Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 08-01-2023] Nhân ngày Nhân quyền Quốc tế, ngày 10 tháng 12, các học viên Pháp Luân Công ở 38 quốc gia đã đệ trình lên chính phủ nước sở tại danh sách thủ phạm mới để kêu gọi trừng phạt những cá nhân này vì đã bức hại Pháp Luân Công, trong đó có hình thức cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản ở nước ngoài của những thủ phạm này. Các quốc gia này bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc, New Zealand, 22 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu, và 11 quốc gia khác ở Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ.

Trong danh sách thủ phạm có Dương Hồng Mai, Phó Chánh án Tòa án Huyện Xương Lê, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc.

* *

Thông tin về thủ phạm
Họ tên: Dương Hồng Mai (杨红梅)
Giới tính: Nữ
Quốc tịch: Trung Quốc
Ngày sinh: 20/12/1974
Nơi sinh: huyện Xương Lê, tỉnh Hà Bắc

a09bbddb5a6c4891db75e3f1193ee1e7.jpg

Dương Hồng Mai

Chức vụ

1997: Thư ký kiêm Thẩm phán Tòa án Huyện Xương Lê, thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc

2008: Chánh án Tòa án Vị thành niên Huyện Xương Lê

2013-2020: Phó Chánh án Tòa Hình sự Huyện Xương Lê

Tháng 5 năm 2020: Chánh án Toà Hình sự Huyện Xương Lê

Hiện tại: Phó Chánh án Tòa án Huyện Xương Lê

Những tội ác chính

Kể từ năm 2001, Dương Hồng Mai tích cực tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công, đã kết án hơn 30 học viên. Trong đó, hai học viên bị Dương kết án – ông Phan Anh Thuận và ông Ngụy Khởi Sơn – đã qua đời trong thời gian thụ án.

Vì tích cực tham gia vào cuộc bức hại, Dương đã được Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trao tặng những danh hiệu như “Thẩm phán Ưu tú”, “Đảng viên Xuất sắc” và “Thẩm phán Tiêu biểu Quốc gia”.

Dưới đây là một vài vụ án tiêu biểu mà Dương kết án các học viên Pháp Luân Công

Vụ án 1: Chủ hiệu thuốc tây Phan Anh Thuận chết trong tù

Tháng 7 năm 2021, gia đình ông Phan Anh Thuận nhận được một cuộc gọi từ nhà tù, cho biết ông được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt. Ba người con của ông vội vã đến bệnh viện, nhưng bác sỹ không cho vào thăm, và lấy các quy định về đại dịch làm lý do. Sau nhiều lần cầu xin, họ đã được phép nhìn thoáng qua ông Phan khi ông đang bất tỉnh.

Các con của ông Phan hỏi lính canh đang trông chừng ông xem chuyện gì đã xảy ra, và được trả lời rằng vào ngày 6 tháng 7 một tù nhân đã đổ nước sôi lên người ông. Năm ngày sau, ông mới được chuyển đến bệnh viện nhà tù, và ngày 19 tháng 7 được chuyển đến bệnh viện Hiệp Hòa.

Các con của ông Phan yêu cầu được xem đoạn phim camera giám sát để xác thực độ tin cậy của lính canh, nhưng bị từ chối. Ông Phan qua đời vào ngày 30 tháng 7, ở tuổi 70 tuổi.

Ngày 19 tháng 1 năm 2018, ông Phan và vợ là bà Địch Tố Bình, hai cư dân thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Sơn Đông, bị bắt tại hiệu thuốc tây của gia đình sau khi cảnh sát tuyên bố bắt quả tang họ dán áp phích thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công thông qua camera giám sát. Cảnh sát lái xe đưa ông Phan đến địa điểm có dán áp phích và chụp ảnh ông với tấm áp phích phơi bày người đứng đầu phòng an ninh nội địa địa phương bức hại Pháp Luân Công như thế nào.

Ngày 30 tháng 1 năm 2019, Tòa án Quận Xương Lê kết án ông Phan bốn năm rưỡi tù tại Nhà tù Ký Đông, và bà Địch bốn năm chín tháng tại Nhà tù Nữ Thạch Gia Trang. Cả hai nhà tù đều thuộc tỉnh Hà Bắc gần đó. Không rõ liệu các con của họ thông báo cho bà Địch, hiện vẫn đang trong tù, về cái chết của ông Phan hay không.

