Trao đổi với các đồng tu trong ma nạn “nghiệp bệnh” trường kỳ

Bài viết của Ngọc Thành, đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục

[MINH HUỆ 12-04-2021] Địa phương tôi có một đồng tu, hai mắt đã không nhìn thấy trong hơn năm năm. Lúc còn bình thường anh ấy nói với tôi, đôi khi mắt nhìn thấy thứ gì đó như sương mù, cũng không biết khi đó anh ấy nghĩ gì, và tôi cũng không để ý. Sau đó trạng thái của anh ngày càng không tốt, cho đến khi nhức đầu dữ dội, cuối cùng hoàn toàn không nhìn thấy được gì nữa. Lúc này đồng tu đều đến học Pháp và phát chính niệm với anh ấy, cũng có một số đồng tu nói anh ấy nên hướng nội tìm. Tôi nhớ lúc đó anh ấy bẻ ngón tay và nói: danh, một người chịu khổ có danh gì? Lợi, càng không có; tình, vợ ly hôn dẫn con đi rồi, còn tình gì chứ? Khi ấy tôi nghe thấy khó chịu, bèn nói với anh rằng: “danh lợi tình đều không còn, anh chẳng đã tu thành rồi ư?”

Thời gian trôi qua từng ngày, vẫn không có gì chuyển biến. Sau đó khi trò chuyện với anh ấy, trong vô ý được biết nhận thức của anh ấy là: nếu hướng nội tìm chính là thừa nhận bức hại của cựu thế lực. Hóa ra anh ấy hiểu sai lệch Pháp lý của Sư phụ, cứ một mực phát chính niệm thanh trừ bức hại, đồng thời cũng yêu cầu các đồng tu phát chính niệm cho anh ấy.

Thời gian lâu, không thấy chuyển biến, mới bắt đầu hướng nội tìm, tôi nhớ lúc đó anh ấy tìm ra hai vấn đề lớn, một là khi hợp tác làm kinh doanh với người thường, một buổi tối nọ, tài xế người thường đã đụng phải một người chạy xe máy trên đường cao tốc, bảo anh ấy xuống xem thế nào, anh ấy nói dường như tắt thở rồi. Tài xế chẳng nói lời nào bỏ anh ấy lại rồi lái xe chạy mất, anh ấy cũng bỏ đi. Cho đến nay anh ấy cũng không biết người kia sống chết ra sao. Còn một chuyện nữa, ấy là sau khi anh ấy và vợ ly hôn, anh ấy đã sống chung với một người phụ nữ khác mà không kết hôn (vì mấy năm đó hầu như anh ấy không tu).

Anh ấy cảm thấy đã hướng nội tìm đúng rồi, nhưng kết quả vẫn không chuyển biến khả quan. Kỳ thực theo tôi thấy vẫn chưa tìm đúng, đó không phải là chấp trước trong tu luyện, cả hai chuyện trên đều là biết rõ sai mà vẫn phạm lỗi lớn.

Phát chính niệm, anh ấy cũng phát rồi, tìm cũng tìm rồi, vẫn không chuyển biến, anh ấy lại cho rằng đó là quan lớn của mình, bản thân phát chính niệm bị can nhiễu lớn, đồng tu phát chính niệm cũng không mấy dụng tâm. Nhận thức của anh ấy mãi không đề cao lên được, sau đó không ai trao đổi với anh nữa, chỉ học Pháp và phát chính niệm với anh ấy thôi.

Gần đây tôi lại trao đổi với anh ấy, anh nói: AA bảo tôi hướng nội tìm, hướng nội tìm khẳng định là đúng, nhưng sao cô ấy không hiểu cựu thế lực bức hại là sai? Mà nói tôi không ngộ. Nói đến cựu thế lực, tôi nói với anh ấy về thể ngộ trong Pháp của mình, anh ấy nói: tôi đã nghe rất nhiều đồng tu chia sẻ, đều không ai ngộ như anh, anh nên làm chuyện thực chất hơn chút. Anh ấy nói vòng vo chẳng đâu vào đâu, còn bảo tôi phát chính niệm cho anh ấy.

