cần anh tiếp xúc với những người tu luyện Pháp Luân Công, anh sẽ thấy mọi người đều làm vậy.”

Hơn 20 năm qua, cho dù trước hay sau khi làm quản lý, tôi chưa bao giờ để một khách hàng nào đến nhà. Một lần, lúc sắp giao thừa, một khách hàng gọi cho tôi, nói: “Tôi đang ở ngay dưới nhà chị. Sắp giao thừa rồi, lãnh đạo chúng tôi yêu cầu tôi đến thăm các cháu nhà chị.” Tôi nói: “Không được đâu, anh biết tôi không nhận quà rồi mà. Nếu có việc gì, thì ngày mai anh cứ đến cơ quan tìm tôi. Anh mau về đi, ngoài trời lạnh thế này.”

Anh ta nói nói: “Không được, lãnh đạo chúng tôi nói rồi, tôi nhất định phải hoàn thành nhiệm vụ, nếu không, lãnh đạo sẽ bảo tôi không được việc — đến chút việc này mà cũng không làm được. Chị mau mở cửa (cửa an ninh của tòa nhà) đi.” Tôi thành khẩn nói:“ Thực sự là không được, tôi đối với khách hàng nào cũng như nhau. Tôi hiểu cảm giác của anh, nhưng anh cũng phải tôn trọng tôi, anh muốn tôi vui hay không vui? Tôi sẽ giải thích với lãnh đạo của anh sau. Sắp giao thừa rồi, con anh cũng đang mong anh về nhà đấy, anh mau về đi!” Đầu dây bên kia có tiếng nghẹn ngào, liên tục nói: “Được rồi, được rồi. Cảm ơn! Cảm ơn!”

Ứng phó với khách hàng thật không dễ, vừa qua Tết lại chuẩn bị tặng quà, tôi lại bắt đầu thuyết phục không nhận quà. Lần nào tôi cũng nói với họ: “Tôi không những sẽ không vì không nhận quà của các anh mà ảnh hưởng gì đến công việc, ngược lại, tôi sẽ phục vụ các anh tốt hơn, công bằng hơn vì các anh hiểu tôi và ủng hộ tôi.“

Một trưởng phòng của đơn vị chúng tôi từng nói với tôi: “Trước khi biết chị, tôi đã nghe người ta nói chị là khối thép, đao thương cũng không đâm nổi, đừng có ai hòng tặng quà được cho chị. Thành thật mà nói, lúc đó tôi căn bản là không tin, xã hội hiện nay còn có người không nhận quà sao? Sau khi làm việc với chị, tôi tin thật rồi!” Sau đó, tôi giảng chân tướng cho anh ấy, anh ấy vô cùng tán đồng Pháp Luân Đại Pháp, còn làm tam thoái, thậm chí còn giúp bố mẹ anh ấy tam thoái.

Còn có lần, một nhân viên từ bộ phận khác đến văn phòng tôi, hỏi thẳng tôi: “Tôi nghe nói chị không nhận tiền khách hàng một xu? Chị làm vị trí này, nếu nói mỗi năm chị mất đi một phòng đầy tiền, chị không động tâm sao? ”Tôi cười nói: “Không động tâm, bởi vì tôi là người tu luyện Pháp Luân Công, tôi có tâm pháp ước thúc, và tôi hiểu mối quan hệ giữa mất và được. Không thuộc về tôi thì một xu tôi cũng không lấy.” Thế là, tôi giảng chân tướng cho anh ấy, anh ấy hiểu và nói muốn đọc sách Đại Pháp, và cũng làm tam thoái. Sau đó, anh ấy nói với tôi rằng anh ấy đã nhận được lợi ích và bệnh thoát vị đĩa đệm của anh ấy đã khỏi.

Có một nhà cung cấp nhiều lần nói với tôi: “Trên đời này không thể tìm thấy một người tốt như chị, giúp người khác mà không cầu báo đáp. Chị giống như một dòng suối trong mát, đã thay đổi cái nhìn của tôi về Pháp Luân Công. Chị cho tôi chứng kiến Pháp Luân Công là thế nào, quả là khác hẳn với những gì tôi đã biết (tin tức trên TV của ĐCSTQ).”

