Bài viết của một đệ tử Đại Pháp hải ngoại
[MINH HUỆ 13-01-2024] Sau khi kinh văn mới của Sư phụ “Tránh xa hiểm ác” và “Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc” được đăng lên, tôi xem một lượt rồi thôi, nghĩ mình tuy tu luyện chưa được tốt, nhưng tuyệt đối không hề có suy nghĩ như thế, hơn nữa trong kinh văn đề cập đến những người nào đó, không có liên quan đến tôi.
Tôi nhớ lại hồi tôi mới đắc Pháp, học Pháp thì thường hay đọc nhảy cóc, nhất là khi học các Bài giảng Pháp tại các nơi của Sư phụ vì nghĩ bao nhiêu câu hỏi chẳng liên quan đến mình. Sau một thời gian tu luyện, tôi mới ngày càng phát hiện rất nhiều vấn đề mà bản thân mình đều có hoặc gặp phải. Tôi mới hiểu ra trước đây mình cho là không liên quan đến bản thân, kỳ thực do tôi học Pháp quá ít, vẫn còn chưa rõ ràng cần tu luyện như thế nào.
Khi tôi học lại kinh văn mới của Sư phụ, đọc tới phần Sư phụ giảng:
“Không được tưởng rằng chư vị giảng chân tướng rồi, tham gia hoạt động Đại Pháp rồi, tham gia hạng mục Đại Pháp rồi, thì là chư vị đã làm gì đó cho Đại Pháp cho Sư phụ. Mà đó là Sư phụ bảo chư vị cứu trợ lẫn nhau, cùng nhau cứu người mà đồng thời độ chính mình, đó là chúng sinh thời mạt hậu cứu nhau. Chứ không phải làm vì Đại Pháp.” (Tránh xa hiểm ác)
Tôi đột nhiên nghĩ ra, từ trước tới giờ, trong các đồng tu hay nghe thấy nói những điều như: “Người này đã làm thật nhiều, phó xuất thật nhiều cho Đại Pháp.” Hoặc là: “Người này vốn trong người thường có công việc lương rất cao, sống một cuộc sống thực dư dả, nhưng anh ấy đã buông bỏ để đến làm hạng mục Đại Pháp rồi, phó xuất rất nhiều cho Đại Pháp.” v.v.
Nếu như nghĩ các đồng tu khác là đang phó xuất, vậy bản thân tôi khi làm hạng mục chứng thực Đại Pháp, cũng cảm thấy mình đang phó xuất vì Đại Pháp như thế. Bây giờ, học kinh văn mới của Sư phụ, tôi mới phát hiện ra cách nghĩ này là sai. Trong khoảnh khắc đó, tôi cảm thấy trong tâm có điểm khó tiếp thu, bởi vì lập tức đảo lộn nhận thức bấy lâu nay của bản thân. Nhưng vừa nghĩ, làm hạng mục chứng thực Đại Pháp, một mặt có thể tu bản thân, đồng thời cũng đang thu nhận và cứu chúng sinh trong thế giới của chính mình, đúng là đều đang làm cho bản thân mình. Tôi cảm thấy khó tiếp thu là bởi đã quen với cách nghĩ từ trước, đột nhiên xoay trở lại thì có chút chưa thích ứng được, tôi suy nghĩ kỹ càng một hồi mới thông. Lúc ấy cảm thấy nghĩ thông suốt rồi, cũng không lại nghĩ thêm nhiều nữa.
Tiếp tới cuối tháng 8, đầu tháng 9, trong hai tuần liền, cả bộ phận dịch vụ khách hàng và công ty đều tổ chức cho đi du lịch một lần, tôi đều đăng ký. Lúc ấy, tôi cũng nghĩ đi chơi hai tuần liền có nhiều quá không, nhưng lại nghĩ khó mà có một lần như thế, cứ đi đi. Lần thứ nhất đi chơi thật vui vẻ. Lần thứ hai, lúc đi chơi cũng rất vui, nhưng lúc trên xe đi về, cánh tay trái của tôi bắt đầu đau, vô cùng đau nhức. Tôi nghĩ hay hai tuần này đi chơi quá nhiều rồi? Nhưng vẫn nghĩ mình rất ít đi chơi thế này, chắc chắn do lúc bình thường không rèn luyện cơ thể nên mới bị đau như vậy.