Nhìn thấy tình huống của đồng tu xung quanh và đồng tu nói trên, tôi nghĩ mình nên viết ra cảm ngộ gần đây của bản thân, có thể giúp được các đồng tu đang trong ma nạn nghiệp bệnh, đặc biệt là các đồng tu đang trong ma nạn nghiệp bệnh trường kỳ. Trong quá trình viết, tôi càng cảm thấy thực sự tiếc cho anh ấy, bởi vì chúng tôi đều nhìn thấy tâm của anh ấy kiên định với Pháp, với Sư phụ, bây giờ anh ấy đã học thuộc hầu hết quyển sách “Chuyển Pháp Luân”, vẫn đang tiếp tục học thuộc, cũng sắp học xong chín bài giảng rồi. Nguyên nhân khiến anh ấy không nhìn thấy trong gần sáu năm qua quá phức tạp, chúng tôi không được phép biết, nhưng mà, người thường nói “tâm tỏ mắt sáng”, tôi cảm thấy anh ấy bị cựu thế lực dùi vào sơ hở. Hy vọng đồng tu có thể học lại bài “Nói về Pháp” trong “Tinh tấn yếu chỉ”.

Sau đây, trước tiên nói một chút Pháp bảo là gì. Đối với tu luyện tiểu đạo, khi Sư phụ rời đệ tử, thường sẽ cấp cho họ một Pháp bảo, đôi khi cấp cho họ chú quyết, đôi khi cấp cho họ bảo vật; rồi bảo đệ tử của mình rằng, khi gặp nguy hiểm hoặc ma nạn, thì trực tiếp niệm chú quyết hoặc lấy bảo vật ra hàng yêu trừ ma. Chúng ta là tu luyện Chính Pháp, nhưng có cựu thế lực tham dự vào, và tiến hành kiểm nghiệm mang tính phá hại đối với đệ tử Đại Pháp; với việc này, Sư phụ không thừa nhận, đệ tử Đại Pháp cũng không thừa nhận. Sư phụ cũng ban cho chúng ta một Pháp bảo, đó chính là “hướng nội tìm”.

Thể hội trong tầng thứ hiện hữu của tôi là: tôi cảm thấy đồng tu trong ma nạn nghiệp bệnh trường kỳ, đại bộ phận đều có một cách nghĩ chung là: khi xuất hiện trạng thái không đúng đắn trên thân thể, niệm đầu tiên liền nghĩ đến bức hại một cách vô thức, coi việc thanh trừ bức hại ở vị trí thứ nhất, coi Pháp bảo hướng nội tìm thành vị trí thứ hai, thậm chí đôi khi vẫn cho rằng hướng nội tìm là thừa nhận bức hại của cựu thế lực.

Cá nhân tôi nhận thấy rằng, niệm đầu nghĩ là bức hại và niệm đầu nghĩ là “bệnh” không có khác biệt nhiều bao nhiêu, đây đều thuộc về tâm không chính.

Sư phụ giảng:

“Bất kể chư vị nhận phải ma nạn lớn đến mấy, thống khổ lớn đến đâu, thì đều là việc tốt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008, Giảng Pháp tại các nơi VIII)

Bạn nghĩ đó là bức hại, chính là chiêu mời bức hại đến. Sư phụ giảng:

“Đó là vì chư vị theo đuổi, người khác không thể quản; đó [cũng] là vấn đề ngộ tính.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Bức hại đó có thể là hảo sự không? Nếu là hảo sự, vì sao Sư phụ phải giảng không thừa nhận trường bức hại này? Nhận thức trong tầng thứ hiện nay của tôi là, mặc dù có bức hại của cựu thế lực, nhưng chẳng phải Sư phụ giảng Pháp “tương kế tựu kế” đó sao? Sư phụ đã cải biến chúng ta rồi, mọi chuyện thực sự trở thành hảo sự rồi, vậy chúng ta nên vui vẻ chấp nhận, coi ma nạn như cơ hội tốt để đề cao.