Trong công việc, tôi đã giúp đỡ anh ấy rất nhiều, mà chưa từng đòi anh ấy báo đáp gì. Anh ấy nhiều lần nói: “Công ty chúng tôi có nhiều ô tô. Khi nào chị muốn về quê thì cứ bảo tôi. Đừng khách sáo. Lúc nào chị dùng xe cũng được.” Nhưng tôi không bao giờ dùng đến. Sau đó, anh ấy đưa đối tác đến gặp tôi để bàn chuyện kinh doanh, còn giúp tôi giảng chân tướng, thuyết phục đối tác của anh ấy làm tam thoái, đồng thời nhận tài liệu chân tướng và bùa hộ mệnh Đại Pháp.

Khoan dung thiện lương, nghĩ cho người khác

Sư phụ giảng:

“Là người luyện công chúng ta sẽ đột nhiên gặp mâu thuẫn. Xử lý thế nào? Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, [bảo trì] tâm thái hoà ái; [khi] gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu được không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Lúc đầu, để nhanh chóng tu bỏ các loại nhân tâm, hàng ngày trên đường đi làm, tôi đều nhẩm đoạn Pháp này, khiến bản thân tôi cải biến hoàn toàn. Đại Pháp dạy tôi phải thực sự nghĩ cho người khác, và tôi đã trở thành một người thiện lương, vui vẻ, vô tư, như viên nam châm thu hút mọi người xung quanh. Lãnh đạo đơn vị, đồng nghiệp, khách hàng và người thân trong gia đình đều hòa hợp với tôi, coi tôi như một người bạn thân, mà tâm sự hết mọi việc.

Tôi hết sức tôn trọng từng nhân viên, đối xử với họ bằng lòng khoan dung. Đứng từ quan điểm của đối phương để xử lý vấn đề, gặp mâu thuẫn thì tìm vấn đề của bản thân. Vì thế, trước sai lầm của người khác, tôi đều ước chế cảm xúc của mình, không trách người khác, mà vui vẻ giải quyết vấn đề.

Có lần, một đồng nghiệp hốt hoảng nói với tôi: “Tôi làm mất hóa đơn GTGT rồi, làm sao bây giờ?” Tôi thấy mặt anh ấy biến sắc, bèn vội an ủi: “Đừng lo lắng quá, trước tiên cứ tìm lại xem. Nếu thật sự không tìm được, anh có thể làm báo cáo giải trình.” Sau đó, tôi trấn an anh ấy:“ Không sao, không sao, nếu không có ai làm mất đồ thì cha ông chúng ta đã không tạo ra từ ‘thất lạc’ rồi.” Anh ấy nghe vậy, không còn thấy áp lực, sắc mặt lập tức dịu lại. Tôi nghĩ mình cũng có lúc mất đồ, tại sao người khác lại không thể? Khi đổi vị trí mà suy xét, tôi có thể tích cực giúp người khác xoay chuyển tình thế, lại có thể an ủi họ bằng những lời thiện.

Pháp Luân Đại Pháp dạy tôi rằng thiện tâm, ngữ khí, thêm vào đạo lý có thể cải biến nhân tâm, lực lượng của thiện là rất lớn. Ví dụ, trong phòng tiếp tân nhỏ của bộ phận tôi, sau khi khách đến hút thuốc, gạt tàn thuốc đầy mà không ai đổ. Mấy lần tôi qua đó, đều thấy hiện tượng này, bèn âm thầm đổ gạt tàn, rửa sạch và lau sạch tàn thuốc sót lại trên bàn. Sau này, hiện tượng này ngày càng ít đi, lấy mình làm gương so với thuyết giáo thì hiệu quả tốt hơn.

Bao năm qua, bộ phận tôi phụ trách chưa tổ chức họp riêng, mọi người đều tự chịu trách nhiệm về công việc của mình, chủ động làm việc, bầu không khí làm việc vô cùng hài hòa. Vào những dịp tăng ca, tôi đều chủ động làm thêm, để họ nghỉ ngơi, vì họ, tôi sẽ làm thay công việc của mấy người. Tôi thường nghe họ nói: “Gặp được lãnh đạo như chị, đúng là phúc khí của chúng tôi!”