Đến ngày hôm sau, không chỉ tay đau mà khắp người đều khó chịu, giống như vượt quan nghiệp bệnh vậy. Tôi có như thế mới không thể không suy ngẫm, phải chăng không nên đi chơi như thế này. Nhưng vừa nghĩ, người khác được nghỉ cả một đến hai tuần, tôi chưa còn nghỉ phép, mới đi chơi hai ngày thôi, vậy không được sao? Bỗng nhiên cảm thấy rất không công bằng.
Lúc ấy, trong đầu đột nhiên xuất hiện một hình ảnh, tôi thấy một cô gái mặc đồ cổ trang, nhưng nhìn không rõ hình dáng, chỉ nghe thấy cô ấy nói: “Tôi không làm nữa, tôi muốn đi chơi, tôi muốn đi chơi. “Lúc ấy, có một giọng nam cất lên: “Nhưng đây là thệ ước bạn đã ký, vậy bạn nói phải làm sao đây?” Nghe nói vậy, tôi chợt sững lại. Rất rõ ràng, câu này là nói cho tôi nghe đây.
Trước đây, tôi cứ nghĩ mỗi người có nghiệp lực khác nhau, phúc phận khác nhau, cho nên không được so sánh. Tôi nghĩ người khác có gì tốt, mà mình không có phúc phận đó thì đương nhiên sẽ không có. Bây giờ, tôi mới hiểu rằng, mỗi người ký thệ ước cũng khác nhau, nên làm các công tác khác nhau, phương thức sinh hoạt cũng khác nhau. Vì sao có người công việc nhẹ nhàng, có người công việc thật mệt mỏi; vì sao có người có thể nghỉ ngơi rất nhiều, có người công việc thường phải tăng ca. Vậy nên tốt nhất vẫn không nên xem người khác, đi tốt con đường của chính mình mới là quan trọng. Nghĩ được đến đây, tôi thấy minh bạch cả rồi.
Nhưng trong mấy ngày sau đó, lời nói kia vẫn vang vọng lên trong đầu tôi: “Đây là thệ ước bạn đã ký”, “Đây là thệ ước bạn đã ký”. Sau đó tôi mới hiểu ra, đây là đang cảnh tỉnh tôi, lời nói này vẫn còn hàm nghĩa khác. Nhưng lúc ấy tôi chưa ý thức được hết, chỉ nghĩ là sao tự nhiên mình lại cứ nghĩ đến lời nói kia, lý giải đối với lời nói đó vẫn chỉ dừng ở chỗ không được so sánh.
Chúng ta tham gia vào hạng mục Đại Pháp, công tác Đại Pháp, biểu hiện xem như người khác bảo chúng ta làm, xem như là tôi đang làm việc cho Đại Pháp, làm việc cho hạng mục. Nhưng nghĩ kỹ lại thì trong tu luyện không có chuyện ngẫu nhiên, tôi nghĩ đây là cơ duyên Sư phụ an bài cho, để chúng ta có thể thông qua những công việc này mà tiếp xúc với những người chúng ta cần cứu, hoàn thành sứ mệnh và thệ ước của chính mình. Vậy nên, không phải tôi đang làm gì cho Đại Pháp, mà là hạng mục Đại Pháp đã cấp cho tôi một cơ hội, nền tảng để hoàn thành sứ mệnh của bản thân, trợ giúp tôi đi làm những việc tôi cần phải làm.
Lúc này, ngẫm lại cách nói hồi trước, tôi liền hiểu rõ ra vấn đề tại đâu. Nói: “Người này đã làm rất nhiều, phó xuất rất nhiều cho Đại Pháp”, kỳ thực đó là làm rất nhiều để thực hiện thệ ước của bản thân, không phải làm nhiều cho Đại Pháp. Người kia buông bỏ công việc lương cao để đến làm hạng mục Đại Pháp, kỳ thực đó là anh ấy lựa chọn con đường tốt hơn để thực hiện thệ ước của bản thân, cũng không phải phó xuất gì cho Đại Pháp cả. Đương nhiên, đối với thế giới của anh ấy và những chúng sinh anh ấy cần cứu, đúng là anh ấy là phó xuất rất nhiều, xác thực là làm rất tốt, nhưng cũng không phải là phó xuất cho Đại Pháp.