Chúng ta đều biết mắt, tai, mũi, lưỡi, thân là cơ quan cảm giác của con người. Sư phụ giảng những gì mắt người nhìn thấy đều là giả tướng, Sư phụ còn giảng:

“Vì quá trình diễn hóa công là cực kỳ phức tạp; cảm giác của con người không là gì hết; không thể dựa vào cảm giác để tu luyện.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Cũng chính là nói, cảm giác của các cơ quan khác tương tự cũng là giả tướng. Đã cảm giác là giả tướng (trạng thái “bệnh”), vậy dĩ nhiên Sư phụ diễn hóa công là chân tướng rồi. Tôi cho rằng lúc này vô luận là bạn cảm thấy thống khổ thế nào thì đều nên thản nhiên bất động, đừng bị giả tướng này tác động. Vì vậy phải cố gắng hết sức hướng nội tìm, tìm cho ra chấp trước nào dẫn tới “bệnh” và trừ bỏ nó đi.

Sư phụ giảng:

“Nếu muốn vứt bỏ những thứ không tốt ấy, thì đầu tiên chư vị cần thay đổi cái tâm kia mới được.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tôi nghĩ điều này đủ vượt qua được rồi.

Còn nếu bạn thừa nhận bức hại, vậy vì sao không lấy Pháp bảo đặc biệt kia ra để hàng yêu trừ ma. Trong phản bức hại vẫn nhấn mạnh đồng tu giúp phát chính niệm kia mà? Đương nhiên, đồng tu giúp phát chính niệm là đúng, nhưng liệu có thể bước ra được hay không vẫn dựa vào bản thân, “tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân). Một khi hoàn toàn rơi vào trong “tư”, thời gian dài không qua được mới hướng nội tìm, liệu đây chẳng phải là tu trong bị động, tu có điều kiện hay sao? Phải chăng tu vì chống lại khổ nạn và tiêu trừ ma nạn hay sao? Là tu trong ma nạn do cựu thế lực an bài đó sao?

Một số đồng tu có thể nghĩ: khi tôi khỏe, tôi có thể chứng thực Pháp, có thể cứu nhiều người hơn. Tôi cảm thấy lời nói này rất khiên cưỡng (gượng gạo). Bạn rớt vào cái khuông “vị tư vị ngã” của cựu thế lực, tư tưởng của bạn phù hợp với sinh mệnh tầng đó, sinh mệnh tầng đó sẽ quản bạn, vậy cựu thế lực có cớ bức hại bạn rồi. Vốn dĩ ban đầu gặp phải ma nạn là để bạn bỏ đi cái tư (ích kỷ), bây giờ không chỉ không bỏ được mà còn tăng thêm cái tư bảo vệ bản thân, lúc này cựu thế lực càng bức hại nặng nề hơn. Khi đó Sư phụ lo lắng nhưng không thể quản được. Đồng tu khiến bản thân trường kỳ ở trong ma nạn, tu rất khổ, rất mệt. Nếu thời gian lâu không vượt qua, một số người rất có thể rơi vào tư duy mắc “bệnh”, buông xuôi không vượt quan được và đi bệnh viện.

Nếu niệm đầu cho rằng đây là hảo sự (vì Sư phụ đã cải biến đường đời rồi), hướng nội tìm, đào sâu vào gốc rễ chấp trước từ cái tư ấy, chủ động đồng hóa với Pháp, phù hợp với tiêu chuẩn tâm tính người luyện công, lúc này Sư phụ sẽ điểm hóa cho bạn nên bỏ đi cái tâm bất hảo đó, vậy bạn còn lo lắng tìm không ra nữa ư? Chỉ cần bạn đề cao lên, thì giả tướng ma nạn kia có thể tiêu tan trong chớp mắt.

