Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-12-2022] Vào Ngày Nhân quyền Quốc tế (ngày 10 tháng 12 năm 2022), học viên Pháp Luân Công ở 38 quốc gia đã đệ trình lên chính phủ nước sở tại một danh sách mới gồm các thủ phạm bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, kêu gọi họ buộc những cá nhân này phải chịu trách nhiệm về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Các học viên đã yêu cầu chính phủ của họ cấm thủ phạm và gia đình của họ nhập cảnh cũng như đóng băng tài sản ở nước ngoài của họ.

38 quốc gia này bao gồm: Liên minh Ngũ Nhãn, cụ thể là Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada, Úc và New Zealand; 22 quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu; 11 quốc gia khác ở Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Trong số những thủ phạm được liệt kê có Cao Dĩ Thầm, nguyên Phó Giám đốc Phòng 610 Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Thông tin thủ phạm:

Tên đầy đủ của thủ phạm: Cao (họ) Dĩ Thầm (tên) (高以忱)
Giới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Năm sinh: Tháng 3 năm 1950
Nơi sinh: Tỉnh Hắc Long Giang

2022-12-21-201135-0.jpg

Chức danh/Chức vụ

Trước năm 2005: Nguyên Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia (Bộ Quốc An)

Năm 2005: Phó Chủ nhiệm Thường trực Phòng 610 của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)

Cuối năm 2005 – Tháng 10 năm 2016: Phó Bí thư trưởng của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, chủ nhiệm văn phòng của Nhóm Lãnh đạo Công tác Ổn định Trung ương. Cao cũng là Phó Chủ nhiệm Phòng 610 Trung ương kiêm cố vấn cao cấp của “Hiệp hội Quan ái Trung Quốc” (hiệp hội phản tà giáo, một nhóm do ĐCSTQ thành lập dưới danh nghĩa các tổ chức phi chính phủ để bức hại Pháp Luân Công).

Tội ác chủ yếu

Ngày 10 tháng 6 năm 1999, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một cơ quan ngoài vòng pháp luật được giao nhiệm vụ chuyên trách bức hại Pháp Luân Công. Tên chính thức của nó là “Nhóm Lãnh đạo của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ về Xử lý vấn đề Pháp Luân Công.”

Ngoài Phòng 610, Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL) cũng là một cơ quan ngoài tư pháp được thành lập để giám sát các hoạt động thường nhật của cuộc bức hại trên toàn quốc.

Kể từ khi Cao trở thành phó giám đốc Phòng 610 và phó bí thư trưởng của Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào năm 2005, ông ta đã theo sát cuộc đàn áp và tham gia phát biểu trong các sự kiện cộng đồng nhằm vu khống Pháp Luân Công.

Từ ngày 22 đến ngày 26 tháng 11 năm 2007, Hội nghị Thường niên của Hiệp hội Phản tà giáo Trung Quốc được tổ chức bởi Hiệp hội Phản tà giáo tỉnh Chiết Giang tại thành phố Hàng Châu (tỉnh Chiết Giang). Cao đã tham dự hội nghị với tư cách là phó giám đốc của Phòng 610 Trung ương và có bài phát biểu về các mục tiêu trước mắt trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông ta cũng tham dự cái gọi là dạ hội văn nghệ “Phản tà giáo, thúc đẩy hòa hợp” do Phòng 610 Tỉnh ủy Chiết Giang tổ chức.

Ngày 6 tháng 12 năm 2010, “Hội nghiên cứu thảo luận về xu hướng phát triển của các tôn giáo mới nổi” do Viện Tôn giáo Thế giới thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc tổ chức tại Bắc Kinh. Cao tham dự hội thảo với tư cách là cố vấn cao cấp của Hiệp hội Quan ái (Hiệp hội Chăm sóc) Trung Quốc.

Từ ngày 13 đến ngày 14 tháng 11 năm 2010, lễ mít-tinh kỷ niệm 10 năm thành lập Hiệp hội Chống tà giáo Trung Quốc (Hiệp hội Quan ái Trung Quốc) được tổ chức tại Khách sạn Hữu nghị Bắc Kinh. Cao đã tham dự hội nghị và có bài phát biểu với tư cách là phó giám đốc Phòng 610 Trung ương.

Ngày 5 tháng 9 năm 2011, Cao với tư cách là phó giám đốc Phòng 610 Trung ương, đã đến thị sát Học viện Ngoại ngữ tỉnh Hà Bắc. Tháp tùng ông ta có Trạch Hải Hồn, phó giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Hà Bắc, Lý Kiếm Phương, phó bí thư UBND tỉnh Hà Bắc, và Chu Hiện Quân, phó giám đốc Phòng 610 tỉnh Hà Bắc.