Tôi nghĩ có gì đó giống như sau khi Sư phụ cứu chúng ta lúc sắp chết đuối, chỉ cho chúng ta làm chiếc thuyền, để chúng ta chèo thuyền đi cứu người thân của mình. Khi chúng ta đang cực khổ chèo thuyền, có thể nghĩ tuy rất mệt, nhưng vì cứu người thân của mình thì cũng đáng phó xuất. Ai cũng không thể nghĩ mình đang phó xuất gì cho Sư phụ, cho cái thuyền này. Ngược lại, chúng ta cần thực sự cảm tạ Sư phụ, cảm ân vì có chiếc thuyền này.
Tôi nghĩ khi chúng ta đang gặp quan nạn nào đó, nhất thời không qua, lúc sinh ra oán hận, thì ít nhất trong tâm phải nghĩ: “Đối với Sư phụ phải mang tấm lòng biết ơn.” Trên thực tế, chúng ta cũng xác thực là đang được Sư phụ trợ giúp, mượn lực lượng của hạng mục Đại Pháp để đang hoàn thành sứ mệnh của bản thân. Tôi nghĩ nếu tôi dựa vào lực lượng của bản thân, mình lên mạng giảng chân tướng thì có thể cứu được mấy người? Nhưng nếu thông qua phương tiện truyền thông, mỗi ngày đều tiếp xúc đến trăm vạn dân chúng, thì tác dụng của chúng ta được phóng đại lên hàng ngàn, hàng vạn lần hoặc hơn thế, vậy nên tôi phó xuất cho Sư phụ, cho hạng mục ở chỗ nào, rõ ràng là Sư phụ và hạng mục Đại Pháp đang trợ giúp tôi đó chứ!
Sau đó, tôi lại nghĩ đến một sự việc. Mấy năm trước, một người điều phối một nhóm làm hạng mục nói với tôi, nhóm của anh ấy có một người rất hay đến muộn, ảnh hưởng đến công việc của người ở khâu sau. Người điều phối gọi ông ấy lên nói cần đi làm đúng giờ, nhưng người kia nói: “Tôi là vậy đó. Dù sao các anh cũng thiếu người, anh không dám không cần tôi.” Lúc ấy, tôi nghe mà thấy tức cực kỳ, tôi bảo: “Người như thế anh vẫn còn giữ làm gì? Bảo anh ấy đi đi.” Người điều phối trả lời: “Anh ấy nói đúng đấy, tôi đúng là không dám bảo anh ấy đi, bởi vì chúng tôi thật sự rất thiếu người.” Tôi nghe mà nghĩ đệ tử Đại Pháp làm việc quả thực khó quá, không chỉ có can nhiễu của Trung Cộng, của cựu thế lực, mà ngay cả người của mình còn không phối hợp, người kia quả thực không giống người tu luyện.
Lúc ấy, nói chuyện với người điều phối xong, tôi không nghĩ về việc này nữa. Bây giờ, đột nhiên nhớ đến, tôi mới phát hiện, tôi và người mà tôi cho là không giống đệ tử Đại Pháp ấy kỳ thực đều có chung vấn đề: chính là chúng tôi đều xem công việc hạng mục như việc của người khác mà làm, chẳng qua tôi làm nghiêm túc hơn anh ấy một chút, nhưng về bản chất là như nhau.