Các bài viết liên quan:

Chủ hiệu thuốc qua đời trong tù khi đang thụ án vì tu luyện Pháp Luân Công

Đôi vợ chồng tìm thấy yên bình ở Pháp Luân Công lại bị truy tố chỉ vì đăng thông tin về việc đức tin của họ bị bức hại

Vụ án 2: Ông Ngụy Khởi Sơn đột tử trong lúc giam giữ

Tối ngày 23 tháng 11 năm 2019, ông Ngụy Khởi Sơn bị tra tấn đến chết tại trại tạm giam Thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc. Trước khi chết, ông bị kết án bốn năm tù, và vợ ông, bà Vu Thục Vinh, bị kết án ba năm rưỡi tù giam.

Khoảng 9 giờ 20 phút tối ngày 23 tháng 11, hai con trai của ông Ngụy nhận được điện thoại từ trại tạm giam Thành phố Tần Hoàng Đảo, thông báo rằng cha của họ đang hấp hối tại Bệnh viện Nhân dân Thành phố Tần Hoàng Đảo. Vì cả hai đều sống xa quê nên họ đã gọi điện nhờ bà dì đến bệnh viện kiểm tra tình hình của ông. Mười phút sau, cảnh sát gọi lại và thông báo với họ rằng ông Ngụy vừa qua đời.

Chị dâu của ông Ngụy chạy đến bệnh viện và nhìn thấy thi thể của ông vẫn còn nằm trên cáng nhưng không ở trong phòng cấp cứu. Bà để ý thấy mắt của ông Ngụy hé mở. Cánh tay phải của ông buông thõng xuống, và tay áo phải ướt sũng. Bà xắn ống tay áo của ông lên một nửa và thấy cánh tay phải bị thâm tím.

Các bài viết liên quan:

Tội ác của Giám đốc Trại tạm giam Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc Tôn Kiến Quân trong cuộc bức hại Pháp Luân Công

Cả hai vợ chồng bị kết án vì tu luyện Pháp Luân Công – Người chồng qua đời trong khi bị giam giữ, người vợ không được phép tham dự đám tang của chồng và cũng bị tước quyền thăm thân (Ảnh minh họa)

Vụ án 3: Ông Lý Diên Xuân và bà Bùi Ngọc Hiền bị kết án nhiều năm tù

Ngày 25 tháng 11 năm 2018, ông Lý Diên Xuân và vợ là bà Bùi Ngọc Hiền bị bắt sau khi bị tố giác về việc phát lịch có thông tin về Pháp Luân Công. Họ bị còng tay và xiềng xích trong khi bị thẩm vấn. Sau đó, cảnh sát đưa hai vợ chồng về nhà họ và lục soát nhà. Khi ông Lý phản đối, cảnh sát tát vào mặt ông khiến miệng ông chảy máu. Họ bắt ông quỳ xuống trong tư thế hai tay còng sau lưng.

Sau 20 tiếng bị giam giữ, ông Lý được tại ngoại vì bị cao huyết áp. Bà Bùi bị chuyển đến trại tạm giam Thành phố Tần Hoàng Đảo.

Ông Lý bị kết án bảy năm rưỡi tù giam và bị phạt 20.000 Nhân dân tệ ( khoảng 3.139 USD). Ngày 31 tháng 5 năm 2019, Tòa án Quận Xương Lê kết án bà Bùi Ngọc Hiền bốn năm rưỡi tù.

Các bài viết liên quan:

Vài suy nghĩ về Ngày Người Cao tuổi ở Trung Quốc

Cảnh sát đối xử hung bạo với một cặp vợ chồng lớn tuổi ở tỉnh Hà Bắc

Vụ án 4: Bà Ôn Ngọc Lan bị tước quyền đại diện hợp pháp

Ngày 16 tháng 8 năm 2018, bà Ôn Ngọc Lan bị Tòa án Quận Xương Lê xét xử. Phiên tòa của bà chỉ kéo dài 40 phút. Thẩm phán không cho phép gia đình bà thuê luật sư để biện hộ cho bà, còn dọa sẽ phạt nặng nếu họ thuê luật sư. Gia đình bà cũng không được phép tham dự phiên tòa. Ngày 6 tháng 9 năm 2018, thẩm phán tuyên bố bà Ôn bị kết án ba năm rưỡi tù.

Cùng ngày, một học viên khác là bà Trương Tố Lan cũng bị xét xử. Bà bị kết án ba năm tù.