Trong quá trình công tác, tôi đã làm việc với mười mấy vị lãnh đạo, tôi đều hết sức tôn trọng và phục tùng lãnh đạo; tôi phát huy tối đa sở trường của bản thân, đặt tiêu chuẩn cao cho mình, tận tâm tận lực san sẻ gánh nặng với lãnh đạo. Trong công việc, ở đâu cần, tôi liền xuất hiện ở đó. Việc tăng ca thế này là chuyện thường, tôi lâu nay chưa từng đòi hỏi điều kiện hay thù lao, khiến kết quả hoạt động của công ty luôn đứng đầu ngành. Tôi được lãnh đạo và nhân viên gọi là “Thiết quản gia” của công ty. Có một vị lãnh đạo từng nói với các lãnh đạo khác: “Chỉ cần có cô ấy ở đâu là tôi có thể yên tâm về công việc ở đó (vì ông ấy biết tôi không có tư tâm).”

Công việc của tôi được nhiều lãnh đạo ghi nhận. Ngay cả trong tình huống Trung Cộng điên cuồng bức hại Đại Pháp, tôi vẫn được nhiều lần bình chọn là cán bộ cấp trung xuất sắc, nhân vật gương mẫu, nhân viên tiên tiến cấp tỉnh và những danh hiệu khác. Mỗi lần vinh danh như thế, đều qua bỏ phiếu các cấp, trong môi trường đại lục thực sự không dễ mà đạt được như vậy. Sự thực này lại một lần nữa chứng minh rằng Pháp Luân Đại Pháp đối với xã hội chỉ có trăm điều lợi, mà không có đến một điều hại!

Có một năm nọ, cảnh sát địa phương đã bắt cóc tôi về đồn vì tôi tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi lãnh đạo công ty và đồng nghiệp biết tin, rất nhiều người tự phát đến đồn. Khi tôi được thả ra vào lúc 11 giờ đêm, rất nhiều người từ phòng bên cạnh đi ra chào đón tôi. Một người phụ trách đồn cảnh sát nói với tôi: “Nhân duyên của chị tốt quá! Chị xem, mọi người trong phòng kia đều xin cho chị. Lãnh đạo công ty chị còn tìm cả quận trưởng để nói giúp chị. Chúng tôi đến đơn vị của chị để hỏi về chị, họ đều nói chị là người tốt!”

Dù là khách hàng hay nhân viên công ty, hễ có khúc mắc trong tư tưởng, dù là về công việc hay cuộc sống, đều muốn tìm tôi chia sẻ. Theo cách nói của họ: “Chị biết tại sao tôi nói chuyện với chị không? Bởi vì chị có tín ngưỡng. Chúng tôi tin rằng những gì chia sẻ với chị, chị sẽ không bàn tán lung tung, không làm tổn thương ai. Trong xã hội hiện nay, tìm đâu được người như chị? Có người chỉ chê cười chuyện của người khác, nhưng chị thì không.”

Một đồng nghiệp gặp mâu thuẫn trong mối quan hệ với chồng. Tôi dùng Pháp lý của Đại Pháp khuyên răn chị ấy vào buổi tối, sau giờ làm, và giảng cho chị chân tướng của Đại Pháp, để chị ấy minh bạch đạo lý làm người. Tôi nói, cách làm hiện giờ của chị ấy sẽ có hại, và động viên chị ấy: “Vì nếu đã biết làm vậy là sai, thì chị nên thay đổi ngay đi, hòa thuận với chồng chị đi.”

Chị ấy hết sức tán thành Đại Pháp, và xin một tấm bùa hộ mệnh Đại Pháp. Tôi còn cho chị ấy xem các bài giảng Pháp của Sư phụ, chị ấy hiểu rằng quan hệ vợ chồng là do Thần quy định ra, hành vi của con người không thể bừa bãi. Sau này, cô ấy hiểu ra, vượt qua những tình cảm biến dị. Lần tôi đến nhà chị ấy, cả ba người nhà chị ấy đều làm tam thoái và nhận bùa hộ mệnh Đại Pháp.

