Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Cát Lâm

[MINH HUỆ 05-01-2023] Vào Ngày Nhân quyền năm nay, 10 tháng 12, các học viên Pháp Luân Công ở 38 nước đã trình một danh sách mới các thủ phạm lên chính phủ của mình, hối thúc trừng phạt những cá nhân này vì họ đàn áp Pháp Luân Công, bao gồm việc cấm họ nhập cảnh và phong tỏa các tài sản ở nước ngoài của họ. Những nước này bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Anh Quốc, Australia, New Zealand, 22 nước thành viên Liên minh Châu Âu, và 11 nước khác ở Châu Á, Châu Âu, và Châu Mỹ. Trong số những thủ phạm được liệt kê là An Đồng Vũ và Ngụy Lệ Huệ, phụ trách Trại tù nữ tỉnh Cát Lâm.

Thông tin, chức danh và tiền sử của các thủ phạm:

Họ và tên thủ phạm: An Đồng Vũ (安彤宇)

Giới tính: Nam

Ngày sinh: Tháng 12 năm 1969

Từ năm 2017 đến nay: Giám đốc Trại tù nữ tỉnh Cát Lâm, trước kia là giám đốc Trại tù Cát Lâm

2523ef12790e354ed6374979e81c4bbf.jpg

An Đồng Vũ

Họ và tên thủ phạm: Ngụy Lệ Huệ (魏丽慧)

Giới tính: Nữ

Ngày sinh: Tháng 11 năm 1972

2014 đến nay: Phó giám đốc Trại tù nữ tỉnh Cát Lâm, phụ trách tẩy não; cựu lính canh tại khu 4 và trưởng bộ phận hành chính của trại tù

c8610ba13cde42943175d067083cbc0a.jpg

Ngụy Lệ Huệ

Những tội ác chính

Trại tù nữ tỉnh Cát Lâm, còn được gọi là Trại tù nữ Hắc Tử Tử và là trại tù nữ duy nhất ở tỉnh Cát Lâm, là một trong những trại tù khét tiếng nhất ở Trung Quốc trong việc đàn áp các học viên Pháp Luân Công và đã nhận được các khen thưởng từ các cơ quan chính quyền tỉnh Cát Lâm và Bộ Tư pháp.

Từ năm 2000, Trại tù nữ tỉnh Cát Lâm đã nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của Phòng 610 Trung ương và Phòng 610 tỉnh Cát Lâm, một cơ quan đứng ngoài vòng pháp luật được thành lập chỉ để đàn áp Pháp Luân Công. Để đạt được “tỷ lệ ‘chuyển hóa’ 100%”, trại tù đã tẩy não và dùng nhiều thủ đoạn tra tấn tàn nhẫn để nhắm vào các học viên.

Một trong những cách tra tấn là treo các học viên ở chỗ hai bàn tay và hai bàn chân họ lên 4 góc giường trong khoảng thời gian dài, đặc biệt là trong những thời kỳ kinh nguyệt của họ (xem miêu tả dưới đây). Các lính canh còn đẩy đầu họ xuống trong khi đẩy hai cánh tay họ lên từ phía sau, gây ra đau đớn tột cùng. Các lính canh sau đó đổ nước lạnh lên người họ và sốc họ bằng dùi cui điện. Cách tra tấn này đã dẫn đến những cái chết, tàn tật và rối loạn tâm thần.

024f55f111baa51c2d686f2fa89e4e23.jpg

Miêu tả tra tấn: Kéo căng trên giường

Theo trang Minghui.org, kể từ năm 2000, Trại tù nữ tỉnh Cát Lâm đã bức hại bức hại hơn 600 học viên ở tỉnh Cát Lâm cũng như các tỉnh khác, và những học viên này phải thi hành án từ 6 tháng đến 19 năm. Nhiều người trong đó là các cụ bà, bao gồm cả những người ngoài 70 và 80 tuổi.

