Bài viết từ một phóng viên Minh Huệ bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-12-2022] Vào khoảng Ngày Nhân quyền Quốc tế 10 tháng 12 năm 2022, các học viên Pháp Luân Công ở 38 quốc gia đã đệ trình lên chính phủ nước sở tại một danh sách thủ phạm mới để kêu gọi trừng phạt những cá nhân này vì tội ác của họ trong việc bức hại Pháp Luân Công, trong đó có hình thức cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản ở nước ngoài. Các quốc gia này bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc, New Zealand, 22 quốc gia trong Liên minh Châu Âu và 11 quốc gia khác tại Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Trong danh sách thủ phạm có Chu Hiện Quân, cựu Phó giám đốc Phòng 610 tỉnh Hà Bắc.

* * *

Thông tin thủ phạm

Họ tên: Chu Hiện Quân (朱现军)
Giới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày tháng năm sinh: Tháng 2 năm 1966
Nơi sinh: Xã Lưu Doanh, huyện Vĩnh Niên, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

2022-12-29-eren-zhu-xianjun.jpg

Chu Hiện Quân

Chức danh hoặc/và chức vụ

Năm 1990: Ủy viên của Huyện Đoàn Huyện Vĩnh Niên, thành phố Hàm Đan

Trước năm 2002: Ủy viên của Đoàn Thanh niên của Thị ủy Hàm Đan

Tháng 12 năm 2007: Phó Giám đốc Phòng Nghiên cứu Chính quyền Tỉnh Hà Bắc

Tháng 6 năm 2009 – Tháng 4 năm 2019: Phó Giám đốc Phòng 610 Tỉnh Hà Bắc, Phó Chủ tịch Thường trực của Hiệp hội Phản tà giáo Tỉnh Hà Bắc

Tháng 5 năm 2019 – Đến nay: Phó cục trưởng và hiện là cục trưởng của Cục Quản lý Sự vụ tỉnh ủy tỉnh Hà Bắc

Tội ác chủ yếu

Kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, các quan chức của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL), Phòng 610 và hệ thống công an ở tỉnh Hà Bắc đã thực thi sát sao chính sách bức hại, đưa Hà Bắc trở thành một trong những địa phương có bức hại xảy ra tàn khốc nhất. Trong tổng số 4.904 trường hợp tử vong tính đến ngày 12 tháng 1 năm 2023, Hà Bắc đứng thứ 3 với 551 (11,2%) trường hợp tử vong.

Trong khoảng thời gian 10 năm (từ tháng 6 năm 2009 đến tháng 4 năm 2019) Chu Hiện Quân giữ chức phó giám đốc Phòng 610 Tỉnh Hà Bắc, dưới sự chỉ huy và thao túng của Trương Việt, khi đó là Bí thư UBCTPL tỉnh Hà Bắc, Chu không ngần ngại dốc hết sức lực để thực hiện chính sách tuyệt diệt học viên ở tỉnh Hà Bắc và khiến ông ta trở thành một trong những thủ phạm chính trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở tỉnh Hà Bắc.

Vu khống Pháp Luân Công trong các hoạt động khác nhau

Trong nhiệm kỳ của mình với tư cách là phó giám đốc Phòng 610 Tỉnh Hà Bắc và phó chủ tịch thường trực của Hiệp hội Phản tà giáo Tỉnh Hà Bắc, Chu đã tham dự nhiều hoạt động và có những bài phát biểu vu khống và công kích Pháp Luân Công, kích động người dân thù hận pháp môn này.

Sáng ngày 17 tháng 12 năm 2009, Chu đã tham dự “Cuộc họp khai mạc của Hiệp hội Phản tà giáo của Trường THCS Hành Thủy và Hội nghị lần thứ nhất của Hội đồng Khóa 1” diễn ra tại Bảo tàng Cầu Chân và có bài phát biểu.

Ngày 21 tháng 10 năm 2014, trong cuộc họp “Tháng Tuyên truyền phản tà giáo” được tổ chức tại Đại học Đường sắt Thạch Gia Trang, Chu đã đưa ra một báo cáo vu khống Pháp Luân Công.