Vì tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nên ngày càng có nhiều người quý trọng nhân phẩm của tôi, ngày càng nhiều người muốn đến tâm sự với tôi. Cho dù đó là ngày nghỉ hay lúc nửa đêm, chỉ cần có người đến gặp, tôi đều gác công việc lại và kiên nhẫn trò chuyện với họ. Tôi thường nghĩ thế này, trước khi ai đó đến gặp tôi, không biết họ đã phải cân nhắc bao nhiêu lần rồi. Nếu không có chỗ khó khăn, họ đã không tìm đến tôi, do vậy tôi nhất định không được phụ lòng họ. Họ đến với tôi cũng là vì tin tưởng vào Pháp Luân Đại Pháp. Vì thế, lần nào tôi cũng dùng những Pháp lý học được trong Đại Pháp, dùng thiện tâm để khai mở cho họ, từ đó mang lại lợi ích cho nhiều người.

Có gia đình, mẹ chồng nàng dâu hòa thuận, ông bố hỏi con trai: “Con trai à, vợ của con không có vấn đề gì đấy chứ, sao tự nhiên lại tốt với bố mẹ như vậy?” Bởi vì trước đây, mẹ chồng không đồng ý cuộc hôn nhân của họ, nên sau 17 năm chung sống, nàng dâu cũng chưa bao giờ quan tâm đến mẹ chồng.

Từ khi đọc sách Đại Pháp, cô con dâu bắt đầu chiểu theo các Pháp lý của Đại Pháp để yêu cầu bản thân, buông bỏ tâm oán hận, và chủ động quan tâm đến bố mẹ chồng. Lúc bố chồng nằm viện không tự chăm sóc được bản thân, cô cũng không sợ bẩn, ô uế, lo bố chồng dùng bỉm khó chịu nên tự mình vệ sinh cho ông. Các bác sỹ và y tá đều tưởng cô ấy là con đẻ của ông. Sau khi bố mẹ chồng qua đời, em trai chồng nói với cô: “Nhà của em ở tầng cao quá. Căn nhà của bố mẹ để lại ở tầng một. Em muốn chuyển đến ở.” Cô không nói lời nào, liền nhường cho em chồng, mà không đòi một xu.”

Còn có đôi vợ chồng mâu thuẫn căng thẳng dẫn đến ly hôn, sau nhiều lần tôi dùng Pháp lý của Đại Pháp thuyết phục cả hai bên, họ đã hòa giải và tái hôn. Điều khiến tôi xúc động nhất là một hôm, sau bữa cơm tối, tôi đến nhà họ để hòa giải cho vợ chồng họ. Con trai họ ra mở cửa, vừa thấy tôi, cậu bé nói với mẹ: “Mẹ ơi, dì đến đây rồi, có hy vọng rồi!” Lúc đó, trong lòng tôi ấm lên, nước mắt chực trào ra. Cho đến bây giờ, khi viết lại câu này, mắt tôi vẫn ngân ngấn.

Cậu bé biết tôi là người tu luyện, và đặt hy vọng về việc tái hôn của bố mẹ cậu vào tay tôi. Tôi nói với mẹ cậu rằng chỉ có cuốn sách này (Chuyển Pháp Luân) mới có thể cứu được gia đình họ. Sau khi đọc Chuyển Pháp Luân, cô ấy thay đổi hẳn, và biết khi có mâu thuẫn thì cần hướng nội tìm. Cô ấy nói với tôi: “Từ nay, tôi sẽ thay đổi (lúc đó, cô ấy đã làm xong thủ tục ly hôn).”

Đúng lúc ấy, ông nội cháu bé bị xuất huyết não phải nhập viện. Mặc dù chồng cũ buông lời khó nghe rằng: “Bây giờ, cô không phải là người nhà của tôi, cô đến làm gì? Không được đến”, v.v. … nhưng cô trước sau không nói gì, vẫn âm thầm chăm sóc ông lão mỗi ngày. Ông nội của đứa bé không để người khác xúc cho ăn, chỉ nhờ cô chăm sóc; ông lão nói chuyện khó khăn, chỉ có cô ấy nghe mới hiểu. Lúc rảnh rỗi, cô ấy ở trong phòng bệnh đọc Chuyển Pháp Luân cho ông lão nghe. Cứ như vậy, sau hơn 40 ngày, ông lão đã qua khỏi cơn nguy kịch, thân thể dần dần hồi phục.

Một hôm, tại bệnh viện, chồng cũ đột nhiên nói với cô ấy: “Em thu dọn đồ đạc đi, em có thể về nhà rồi.” Lúc đó, cô ấy bật khóc, không dám tin đó là sự thật. Cô ấy gọi điện ngay cho tôi, cả hai chúng tôi đều khóc, và cùng cảm tạ Sư phụ đã từ bi thiện giải oán duyên của họ.