Lấy một ví dụ, đặt một quả táo thối trên bàn, khẳng định sẽ chiêu mời rất nhiều ruồi nhặng. Bạn đập chết một tốp, chẳng mấy chốc một tốp khác đến, liệu bạn có tiếp tục đập không? Ai cũng biết, biện pháp tốt nhất là vứt quả táo thối đi, cũng chính là hãy loại bỏ cái tâm bất hảo mà bạn đã tìm ra ấy.

Hơn nữa, bất kể nhìn thấy bao nhiêu giả tướng đáng sợ hoặc cảm giác thống khổ nhiều đến đâu v.v., ngoại trừ liên tục hướng nội tìm ra, nhất định phải phân biệt rõ chân ngã và chấp trước của nhân tâm. Chủ ý thức phải không ngừng bài xích nhân tâm, chấp trước, và niệm đầu của ngoại lai cưỡng ép lên thêm.

Khi một số đồng tu địa phương chúng tôi vượt quan đều nghiệm chứng được rằng, thực sự là cái “tôi giả” hình thành từ quan niệm, chấp trước và nghiệp lực của bản thân, nó không muốn chết nên giằng co tranh đấu, do đó chúng ta phải bài xích nó. Khi bạn có thể phân biệt rõ và bài xích chấp trước của nhân tâm, Sư phụ sẽ lấy nó đi cho bạn. Nếu bạn tìm ra chấp trước chính xác, tìm ra nhanh, vậy ma nạn cũng tiêu nhanh.

Sau đây là vài trường hợp hướng nội tìm hóa giải ma nạn trong quá trình tu luyện của tôi.

1. Gốc của ma nạn là tâm oán hận

Lần nọ “tôi” bị đau răng dữ dội, ngồi không được, đứng cũng không xong, khi sắp đến 12 giờ đêm, “tôi” đã đau đến mức không thể phát chính niệm. Lúc đó tôi không nghĩ đến bức hại, cứ một mực suy nghĩ xem vấn đề đến từ đâu: cảm thấy không phải là tu khẩu, chấp trước ăn uống cũng không phải, đang trầm ngâm suy nghĩ bỗng nhiên Pháp của Sư phụ đả nhập vào trong não tôi. Đúng rồi, tôi lập tức nhớ nghĩ ra ngay, gần đây do mình có oán hận với một đồng tu, tôi mau chóng xin lỗi Sư phụ, cái răng đau tức khắc thuyên giảm, hầu như không đau nữa, hôm sau thức dậy dường như chưa từng có chuyện gì xảy ra.

Còn có lần khác, đồng tu địa phương tôi thiếu sách Đại Pháp, đồng tu vùng ngoài đã làm cho chúng tôi một chồng sách Đại Pháp, nhưng cần chúng tôi tự đóng gáy. Để đóng gáy chồng sách này, vì an toàn thuận tiện, phải sử dụng căn phòng con trai của đồng tu, kết quả là gần một năm mới lấy sách về, một vị đồng tu địa phương từng làm qua kinh văn lại lần lữa mãi không muốn làm. Lúc đó tôi thực sự rất giận, tôi đã đóng thùng hết số kinh văn chưa làm xong này rồi chuyển đến nhà tôi, sau đó tìm thêm vài đồng tu cùng hoàn tất, nhưng vẫn muốn cô ấy đến hướng dẫn một chút, bởi vì chúng tôi chưa từng làm qua công việc này. Kết quả là, ngày nào cô ấy cũng đến rất muộn, mọi người đành phải chờ. Mỗi tối làm xong rất trễ, tôi không nấu cơm được, phải đến nhà cha vợ ăn nhờ, khi đó bước lên lầu cảm thấy chân hơi đau, về nhà lên lầu cũng không chú ý lắm, nhưng khi vừa đẩy cửa bước vào, chân không thể cử động được, tôi lập tức ý thức rằng điều này là do tâm oán hận gây ra, tôi nhanh chóng xin lỗi Sư phụ, và tự nhủ trong tâm rằng mình sai rồi, trong nháy mắt chân có thể cử động trở lại, cũng không đau chút nào.