Bài viết liên quan:

Một tòa án cấp huyện tại Hà Bắc kết án học viên Pháp Luân Công thứ năm trong năm nay

Vụ án 5: Ông Tả Hồng Đào và bốn học viên khác bị kết án nặng

Ngày 11 và 12 tháng 11 năm 2018, năm cư dân thành phố Tần Hoàng Đảo, bao gồm ông Tả Hồng Đào và vợ ông là bà Thôi Cầu Vinh, ông Lưu Trường Phú, ông Ngô Văn Chương, và bà Lý Quốc Ái, bị Tòa án Quận Xương Lê xét xử. Sau đó, ông Tả bị kết án 13 năm, ông Ngô 11 năm, bà Lý 10 năm và ông Lưu 8 năm. Bà Thôi, không tu luyện Pháp Luân Công, cũng bị kết án 19 tháng.

Các bài viết liên quan:

Tần Hoàng Đảo, Hà Bắc: Bốn học viên Pháp Luân Công kháng cáo các bản án sai vì đức tin của họ

Tần Hoàng Đảo: Bốn học viên Pháp Luân Công bị kết án tù dài hạn, một người nhà không tu luyện cũng bị kết án

Vụ án 6: Những vụ án năm 2019

Ngày 27 tháng 4 năm 2018, ông Cao Hưng Thái, 66 tuổi, bà Lý Quế Bân, 76 tuổi và bà Thượng Hiểu Quân (đã chết vì bị bức hại) đang cùng học các bài giảng của Pháp Luân Công thì bị cảnh sát xông vào bắt giữ. Do ông Cao và bà Lý bị huyết áp cao, nên trại tạm giam từ chối tiếp nhận, và họ được tại ngoại.

Ngày 21 tháng 3 năm 2019, cảnh sát lại bắt ông Cao và đưa ông đến nhà bà Lý, và thẩm phán đã tiến hành xét xử cả hai người tại đây. Lúc đó, bà Lý nằm liệt giường và không nói được. Tuy nhiên, ngày 16 tháng 7, thẩm phán vẫn kết án bà bốn năm tù và phạt 10.000 Nhân dân tệ, ông Cao là bảy năm tù và phạt 20.000 Nhân dân tệ.

Ngày 3 tháng 11 năm 2018, bà Bành Tú Lệ bị bắt vì giảng chân tướng về Pháp Luân Công. Ngày 17 tháng 7 năm 2019, bà bị Tòa án Quận Xương Lê xét xử, và bị kết án bốn năm tù.

Ngày 6 tháng 8 năm 2018, bà Khang Hồng Anh, gần 70 tuổi, bị bắt vì phát tài liệu Pháp Luân Công. Ngày 17 tháng 1 năm 2019, bà bị Tòa án Quận Xương Lê xét xử, sau đó bị kết án bảy tháng tù và bị phạt 3.000 Nhân dân tệ.

Các bài viết liên quan:

Người cao tuổi cùng nhau đọc sách Pháp Luân Công lại bị ĐCSTQ xem là tội phạm

Bà Bành Tú Lệ bị giam giữ và đang ở trong tình trạng nguy hiểm, cha bà qua đời do bị áp lực

Một phụ nữ Hà Bắc bị xét xử phi pháp vì đức tin của mình, thẩm phán thường xuyên ngắt lời luật sư biện hộ

Vụ án 7: Những vụ án năm 2018

Ngày 9 tháng 12 năm 2017, bà Dương Phượng Anh và bà Trương Anh bị bắt vì giảng chân tướng Pháp Luân Công tại chợ nông sản. Ngày 16 tháng 1 năm 2018, lệnh bắt giữ họ được phê chuẩn. Sau đó, bà Dương bị kết án ba năm và bà Trương là ba năm rưỡi.

Ngày 27 tháng 4 năm 2017, bà Bàng Hiểu Hồng bị bắt. Ngày 19 tháng 3 năm 2018, khi bà ra hầu tòa, thẩm phán không cho luật sư của bà biện hộ vô tội cho bà. Bà Bàng từ chối luật sư do tòa chỉ định, vốn được chỉ thị để khiến bà nhận tội. Thẩm phán cũng làm gián đoạn khi bà tự biện hộ. Ngày 7 tháng 5, bà bị kết án bốn năm tù.

Ngày 27 tháng 4 năm 2017, bà Dương Kim Mai bị bắt khi giảng chân tướng về Pháp Luân Công cho mọi người. Bà bị xét xử mà không có đại diện pháp lý, và bị kết án năm năm tù.

Bài viết liên quan:

56 học viên Pháp Luân Công vẫn bị giam ở Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/8/454639.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/24/206971.html

Đăng ngày 07-04-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share