Cuộc bức hại trong nhiệm kỳ của Cao từ năm 2005 đến 2015

Pháp Luân Công bị bức hại nghiêm trọng nhất trong thời gian Cao giữ chức phó giám đốc Phòng 610 Trung ương. Bắt đầu từ tháng 8 năm 2005, Phòng 610 phát động một làn sóng bức hại mới, bao gồm bắt giữ hàng loạt và tra tấn tàn nhẫn các học viên. Trong nhiệm kỳ của Cao từ năm 2005 đến năm 2015, đã ghi nhận ít nhất 1.272 học viên tử vong do bị bức hại, chỉ riêng trong năm 2005 đã có 392 học viên bức hại đến chết.

Bà Lưu Chí Phương bị bắt vào tháng 7 năm 2005 và bị giam trong Trường Đào tạo Pháp luật Lan Châu (thực chất là trung tâm tẩy não trá hình). Vì không từ bỏ đức tin của mình, bà đã bị biệt giam và còng tay ra sau lưng suốt thời gian dài, và cuối cùng bị tra tấn đến chết vào khoảng cuối tháng 7 năm đó. Các nhân viên của trường tuyên đều nhất loạt tuyên bố rằng bà đã tự sát và phong tỏa tin tức về cái chết của bà một cách nghiêm ngặt.

Năm 2006, cái chết của 216 học viên Pháp Luân Công đã được ghi nhận ở 26 tỉnh và thành phố. Anh Doãn An Bang, 38 tuổi, bị tra tấn đến chết ở trong Nhà tù Thái Lai, tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 15 tháng 8 năm 2006. Theo lời gia đình, khi khám nghiệm tử thi, lưng anh có vết bầm tím và ngón chân bị mưng mủ.

Năm 2007, một năm trước Thế vận hội Olympic Bắc Kinh, Phòng 610 đã tăng cường bắt giữ các học viên với lý do duy trì trật tự xã hội để chuẩn bị cho Thế vận hội.

Theo tin tức đăng tải trên Minghui.org vào ngày 26 tháng 12 năm 2007, lính canh từ Trại tạm giam thành phố Cát Lâm và Cơ sở huấn luyện Cảnh Khuyển, tỉnh Cát Lâm đã dùng dùi cui sốc điện, đánh đập, bức thực, cũng như chụp các túi nhựa chứa đầy bột ớt lên đầu các học viên (hòng làm họ ngạt thở).

Bà Mục Bình bị bức thực bằng dầu mù tạt, khiến cổ họng bà bị tổn thương nghiêm trọng. Sau đó, bác sỹ của trại tạm giam đã phẫu thuật cho bà mà không sử dụng bất kỳ loại thuốc gây mê nào. Một cánh tay của bà đã tàn tật do bị tra tấn. Các ngón tay và ngón chân của bà còn bị đâm bằng que tre nhọn, còn mặt, tay và chân của bà thì bị sốc điện bằng dùi cui điện.

Ngày 19 tháng 2 năm 2008, UBCTPL và Phòng 610 đã bí mật ban hành một tài liệu có tiêu đề “Hướng dẫn về việc Duy trì Hiệu quả Ổn định Xã hội và Đảm bảo An toàn cho Thế vận hội Bắc Kinh.” Văn bản này một lần nữa đề cập đến lệnh bức hại các học viên Pháp Luân Công, dẫn đến hàng loạt các vụ bắt giữ quy mô lớn và án tù.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, từ cuối năm 2007 đến ngày 11 tháng 3 năm 2008, ít nhất 1.878 học viên đã bị bắt ở 29 tỉnh và thành phố, trong đó có hơn 190 học viên bị bắt ở Bắc Kinh từ tháng 12 năm 2007 đến giữa tháng 3 năm 2008.

Năm 2010, Minh Huệ đã công bố hơn 1.680 trường hợp bị tra tấn trong các trại lao động cưỡng bức và nhà tù. Các tỉnh Hắc Long Giang, Sơn Đông, Cát Lâm và Hà Bắc là những địa phương ghi nhận cuộc bức hại nghiêm trọng nhất. Ít nhất 78 học viên đã bị tra tấn đến chết khi bị giam giữ trong năm 2010.

Bà Lưu Thuật Linh, 54 tuổi, bị tra tấn đến chết vào ngày 3 tháng 7 năm 2010 ở trong Trại Lao động và Cai nghiện thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang. Theo lời một nhân chứng, bà Lưu bị trói vào một chiếc ghế sắt và bị sốc điện đến chết. Có nhiều vết bỏng nặng ở tai trái và cổ của bà.