2. Sắc dục là cái bẫy

Một buổi tối nọ, tôi cùng đồng tu đi dán tấm chân tướng trong thành phố, một người trét keo, một người dán, tấm đầu tiên được dán trên một hộp điện, sau khi hai chúng tôi dán ở đó xong thì rời đi. Nhưng ngay khi tôi thấy vẫn còn một góc chưa được dán hết, tôi bèn bước đến để làm phẳng ra, vừa ấn tay vào thì tấm gạch dưới chân tôi lập tức bể ra, khiến tôi rơi xuống một hố sâu hơn hai mét, đó là cái hố hình chữ nhật bằng xi măng, hóa ra là chân tôi dẫm lên một tấm lợp amiăng! Tấm amiăng đã được sử dụng để chống thấm cho các sân vận động hơn 30 năm trước nên căn bản không chịu được lực nặng. Tuy nhiên lúc hai người chúng tôi cùng đứng trên bề mặt thì không sao, nhưng khi mỗi mình tôi đứng trên đó thì bất ngờ rớt xuống!

Trong thời đại này, việc tìm thấy một tấm ngói amiăng trong quận cũng giống như việc tìm thấy một viên gạch ở Quảng trường Thiên An Môn vậy, điều này thật không thể tin được. A! Chính là cựu thế lực đã sắp đặt cái bẫy này. Tuy nhiên Sư phụ đã “tương kế tựu kế” thay đổi rồi, thực sự biến nó thành hảo sự, dẫu tốt xấu thế nào cũng không gặp nguy hiểm, chỉ là đau khuỷu tay thôi. Nhớ lúc đó tôi không động bất kỳ niệm nào, căn bản không nghĩ tới cựu thế lực như thế nào đó, cũng không sợ, chỉ mau mau trèo lên lại thôi, nhưng chuyện này khiến đồng tu sợ một phen, sau khi lên xong thì kiên trì đi dán hết hơn 20 tấm còn lại. Về nhà rồi, tôi hướng nội tìm, “cái bẫy” ư? Vì sao lại là cái bẫy nhỉ? Đúng rồi! Là Sư phụ muốn tôi trừ bỏ tâm sắc dục! Vì tôi đã đoạn dục hơn 10 năm rồi, gần đây nó lại nhen nhóm trở lại.

3. Phủ định biểu tượng bên ngoài rất trọng yếu

Ví dụ như trường hợp của đồng tu vợ. Hầu như ngày nào cô ấy và đồng tu cũng đi giảng chân tướng. Có một giai đoạn, mỗi chiều quay về, trên thân cô ấy nổi nhiều mụn nhọt rất ngứa ngáy. Lần đầu bảo tôi nhìn xem, tôi nhìn xong không để tâm, sau đó cô ấy lại muốn tôi nhìn, căn bản là tôi không muốn nhìn, chỉ nói với cô ấy rằng: “không có”. Sau đó cô ấy lại nói về chuyện mụn nhọt, tôi lại nói “không có”. Cho đến một buổi tối nọ, cô ấy lại bảo tôi nhìn, còn muốn tôi gãi gãi dùm cô ấy, tôi kiên định nói “không có”. Từ đó trở đi nó không có thật.

Thực sự là: “Tốt xấu xuất tự một niệm” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân). Chuyện này nhắc nhở tôi rằng, không nên động tâm khi nhìn thấy trạng thái không đúng đắn của đồng tu (hoặc người khác), mà cần chính niệm đối đãi.

Một chút nhận thức trong tầng thứ sở tại, nếu có chỗ nào thiên lệch, mong đồng tu chỉ chính, cộng đồng trao đổi, cộng đồng đề cao.

[Ghi chú của Ban biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và tác giả phải chịu trách nhiệm cá nhân về tính đúng sai. Mong độc giả tự mình cân nhắc.]

(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/4/12/向内找就是在否定旧势力-不找就是守误区-423183.html

Đăng ngày 26-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share