Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở bên ngoài Trung Quốc
[MINH HUỆ 20-12-2022] Vào khoảng Ngày Nhân quyền Quốc tế (ngày 10 tháng 12 năm 2022), học viên Pháp Luân Công ở 38 quốc gia đã đệ trình lên chính phủ nước sở tại một danh sách mới gồm các thủ phạm bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, kêu gọi họ buộc những cá nhân này phải chịu trách nhiệm về cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Các học viên đã yêu cầu chính phủ của họ cấm thủ phạm và gia đình của họ nhập cảnh cũng như đóng băng tài sản ở nước ngoài của họ.
38 quốc gia này bao gồm:
• Liên minh Ngũ Nhãn, cụ thể là Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada, Úc và New Zealand; và
• 22 quốc gia thuộc khối Liên minh Châu Âu, bao gồm Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Bỉ, Thụy Điển, Áo, Ireland, Đan Mạch, Phần Lan, Séc, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Hungary, Slovakia, Luxembourg, Bulgari, Croatia, Slovenia, Estonia và Malta; và
• 11 quốc gia khác ở Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thụy Sỹ, Na Uy, Liechtenstein, Israel, Mexico, Chile, Dominica và Colombia (Đây là lần đầu tiên Colombia tham gia vào nỗ lực này).
Tất cả thủ phạm bức hại có tên trong danh sách mới nhất này đều tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Cách đây vài năm, các quan chức của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nhận xét rằng thông tin do các học viên Pháp Luân Công cung cấp trong quá khứ là đáng tin cậy và được trình bày một cách chuyên nghiệp, có thể dùng làm mẫu cho các tổ chức khác. Các báo cáo nhân quyền và báo cáo tôn giáo thường niên của chính phủ Hoa Kỳ thường có trích dẫn trực tiếp số liệu thống kê từ trang web Minh Huệ khi đề cập cập đến cuộc bức hại như các trường hợp tử vong, số học viên bị kết án và số học viên bị giam giữ, cũng như chi tiết về vụ việc/vụ án của một học viên cụ thể.
Tương tự như các danh sách được đệ trình trước đây, danh sách mới này cũng bao gồm các quan chức ĐCSTQ thuộc nhiều ban ngành và các cấp chính quyền trên khắp Trung Quốc. Dưới đây là một số đối tượng.
Từ Hải Bân
Từ từng công tác trong Ủy ban Chính trị Pháp luật (UBCTPL) Trung ương một thời gian dài và là Bí thư của La Cán, nguyên Bí thư của UBCTPL Trung ương. Các chức danh mà ông ta đảm nhiệm bao gồm: nguyên Phó Giám đốc Phòng 610 Trung ương, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường vụ của Phòng “610”, nguyên Phó Chủ nhiệm của UBCTPL Trung ương ĐCSTQ, Phó Tổ Giám sát Phòng Chống tội phạm Trung ương ĐCSTQ và Phó Hội trưởng Hiệp hội Quản lý Ứng phó các nhu cầu bức thiết Trung Quốc.
Cao Dĩ Thầm
Cao là nguyên Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường vụ của Phòng 610 Trung ương, nguyên Cố vấn Cao cấp của Hiệp hội Quan ái Trung Quốc (tên cụ thể là Hiệp hội Phản tà giáo Trung Quốc, một tổ chức do ĐCSTQ thành lập dưới danh nghĩa các tổ chức phi chính phủ để bức hại Pháp Luân Công), và hiện tại đang giữ chức Phó Hội trưởng và Ủy viên cao cấp nhất của Ban Chuyên gia cố vấn của Hội Liên hiệp Văn minh truyền thừa của Hội Nghiên cứu Văn hóa Viêm Hoàng Trung Hoa.
Chu Thủ Khoa
Chu là nguyên trưởng Công an thành phố Lan Châu, nguyên Giám đốc và nguyên Bí thư Đảng ủy Công an tỉnh Cam Túc, và Cục trưởng Cục Quản lý Nhà tù của Bộ Công an.
Lưu Kim Ba
Lưu là nguyên Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Cấp cao Thiên Tân, nguyên Bí thư Đảng ủy Ban cạn sự Đảng và Chánh án Tòa án Nhân dân Trung cấp Số 1 Thiên Tân, nguyên Phó Giám đốc và Phó Bí thư Đảng của Công an Thiên Tân, Phó tỉnh trưởng tỉnh Cát Lâm, và Phó Bí thư của UBCTPL tỉnh Cát Lâm.
Cố Tuyết Phi
Cố là nguyên Bí thư của Ban cán sự Đảng kiêm Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Hà Nam, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Hà Nam và Giám đốc Công an tỉnh Hà Nam.
Phùng Kiện
Phùng hiện đang giữ chức Kiểm sát trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Tứ Xuyên.
Hác Vĩ Phu
Hác là nguyên Bí thư đảng kiêm Chánh án Tòa án Trung cấp Tề Tề Cáp Nhĩ và Phó Bí thư UBCTPL của Tỉnh ủy Hắc Long Giang.
Chu Hiện Quân
Chu là nguyên Phó phòng của Phòng “610” tỉnh Hà Bắc, nguyên Phó Chủ tịch thường vụ của Hiệp hội Phản tà giáo tỉnh Hà Bắc, nguyên Phó Giám đốc và hiện đang là Giám đốc Văn phòng Chính quyền tỉnh Hà Bắc.