Là giám đốc và phó giám đốc trại tù này, An Đồng Vũ và Ngụy Lệ Huệ, đã tích cực tiến hành các chính sách đàn áp bao gồm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể” các học viên. Họ cũng thực hiện các chỉ thị của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), như “không quy tội cho lính canh nếu họ đánh các học viên đến chết”, “đánh chết họ sẽ được tính là họ tự tử”, “thiêu xác mà không cần điều tra”, “giết không ngoại lệ”. Nhiều lính canh và tù nhân đã được huy động tham gia vào việc bức hại với những lời hứa thăng chức, thưởng tiền hoặc giảm án cho họ.

Vào tháng 5 năm 2018, Trại tù nữ tỉnh Cát Lâm đã phát động “Chiến dịch 100 ngày” để “chuyển hóa” các học viên. Ban quản lý trại tù đã biệt giam các học viên và không cho gia đình họ vào thăm và gọi điện. Các học viên bị bắt phải ngồi trên những chiếc ghế đẩu có mặt ghế không phẳng từ 5 giờ sáng đến 9 giờ tối, bị bức thực và bị bẻ gẫy các ngón tay và bị véo mặt.

Dưới sự chỉ đạo của An Đồng Vũ và Ngụy Lệ Huệ, ít nhất đã có 7 học viên Pháp Luân Công bị chết do bị bức hại. Nhiều người khác đã bị tra tấn đến tàn tật, bị thương nghiêm trọng hoặc bị rối loạn tâm thần.

Bảy học viên sau đây đã bị chết do bị bức hại

– Bà Lưu Thục Diễm, thành phố Ngọc Thụ, tỉnh Cát Lâm, ngày 21 tháng 4 năm 2017 – Bà Trương Bình, Liêu Nguyên, tỉnh Cát Lâm, vào tháng 11 năm 2017 – Bà Hoắc Nhân Trí, huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm, ngày 14 tháng 11 năm 2017 – Bà Lưu Kiến Anh, thành phố Đức Huy, tỉnh Cát Lâm, ngày 30 tháng 12 năm 2019 – Bà Từ Tĩnh, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, vào tháng 5 năm 2019 – Bà Tiêu Vĩnh Phân, thành phố Đức Huy, tỉnh Cát Lâm, 31 tháng 1 năm 2020, trên đường từ trại tù đến bệnh viện – Bà Phó Quế Hoa, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, 25 tháng 7 năm 2021.

Một số trường hợp bức hại:

1. Bà Hoắc Nhân Trí đã bị chết chưa đầy 2 tháng sau khi được phóng thích sớm vì lý do y tế

Bà Hoắc Nhân Trí đã không thể nói mạch lạc và toàn thân đầy vết thâm tím khi bà được chở về nhà trong một xe cứu thương của trại tù. Bà đã hét lên vì hàng ngày phải chịu đau đớn và đã qua đời chưa đầy 2 tháng sau đó.

Cư dân ở huyện Nông An này đã bị bắt vào tháng 3 năm 2016 vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Bà đã bị kết án 3 năm tù và bị giam tại Trại tù nữ tỉnh Cát Lâm, nơi bà đã bị ngược đãi cả về thể xác lẫn tinh thần. Bà đã bị đánh đập tàn nhẫn đến mức khắp thân thể bà đều là những vết thương, răng của bà đều bị lung lay. Bà cũng bị huyết áp cao và sau đó bị chẩn đoán ung thư đại tràng.

Trại tù đã không thông báo cho gia đình bà Hoắc về chẩn đoán ung thư đại tràng này cho đến cuối tháng 4 năm 2017. Con trai bà Hoắc đã đến thăm bà ở trong tù một vài tuần sau đó và có người nói với con trai bà rằng anh ấy cần đại diện cho mẹ mình để nộp một đơn đề nghị yêu cầu trả tự do sớm cho bà vì lý do y tế. Một lính canh bảo anh rằng họ không muốn thấy mẹ anh chết ở trong tù.

Tuy nhiên, đơn đề nghị này có một điều kiện đi kèm: bà Hoắc phải ký bản tuyên bố hứa từ bỏ Pháp Luân Công. Khi bà từ chối ký, các lính canh đã túm tay bà và viết nguệch ngoạc tên bà vào tờ giấy.