Trong năm 2011, Phòng 610 Trung ương đã ra lệnh cho các Phòng 610 địa phương và cảnh sát các cấp bắt giữ các học viên trước Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. Từ giữa tháng 6 đến ngày 10 tháng 7, 404 học viên đã bị bắt tại thành phố Phàn Chi Hoa, huyện Mật Nghĩa, thành phố Đại Châu, thành phố Đức Dương và thành phố Quảng Hán của tỉnh Tứ Xuyên. Đã xác nhận được rằng Phòng 610 và UBCTPL tỉnh Tứ Xuyên đã ra lệnh thực hiện các vụ bắt giữ.

Theo Minh Huệ, năm 2011 có 76 học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết. Vào khoảng 1 giờ sáng ngày 8 tháng 3 năm 2011, ông Lưu Truyền Giang đã bị tra tấn đến chết ở trong Bệnh viện Nhà tù Giai Mộc Tư. Trước khi ông qua đời, lính canh đã sốc điện ông bằng bốn chiếc dùi cui điện, đập vào hông và làm gãy tay ông. Gia đình ông buộc phải ký tên vào thỏa thuận hỏa táng thi thể ông vào ngày 10 tháng 3.

Các sào huyệt của ĐCSTQ, chẳng hạn như các trung tâm tẩy não, thường được ngụy trang thành “Trường Giáo dục Pháp luật”. Vào năm 2012, Phòng 610 Trung ương và UBCTPL đã rót hơn 2 tỷ nhân dân tệ cho các Phòng 610 địa phương để bức hại Pháp Luân Công.

Bà Tưởng Mỹ Lan, 65 tuổi, bị bắt tại nhà vào ngày 7 tháng 9 năm 2012 và bị đưa đến Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Pháp luật Lao Đao Hà ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Cuối tháng đó, bà rơi vào tình trạng nguy kịch, toàn thân đầy rẫy vết bầm tím vì bị đánh đập. Miệng và các cơ quan nội tạng của bà bị tổn thương, và chảy máu âm đạo một cách bất thường. Bà qua đời vào ngày 2 tháng 10, chỉ 1 ngày sau khi được trả tự do.

Trong năm 2012, có ít nhất 154 học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết.

Trong năm 2013, mặc dù hệ thống trại lao động cưỡng bức khét tiếng đã bị giải thể, nhưng Phòng 610 đã chuyển sang các trung tâm tẩy não để bức hại các học viên. Trong năm 2013, 27 tỉnh và thành phố đã tổ chức 157 phiên tẩy não và ít nhất 737 học viên đã bị giam giữ.

Cũng trong năm 2013, có tổng cộng 108 trường hợp tử vong đã được báo cáo, bao gồm 74 trường hợp trong năm 2013 và 34 trường hợp tử vong vào các năm trước 2013. Ít nhất 4.942 học viên đã bị bắt giữ, 796 học viên bị kết án và 16 người bị kết án lao động trước khi các trại lao động bị giải thể.

Tối ngày 29 tháng 03 năm 2013, chính quyền thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đã phái một số lượng lớn cảnh sát và bắt giữ ít nhất 61 học viên. Nhà của họ bị lục soát, và 14 người bị kết án tù với thời hạn từ 3 đến 13 năm.

Trong năm 2014, đã ghi nhận 6.415 vụ bắt giữ, trong đó có nhiều vụ theo nhóm. Ngày 18 tháng 7 năm 2014, 29 học viên đã bị bắt tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm. Vào ngày 2 tháng 9, hơn 30 học viên và người nhà của họ đã bị bắt tại thành phố Thông Hóa, tỉnh Cát Lâm. Vụ bắt giữ lớn nhất với hơn 100 học viên diễn ra vào ngày 17 tháng 9, tại thành phố Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô.

Trong số các học viên bị bắt, 969 người trong số đó đã bị giam giữ tại 158 trung tâm tẩy não ở 27 tỉnh và thành phố.

Ngày 9 tháng 6 năm 2014, Phòng 610 Nội Mông Cổ đã ban hành một “văn kiện cơ mật” yêu cầu chính quyền địa phương các cấp “thu thập danh tính của các học viên Pháp Luân Công ở Nội Mông Cổ.” Thông báo yêu cầu các ủy ban địa phương, khu dân cư và thị trấn nộp danh sách các học viên trước ngày 10 tháng 7 năm 2014 và chính quyền các thành phố lân cận trước ngày 15 tháng 7 năm 2014, chỉ vài ngày trước ngày 20 tháng 7, một trong những ngày mà ĐCSTQ cho là “nhạy cảm”.