Triệu Ngọc Côn
Triệu là nguyên Phó Bí thư UBCTPL của Thành ủy Đại Liên và Giám đốc Văn phòng Duy trì Ổn định Đại Liên (Văn phòng Phòng chống và Xử lý các Vấn đề Tà giáo, còn được gọi là Phòng “610”), và Phó Bí thư UBCTPL Thành ủy Đại Liên của tỉnh Liêu Ninh.
Trương Đông Hải
Trương hiện đang là Giám đốc của Cục An ninh Chính trị của Công an tỉnh Sơn Đông.
Hác Thuyên Ký
Hác hiện đang là Giám đốc của Chi nhánh Ký Đông của Cục Quản lý Nhà tù tỉnh Hà Bắc.
Tống Duy Trung
Tống là nguyên chính ủy của Trại Lao động Cao Dương ở tỉnh Hà Bắc và nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Ký Đông của Cục Quản lý Nhà tù tỉnh Hà Bắc.
An Đồng Vũ
An là nguyên Giám đốc Nhà tù Cát Lâm và hiện đang là Giám đốc của Nhà tù Nữ tỉnh Cát Lâm.
Tôn Kiến Quân
Tôn là Giám đốc của Trại tạm giam Tần Hoàng Đảo của tỉnh Sơn Đông.
Dương Hồng Mai
Dương hiện đang làm Phó chánh án của Tòa án huyện Xương Lê ở tỉnh Hà Bắc.
Thủ phạm là các quan viên cấp trung và cấp thấp của ĐCSTQ không được liệt kê trong danh sách này.
Việc trừng phạt những kẻ ác ôn vi phạm nhân quyền đã được thực hiện ở ngày càng nhiều quốc gia. Vào ngày 9 tháng 12, một ngày trước Ngày Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố các lệnh trừng phạt đối với 65 cá nhân và tổ chức ở 17 quốc gia vì tham nhũng và vi phạm nhân quyền. Trong số đó có Đường Dũng, nguyên Phó giám đốc Nhà tù Khu vực Trùng Khánh. Căn cứ theo Điều 7031© của Bộ Ngoại giao, Đạo luật Phân bổ các Chương trình liên quan Hoạt động Đối ngoại liên quan đến việc lạm dụng nhân quyền, tên của những cá nhân này có thể được công khai hoặc không trước khi trừng phạt. Khi họ và gia đình bị từ chối đơn cấp thị thực, họ có thể sẽ biết lý do.
Tính đến thời điểm hiện tại, các đạo luật về trách nhiệm nhân quyền đã được thực thi ở Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc và tất cả 27 quốc gia EU. Ngoài ra, một số quốc gia thành viên EU như Cộng hòa Séc cũng đang có những luật riêng của họ đối với những người vi phạm nhân quyền. Vào tháng 1 năm 2022, Thủ tướng Petr Fiala đã công bố về một Đạo luật Magnitsky ở Séc. Ông giải thích: “Chúng tôi tin rằng đây sẽ là một biểu đạt rõ ràng về điều mà chính phủ của chúng tôi muốn theo đuổi trong chính sách đối ngoại.“
Bất kỳ lấy danh nghĩa gì để ra tay bức hại các học viên Pháp Luân Công thiện lương thì đều là bất hợp pháp, và những kẻ thực hiện những tội ác thương thiên hại lý này cuối cùng sẽ phải chịu trách nhiệm. Nhân đây, chúng tôi một lần nữa cảnh báo những ác nhân tham gia bức hại: chớ mang tâm lý cầu may, vì phàm là người làm việc ác thì sớm muộn họ cũng sẽ bị đưa vào danh sách áp trừng phạt ở các nước phương Tây. Những nhân viên liên quan của ĐCSTQ hãy lấy đó mà làm gương, không phối hợp, không chấp hành với chính sách bức hại. Đừng tự mình chấm dứt con đường tới các quốc gia tự do đó để định cư, học tập, kinh doanh của bản thân và người nhà. Đừng làm kẻ ác, chớ làm việc ác, hãy giữ thân trong sạch; với những ai đã tham gia bức hại, hãy lập tức cải tà quy chính, mau chóng tranh thủ thời gian lấy công chuộc tội để bù đắp lại những tổn thất mà mình đã gây ra cho các học viên Pháp Luân Công.
Cuộc chiến giữa thiện và ác này cũng chính là để khảo nghiệm lương tri tất cả chúng ta. Mỗi người đều phải đưa ra lựa chọn đứng về bên nào. Những người trong cơ quan thực thi pháp luật, công tố viên, thẩm phán và lính canh của các cơ sở giam giữ, vốn là những người có nghĩa vụ bảo vệ và đảm bảo ông lý cho người vô tội, thế nhưng trong cuộc bức hại, những nhân viên của chính quyền cộng sản Trung Quốc này lại làm theo chỉ thị của Phòng 610 mà lương tâm mê muội, giẫm đạp pháp luật, chấp pháp nhưng phạm pháp, sắm cho mình một vai thật đáng buồn và cũng đáng xấu hổ. Nếu còn không dừng cương trước vực thẳm, một khi chính nghĩa hồi quy và lúc báo ứng tới, thì những gì chờ đón họ là kết cục bi thảm và đáng xấu hổ. Hơn nữa, báo ứng ở thế gian chỉ là để cảnh tỉnh thế nhân, còn báo ứng ở địa ngục mới thực sự là quá trình hoàn trả nghiệp ác, đồng thời cũng có thể khiến con cháu của họ chịu tai ương.
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/20/453341.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/21/205288.html
Đăng ngày 19-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.