Bà Hoắc được chở về nhà ngày 16 tháng 8 và đã chết ngày 14 tháng 11 ở tuổi 72.

2. Bà Lưu Kiến Anh bị từ chối phóng thích sớm bất chấp tình trạng nguy kịch của bà. Bà đã bị chết một tháng sau đó.

Bà Lưu Kiến Anh ở thành phố Đức Huy đã bị bắt ngày 15 tháng 7 năm 2018, vì bà nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công và bị Tòa án thành phố Đức Huy kết án 2 năm rưỡi tù và bị giam ở Trại tù nữ tỉnh Cát Lâm vào tháng 3 năm 2019.

Bà đã bị bức thực ở trong tù khi bà phản đối việc bức hại đó. Bà đã bị nôn không ngừng và cân nặng của bà liên tục giảm xuống. Bà trở nên yếu đến mức bà không thể đi bộ được đến phòng thăm nom để gặp gia đình mình. Trại tù đã cho gia đình bà được phép vào thăm bà ở trong xà-lim vào tháng 11 năm 2019, với điều kiện là họ phải cố gắng thuyết phục bà từ bỏ Pháp Luân Công. Gia đình bà nhận ra rằng bà đã bị mất 2 cái răng cửa. Một lính canh nói rằng đó là bởi vì bà không thể giữ thăng bằng và bị ngã.

Gia đình bà Lưu đã xin phóng thích sớm cho bà vì lý do y tế không lâu sau khi vào thăm bà. Ban quản lý trại tù đã từ chối ngay cả sau khi bà được thông báo về tình trạng nguy kịch.

Bà Lưu đã qua đời ở trong tù ngày 30 tháng 12 năm 2019 ở tuổi 57. Chính quyền đã hỏa thiêu thi thể của bà vào ngày hôm sau trái với mong muốn của gia đình bà và không thực hiện việc khám nghiệm tử thi.

3. Bà Phó Quế Hoa đã bị tra tấn đến chết ở trong tù và con gái bà cũng bị bỏ tù và ngược đãi vì có tín ngưỡng chung với bà

Bà Phó Quế Hoa và con gái bà là cô Vu Kiến Lợi ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, đã bị bắt trong một cuộc càn quét hàng loạt ngày 15 tháng 8 năm 2019. Bà Phó sau đó bị kết án 7 năm rưỡi và cô Vu bị kết án 7 năm. Họ đã bị đưa đến Trại tù nữ tỉnh Cát Lâm ngày 27 tháng 5 năm 2021.

Hai mẹ con đầu tiên bị biệt giam ở tầng 1 trong 2 tuần. Trong thời gian đó, bà Phó vẫn còn rất khỏe mạnh và bà thường xuyên nhắc cô Vu là không oán hận những thủ phạm bức hại mình.

Sau đó, Tiền Vĩ, trưởng khu 8, đã chuyển bà Phó lên tầng 3, trong khi cô Vu vẫn ở trên tầng 1. Khi bà Phó vẫn từ chối từ bỏ Pháp Luân Công sau khi trải qua 43 ngày ở xà-lim 310, Tiền đã chuyển bà sang phòng 311 ở bên cạnh để bức hại tăng cường hơn.

Theo một người trong cuộc, tù nhân Quách Lệ Hoa ở xà-lim 310 đã bắt bà Phó phải ngồi trên một cái ghế đẩu cao 15cm với bề mặt không phẳng hàng ngày trong hơn 12 tiếng. Cô ta để môt mẩu giấy ở giữa hai đùi bà Phó và sẽ chửi bới bà nếu mẩu giấy rơi xuống. Mông bà Phó bắt đầu bị chảy máu và lở loét. Phía sau quần bà dính đầy máu.

Quách cũng cấm bà Phó uống nước trong mùa hè nóng nực. Bà Phó khát đến nỗi bà gặp khó khăn trong việc ăn. Chỉ khi đó Quách mới cho bà một ngụm nước nhỏ. Một số học viên khát đến mức họ phải chạy nhanh ra khỏi xà-lim vào giữa đêm và uống nước dùng để cọ rửa.