Cũng có người mâu thuẫn với lãnh đạo trong công việc, toàn đi tàu hỏa đến gặp tôi nói chuyện. Có lần, anh ấy tức khí nói với tôi: “Hôm nay, tôi sẽ không nói chuyện công việc với chị, tôi nhờ chị phân xử. Chị xem lãnh đạo chúng ta không tốt với tôi, tôi có mâu thuẫn với ông ấy rồi. Vốn là một người chỗ chúng tôi phụ trách hai đơn vị ở nơi khác phải tới đó nhận công tác, nên đơn vị tôi có người mới đến, lãnh đạo yêu cầu tôi bớt đi một đơn vị để người mới phụ trách. Chị nói xem, đây không phải là ức hiếp tôi sao? Dựa vào cái gì mà cắt giảm như vậy? Hắn có người đỡ đầu, tôi cũng có. Nhà tôi có người làm lãnh đạo, tôi sẽ tìm người xử lý ông ta.”

Tôi cười ha ha, nói: “Bây giờ, anh đang chẳng phải đang nói về người đó sao?” Anh ấy nói phải. Tôi nói tiếp: “Anh nên cảm ơn lãnh đạo của anh!” Anh ta ngơ ngác hỏi: “Tại sao?” Tôi nói, “Anh xem, bây giờ anh đang nói về người đó, gặp mặt thì mất thời gian. Nếu một mình anh quản lý hai đơn vị, anh ở mỗi đơn vị trong nửa tháng, làm sao anh có thời gian để nói về người ta nữa?”

“Gặp mâu thuẫn thì phải tự nhìn lại mình. Anh luôn nghĩ lãnh đạo không tốt với anh. Anh đã hình thành quan niệm này, cho nên ngay cả khi quyết định của ông ấy là tốt cho anh, anh cũng không nghĩ đó là tốt. Ông ấy vốn là giúp anh giảm bớt nửa tháng đi làm, thế mới có thể thuận tiện gặp người ta. Anh nói xem, thế có phải là tốt cho anh không? Nói cách khác, nếu lãnh đạo giao cho anh quản lý thêm một đơn vị khác nữa, mà không giao cho người khác, thì anh có nghĩ lãnh đạo đối xử không tốt với anh không? Đây là do anh có thành kiến với lãnh đạo, thì sẽ luôn thấy lãnh đạo không tốt.” Sau khi được tôi giải khai, anh ấy hiểu ra và mỉm cười.

Anh áy nói: “Tôi nhận ra rồi, chính vì góc nhìn của tôi có vấn đề, nên mới nảy sinh xung đột với lãnh đạo. Tôi nghĩ thông rồi, không có chuyện gì nữa. Tôi về đây. Cảm ơn chị đã giải khai cho tôi. Tôi sẽ nhớ kỹ ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo’, và không đấu tranh với lãnh đạo nữa.”

Còn có người, sau khi xong việc đã viết thư cảm ơn tôi, nói rằng: “Nếu tôi biết chị sớm chút thì tốt biết mấy. Nếu như tôi biết Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn này sớm hơn chút, gặp chuyện có thể Nhẫn được, thì hồi học trung học, tôi đã không gây thương tích cho bạn học rồi, tôi đánh người đến mù mắt, nên cuộc đời tôi giờ mới đến nông nỗi này. Sau này, tôi nhất định sẽ làm người tốt theo Chân-Thiện-Nhẫn.”

Những ví dụ tương tự của tôi và các đệ tử Đại Pháp khác quá quá nhiều, viết ra giấy không kể hết. Mỗi người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đang thực hành Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn bằng hành động, đối với xã hội chỉ có trăm điều lợi, mà không có đến một điều hại!

Những người Trung Quốc đáng quý, xin hãy xua tan sương mù, bước vào cõi tịnh thổ duy nhất trong xã hội ngày nay, và đắm mình trong Phật quang của Pháp Luân Đại Pháp, các bạn sẽ muôn vàn cảm khái: Hóa ra, con người có thể sống tốt đẹp như thế này! Pháp Luân Đại Pháp là hy vọng duy nhất để nhân loại được cứu rỗi!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/11/13/451565.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/11/14/204744.html

Đăng ngày 10-12-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share