Chiều ngày 19 tháng 6 năm 2015, một sự kiện có tên “Tin vào khoa học, phản đối tà giáo” đã được tổ chức tại Đại học Y Hà Bắc bởi ĐTNCS, Phòng 610 và Hiệp hội Phản tà giáo của tỉnh Hà Bắc. Chu đã tham dự lễ khai mạc và báo cáo về việc thanh niên tham gia vào các hoạt động chống tà giáo. Hơn 400 người từ Hiệp hội Phản tà giáo tỉnh Hà Bắc, Thành đoàn Thạch Gia Trang, Đại học Y Hà Bắc và Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Bắc đã tham gia hoạt động tuyên truyền này.

Vào ngày 25 tháng 10 năm 2018, một buổi tọa đàm tuyên truyền về chủ đề “phản tà giáo” đã diễn ra tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Bưu chính Viễn thông Thạch Gia Trang. Chu đã thuyết trình về “Tình hình đấu tranh phản tà giáo” cho hơn 2.000 sinh viên năm thứ nhất.

Chỉ đạo các cuộc bức hại quy mô lớn nhắm vào học viên Pháp Luân Công

Sự bức hại trong năm 2012

Ngày 25 tháng 2 năm 2012, hơn 100 học viên Pháp Luân Công từ các khu vực Thạch Gia Trang, Đường Sơn, Bảo Định, Thương Châu, Bạc Đầu, Tuyên Hóa và những địa khu khác ở tỉnh Hà Bắc đồng loạt bị bắt giữ. Được biết, các vụ bắt giữ hàng loạt được thực hiện theo chỉ thị của Phòng 610 cấp tỉnh trước thềm “Đại hội toàn quốc lần thứ 18” của ĐCSTQ. Cảnh sát thuộc tất cả các cấp ở tỉnh Hà Bắc đều vào cuộc.

Tháng 6 năm 2012, hơn 700 cư dân địa phương đã ký tên vào một bản thỉnh nguyện, yêu cầu trả tự do cho học viên ông Lý Lan Khuê ở huyện Chính Định, thành phố Thạch Gia Trang. Sự kiện đã thu hút sự chú ý từ các phương tiện truyền thông quốc tế và Quốc hội Hoa Kỳ.

Các đặc vụ từ Phòng 610 của tỉnh, các cơ quan công an và Đội An ninh Nội địa ở Chính Định bắt đầu tăng cường sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công địa phương. Tổng cộng có 16 học viên và người nhà của họ vô cớ bị bắt giữ. Cảnh sát trùm mũ đen lên đầu họ và đưa họ đến một địa điểm giam giữ bí mật nằm trong Trung tâm Huấn luyện Cảnh sát Hình sự Công an Thành phố Thạch Gia Trang.

Các học viên bị còng tay vào ghế sắt trong thời gian dài, bị đánh đập và sốc điện bằng dùi cui điện. Bà Cao Tố Trinh và ông Giả Chí Giang sau đó đã bị kết án tù. Bà Bạch Thục Cầm, bà Vương Nguyệt Hoà và ông Dương Vinh Hà đã bị đưa vào trại lao động cưỡng bức. Chồng của bà Bạch Thục Cầm, ông Lưu Thụ Lâm, cùng một số thành viên trong gia đình buộc phải rời xa nhà để trốn khỏi bàn tay cảnh sát. Ít nhất 4 nữ học viên đã bị cảnh sát cưỡng hiếp. Bà Cao Tố Trinh đã lâm bệnh nặng do bị tra tấn trong tù và qua đời vào ngày 5 tháng 3 năm 2018, sau 1 năm được trả tự do.

Sự bức hại trong năm 2013

Sáng sớm ngày 15 tháng 11 năm 2013, cảnh sát ở thành phố Thạch Gia Trang đã bắt giữ hơn 20 học viên và lục soát nhà của họ sau nhiều tháng theo dõi. Trong những tuần kế tiếp, hơn 40 học viên đã bị bắt và bị sách nhiễu. Bảy người trong số họ, trong đó có ông Dương Hội Châu và ông Trương Anh Đồng, đã bị kết án một cách phi pháp.