Sau khi bà Phó bị chuyển đến phòng 311, tù nhân Lã Tân Miểu đã không cho bà ngủ và tiếp tục cấm bà uống nước. Bà Phó đã qua đời trong vòng 3 ngày ở tuổi 55.

Trong khi đó, cô Vu cũng bị tra tấn, bao gồm bị cấm ngủ, phải ngồi trên ghế đẩu nhỏ trong khoảng thời gian dài, và bị hạn chế sử dụng phòng vệ sinh.

4. Bà Xa Bình Bình bị thương ở mắt do bị bức hại

Bà Xa Bình Bình, một giáo viên dạy môn thể dục ở một trường đại học, đã 2 lần bị kết án và bị đưa đến Trại tù nữ tỉnh Cát Lâm. Bà vẫn kiên quyết tu luyện Pháp Luân Công ở trong tù và từ chối “chuyển hóa”. Bà đã viết một lá thư than phiền về việc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở khu 8. Bà cũng lên tiếng cho quyền của các học viên khác trong trại tù.

Nghê Tiểu Hồng, trưởng khu tù, và Cao Dương, lính canh, đã phun nước ớt vào người bà nhiều lần, đặc biệt là vào hai mắt bà. Bà Xa không được phép rửa mắt sau đó và bị bỏ vào một xà-lim biết giam. Kết quả là, hai mắt của bà Xa đã bị tổn hại nghiêm trọng và thị lực của bà bị giảm nhiều, cuối cùng bà bị bong võng mạc ở mắt bên phải. Hiện tại bà gần như bị mất thị lực hoàn toàn bên mắt phải.

0c9098fc2a9f2a0dcd45ca05e8d4fc5c.jpg

Miêu tả tra tấn: Bị cùm chân và còng tay vào một cái vòng gắn cố định trên mặt đất

Các lính canh đã buộc tội bà Xa là tấn công họ vào ngày 24 tháng 3 năm 2017 và đưa bà vào biệt giam, một phòng tối không có cửa sổ. Họ cùm chân và còng tay bà và sau đó xích các còng tay vào một cái vòng được gắn cố định trên mặt đất, khiến cho bà không thể đứng lên hay nằm xuống.

Bà Xa đã tuyệt thực để phản đối. Để trả thù bà, lính canh đã trói bà trên một chiếc xe đẩy bằng kim loại và bị đưa đến bệnh viện của trại tù để bị bức thực 2 lần mỗi ngày. Sau đó, các lính canh đã chuyển bà lên một cái cáng và tiếp tục bức thực bà. Đến khoảng ngày 16 tháng 4 năm 2017, bà chỉ còn nặng có 30kg, cân nặng ban đầu của bà là 65kg.

5. Bà Lý Quế Anh bị bắt phải ngồi trên ghế đẩu nhỏ hàng ngày trong 2 năm ở trong tù

Bà Lý Quế Anh, lúc đó 49 tuổi, bị bắt ngày 25 tháng 10 năm 2016, và bị kết án 4 năm tù vào ngày 13 tháng 7 năm 2017. Sau khi bà bị đưa đến Trại tù nữ tỉnh Cát Lâm vào tháng 7 năm 2017, bà đã bị bắt phải ngồi trên một cái ghế đẩu nhỏ cho đến tháng 9 năm 2019. Các lính canh ra lệnh cho bà phải giữ hai chân gập lại và đặt hai bàn tay ở trên đùi. Đồng thời, bà bị bắt phải xem các video phỉ báng Pháp Luân Công. Một số tù nhân đã theo dõi bà, đánh đập và chửi bới bà tùy ý.

Sau hơn 2 năm bị tra tấn như thế, bà Lý đã bị tàn tật ở một bên chân và không thể tự đi lại được. Khi bà từ chối không ngồi trên cái ghế nhỏ nữa, các lính canh đã biệt giam bà trong 1 tháng vào tháng 9 năm 2019. Nhịp tim của bà đập nhanh sau khi bà trở lại xà-lim và bà phải nhập viện vào tháng 11.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/5/454510.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/19/206240.html

Đăng ngày 14-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share