Phòng 610 nhấn mạnh việc sử dụng các hệ thống thông tin của cảnh sát để đạt được “độ chính xác” trong “cuộc chiến chống lại Pháp Luân Công.” Thông báo cũng nhấn mạnh “kiểm soát chặt chẽ tính bảo mật và ngăn chặn rò rỉ thông tin,” cũng như “ngăn chặn tạo ra những tác động tiêu cực cho xã hội.” Tài liệu chỉ ra rằng chiến dịch này là một hành động toàn quốc và mệnh lệnh đến từ Phòng 610 Trung ương và Bộ Công an.

Ngoài các trường hợp bị bắt giữ, 983 học viên khác đã bị kết án vào năm 2014, tăng 23,5% so với 796 vào năm 2013. Ít nhất 65 học viên đã nhận án tù từ 7 năm trở lên, và mức án tối đa là 12 năm.

Năm 2014, 91 học viên đã bị tra tấn đến chết. Anh Vương Hải Kim, ở tỉnh Hà Bắc, bị bắt vào ngày 22 tháng 4 năm 2014, và nhà của anh bị lục soát. Anh ấy bị chuyển đến trại tạm giam thành phố Phủ Ninh trong cùng ngày. Trong 3 tháng bị giam giữ, anh bị đánh đập tàn bạo, bức thực và tấn công tình dục. Cơ thể anh run rẩy khi anh cố gắng đi lại, và thần trí anh mê man không tỉnh táo. Tầm nhìn của anh ấy giảm sút, và thân thể vô cùng yếu ớt. Anh qua đời vào ngày 9 tháng 10 năm 2014, khi mới 46 tuổi, để lại người vợ và hai con nhỏ.

Bà Trương Thục Hiền, 53 tuổi, bị cảnh sát bắt tại thành phố Đồ Môn, tỉnh Cát Lâm vào ngày 7 tháng 8 năm 2014. Bà bị tra tấn đến chết trong vòng 24 giờ. Người nhà thấy thi thể bà chi chít sẹo từ ngực xuống tới đùi; da ở chân của bà ấy rách nát. Vết bỏng gây ra dùi cui điện được tìm thấy xung quanh bộ phận sinh dục của bà. Lưng bà có vết máu do những cú đạp mạnh gây ra.

Cô Thôi Chiêm Vân đã bị cảnh sát bắt giữ tại thành phố Du Thụ, tỉnh Cát Lâm vào ngày 9 tháng 9 năm 2014. Cô bị đưa đến Trung tâm tẩy não thành phố Du Thụ vào ngày 12 tháng 9. Sau khi bị ép uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc, cô bắt đầu bị đau ở tay, cổ và lưng. Cô không thể ăn gì được và qua đời hai tháng sau đó vào ngày 3 tháng 11.

Theo dữ liệu do Minh Huệ thu thập, có ít nhất 19.095 trường hợp các học viên bị sách nhiễu, bắt giữ hoặc giam giữ đã được báo cáo vào năm 2015. Tổng cộng có 878 học viên đã bị kết án vào năm 2015, trong đó học viên trẻ nhất là cô Biện Hiểu Huy, 23 tuổi đến từ tỉnh Hà Bắc. Các học viên lớn tuổi nhất bị kết án bao gồm bà Liệu An An từ tỉnh Cam Túc và ông Vương Gia Quốc từ tỉnh Liêu Ninh, cả hai đều đã ngoài 80 tuổi.

Ngày 11 tháng 7 năm 2015, cảnh sát thành phố Cáp Nhĩ Tân đã phối hợp bắt giữ hơn 80 học viên. Bốn học viên sau đó đã bị kết án.

Trong năm 2015, 95 học viên đã bị bức hại đến chết. Ít nhất 8 người trong số họ đã bị tra tấn đến chết ở trong tù.

Ông Đổng Hán Kiệt là một kỹ sư cao cấp đã bị Tòa án thành phố Trác Châu, tỉnh Hà Bắc kết án 5 năm tù vào ngày 11 tháng 2 năm 2015. Khoảng ngày 16 tháng 8, các thành viên trong gia đình ông đã đến trại giam để thăm ông. Sau đó, ông bị chuyển đến Nhà tù Ký Đông. Trong vòng chưa đầy 2 ttháng, vào ngày 10 tháng 10 năm 2015, ông Đổng Hán Kiệt đã bị bức hại đến chết tại nhà tù này. Khi đó ông đã 62 tuổi.

Do cuộc đàn áp bí mật của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công và sự kiểm duyệt thông tin, những trường hợp đã được xác nhận chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/23/453420.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/12/206138.html

Đăng ngày 17-02-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share