Sự bức hại trong năm 2014

Ngày 13 tháng 3 năm 2014, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Công an Đường Sơn, 13 học viên đã bị bức hại. Trong đó 9 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ, 2 người trong số họ bị giam giữ và 7 người bị xét xử hoặc kết án tù. Trong vòng chưa đầy 6 tháng, một vụ bắt giữ theo nhóm khác đã diễn ra ở quận Phong Nam. Bảy học viên Pháp Luân Công đã bị bắt và nhà của họ bị lục soát vào ngày 6 tháng 8.

Ngày 17 tháng 8 năm 2014, 42 học viên đã bị bắt ở thành phố Thương Châu trong một cuộc gặp mặt riêng tư, trong đó có bà Lý Lệ, bà Khương Lan Anh, bà Đường Kiến Anh, ông Từ Khải và bà Tào Diên Hương. Cảnh sát đã lục soát nhà của một số học viên. Sau đó, 10 học viên đã bị kết án tù và phạt tiền.

Sự bức hại trong năm 2015

Theo Minh Huệ thu thập, 32.826 học viên Pháp Luân Công từ tỉnh Hà Bắc đã đệ đơn tố cáo hình sự cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân trong năm 2015 bởi vai trò chủ đạo của ông ta trong việc phát động cuộc đàn áp. Tính đến cuối năm 2015, ít nhất 1.251 học viên đã bị bắt giữ hoặc sách nhiễu, trong đó ít nhất 16 học viên trên 70 tuổi. Ba học viên gồm ông Viên Thụ Thần, ông Hứa Tăng Lượng và bà Diêm Quốc Diễm, đã chết vì bị bức hại.

Sự bức hại trong năm 2016

Từ ngày 31 tháng 3 đến ngày 2 tháng 4 năm 2016, viện lý do đảm bảo an ninh trong “Hội chợ Thế giới”, Phòng 610 Đường Sơn và các cơ quan công an đã điều động hơn 100 cảnh sát triển khai bắt giữ các học viên Pháp Luân Công có tên trong danh sách đen. Chỉ tính riêng trong ngày 31 tháng 3 đã có 21 học viên bị bắt giữ và nhà của họ bị lục soát. Ông Lại Chí Cường và ông Lý Hiếu Tiên lần lượt bị xét xử và kết án 5 năm và 7 năm tù.

Một số trường hợp bị bức hại

Năm 2018, các học viên ở 11 địa khu của tỉnh Hà Bắc đã bị bức hại với các mức độ khác nhau. Trong số đó, 326 người đã bị bắt, 180 người bị giam giữ, 68 người đã bị kết án tù, 58 người đã bị xét xử và 41 người đã bị bắt giữ chính thức. Ngoài ra, 1.075 người đã bị sách nhiễu và 41 người thiệt hại tổng cộng 382.700 Nhân dân tệ do bị bức hại tài chính. Hai học viên đã qua đời vì bị bức hại.

Bà Mã Quế Lan, 64 tuổi, bị bắt vào ngày 4 tháng 7 năm 2018 và bị đưa đến Trại tạm giam Thành phố Tần Hoàng Đảo 2 tuần sau đó. Ở trong trại tạm giam, bà bị tra tấn vì từ chối từ bỏ đức tin của mình. Bà đã tuyệt thực vào ngày 11 tháng 9 và 4 ngày sau, lính canh bắt đầu bức thực bà. Tiếng gào thét trong đau đớn của bà vang vọng khắp nhà tù. Đến ngày 17 tháng 9, bà Mã rơi vào hôn mê và được đưa đến Bệnh viện Công an Tần Hoàng Đảo để cấp cứu nhưng đã qua đời khoảng 1 tiếng sau đó. Theo những người trong cuộc kể lại, một số đặc vụ của chính quyền (không rõ danh tính) đã đến bệnh viện và mổ bụng bà Mã để lấy đi nội tạng của bà. Không rõ nội tạng nào đã bị mổ cướp và họ đã đem nội tạng của bà Mã đi đâu.

Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2017, ít nhất 306 học viên ở tỉnh Hà Bắc đã bị sách nhiễu, ít nhất 281 người bị bắt, 63 người bị xét xử tại tòa án, 43 người bị kết án và 4 người bị bức hại đến chết. Ít nhất 126 ngôi nhà đã bị lục soát và một lượng tiền mặt bị tịch thu.

Bà Đỗ Hạ Tiên đã bị bắt vào ngày 26 tháng 9 năm 2017 bởi các cảnh sát của Đội An ninh Nội địa huyện Hùng. Đến ngày 8 tháng 12, bà Đỗ, một người vốn đã vô cùng yếu ớt do bị bức hại, lại bị nhốt trong một chiếc lồng sắt và bị cưỡng chế ra hầu tòa. Không lâu sau khi phiên tòa bắt đầu, bà Đỗ bắt đầu nôn ra máu. Thẩm phán cho hoãn phiên tòa bị tạm hoãn và bà được đẩy ra ngoài trong chiếc lồng sắt.

Vài phút sau, bà Đỗ được đưa trở lại phòng xét xử và phiên tòa tiếp tục. Tuy nhiên khoảng 10 phút sau, bà Dư lại ngất xỉu. Thẩm phán tiếp tục phải cho hoãn vụ án. Đến ngày 12 tháng 1 năm 2018, Tòa án Huyện Hùng đã tổ chức một phiên tòa khác để xét xử vụ án của bà và kết án bà 7 năm tù vào ngày 15 tháng 6.

Trong năm 2016, ít nhất 1.226 học viên ở tỉnh Hà Bắc đã bị sách nhiễu và bắt giữ. Trong số đó, 187 người bị lục soát nhà và ít nhất 120 người bị truy tố; 8 người đã chết vì cuộc bức hại.

Trong năm 2015, ít nhất 1.685 học viên ở tỉnh Hà Bắc đã bị sách nhiễu và bắt giữ, 56 người khác bị kết án.

Ông Lý Khải bị bắt vào ngày 29 tháng 7 năm 2015 và bị kết án bí mật 3,5 năm tù vào ngày 21 tháng 9. Chính quyền đã tống ông vào Nhà tù Ký Đông vào đầu tháng 12 năm 2015 mà không thông báo cho gia đình ông. Chỉ đến ngày 14 tháng 1 năm 2016, khi ông bị đột quỵ (xuất huyết não) ở trong tù, gia đình ông mới nhận được thông báo đến để đón ông về nhà. Ông qua đời 2 tuần sau đó vào ngày 29 tháng 1 năm 2016.

Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2014, tổng cộng 360 học viên đã bị bắt giữ và sách nhiễu ở tỉnh Hà Bắc, trong đó có 152 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ theo nhóm. Trong một vụ bắt giữ theo nhóm vào sáng sớm ngày 30 tháng 5 năm 2014, ít nhất 18 người ở huyện Hiệp Cảnh, huyện Cố Thành và huyện Tảo Cường đã trở thành mục tiêu bị bức hại, trong đó có ba trẻ sơ sinh và một cụ già ngoài 70 tuổi. Cảnh sát xông vào nhà của các học viên và đánh đập bất cứ ai mà họ nhìn thấy, đồng thời xe cứu thương cũng được cảnh sát điều đến đỗ sẵn bên ngoài.

Bà Trần Lăng Mai và chồng bà, ông Tào Triệu Hội, đều là học viên Pháp Luân Công, đã bị bắt vào tháng 8 năm 2014 và cả hai bị Tòa án Huyện Cố An kết án 3 năm tù. Ông bà đã kháng cáo lên Tòa án Trung cấp Lang Phường nhưng cơ quan này đã ra phán quyết giữ nguyên bản án ban đầu của họ. Tại thời điểm được trả tự do vào ngày 22 tháng 8 năm 2017, Bà Trần đã bị mù và mất khả năng vận động và sau đó bà đã qua đời vào ngày 7 tháng 12.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/31/454025.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/16/206188.html

Đăng ngày 22-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share