Khi chúng ta nghĩ mình đang giúp người khác làm gì, trạng thái lúc tốt thì còn ổn, trạng thái lúc không tốt thì có thể không coi trọng, vô trách nhiệm, lại còn đo đếm các kiểu, có thể nghĩ: “Tôi đang giúp bạn, tôi có thể giúp bạn làm một chút vậy cũng không tệ rồi, bạn còn yêu cầu tôi nhiều thế này nữa. Nếu không có tôi, bằng đồng tiền ít ỏi của bạn, tìm đâu ra người làm.” Nhưng thực ra, xét cho cùng thì ai đang giúp ai? Nếu nghĩ đây là mình cần thực hiện thệ ước, là đang làm cho bản thân, tâm thái liền khác hẳn, sẽ càng có thể gánh vác nhiều trách nhiệm hơn, muốn tận lực làm cho tốt. Tuy rằng cũng có lúc trạng thái không tốt, lúc giải đãi, nhưng sẽ bớt đo đếm và phàn nàn đi rất nhiều, sẽ không bất chấp hậu quả mà không muốn làm thì không làm nữa. Bởi vì là thệ ước của bản thân, là việc cần phải làm thì đẩy cũng không đi, hơn nữa là có định lượng rồi.
Nhìn bề mặt, việc chưa được làm sẽ có người khác đi làm. Nhưng thực tế là lượng việc bản thân cần hoàn thành không hề giảm, không ai giúp được, chỉ có càng tích càng nhiều thêm, sau này còn phải làm nhiều gấp bội để bù vào. Nếu như vì bản thân chưa làm tốt, khiến chậm trễ việc của người khác, thì không chỉ cần bổ sung cho chính mình, mà còn thiếu nợ người ta, đây chẳng phải là chính mình tự tìm phiền phức đến cho chính mình sao? Chẳng bằng lúc bình thường tận lực làm cho tốt. Có điều nói thì dễ, bình thường chưa chắc đã nghĩ được. Nhưng có thể ý thức được như vậy, có lúc liền có thể cảnh tỉnh bản thân, vậy cũng tốt rồi.
Sư phụ giảng:
“Trước kia chúng ta cho dù làm bất kể việc gì, mọi người đều nghĩ: Mình phải làm thế nào học Pháp cho tốt, mình làm thế nào để làm công tác cho Đại Pháp, mình làm thế nào để có thể đề cao, mình làm thế nào để có thể thực thi tốt hơn nữa; cứ luôn cảm thấy là đang học Đại Pháp, chứ không phải một thành viên đang ở trong Đại Pháp. Sau khi trải qua một năm này, tôi phát hiện mọi người đều hoàn toàn thay đổi rồi, chư vị đã không còn cách nghĩ như ban đầu nữa. Cho dù làm gì cho Đại pháp, cho dù chư vị đang làm gì, chư vị đều đặt bản thân mình vào trong Đại Pháp, chứ không còn suy nghĩ rằng mình mong muốn làm chút gì đó cho Đại Pháp, mình muốn đề cao ra sao như ban đầu nữa. Cho dù chư vị làm gì, đều không còn nghĩ rằng bản thân mình đang làm gì đó cho Đại Pháp, nên làm như thế nào cho Đại Pháp, mình làm thế nào để có thể làm được tốt cho Pháp này, [mà] đều đã đặt bản thân ở trong Đại Pháp, chư vị đã giống như một lạp tử trong Đại Pháp, cho dù làm gì thì bản thân cứ nên thực thi như thế. Mặc dù chư vị chưa có ý thức được như vậy một cách minh xác, hoặc chư vị chưa có biểu đạt bằng ngôn ngữ một cách minh xác, kỳ thực hành động của chư vị đã là như vậy rồi, đó chính là thay đổi lớn nhất mà tôi nhìn thấy đã xảy ra sau khi mọi người trải qua một năm vừa rồi. Nói cách khác, chư vị đã hoàn toàn ở trong Pháp rồi.” (Đạo Hàng: Giảng Pháp tại Pháp hội Great Lakes ở Bắc Mỹ [2000])
Hồi trước, khi học đến đoạn giảng Pháp này, tôi cảm thấy có phần mơ hồ, không minh bạch lắm. Hiện giờ, tôi mới thể hội được vì Đại Pháp mà làm gì đó và đặt mình trong Đại Pháp, là hai tâm thái hoàn toàn khác nhau.
Trên đây là thể hội của tôi gần đây, có chỗ nào chưa phù hợp, mong đồng tu từ bi chỉ ra.
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).
(Phụ trách biên tập: Lý Minh)
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/13/470876.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/22/214408.html
Đăng ngày 27-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.