Bài viết của đệ tử trẻ Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục

[MINH HUỆ 08-04-2021] Tôi là đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi ở Đại Lục. Tôi và bố mẹ, cũng là đồng tu, đắc Pháp và bắt đầu tu luyện từ năm 1998 cho đến nay. Trong quá trình tu luyện hơn 20 năm, trong nhà cũng từng trải qua bức hại của tà đảng, nhưng nhìn từ tổng thể vẫn tính là ổn định, không có trải qua quan nạn quá lớn.

Mấy năm gần đây, về vấn đề hôn nhân của tôi, bố mẹ và tôi cũng có chút băn khoăn. Mặc dù biết rằng một trong những nguyên nhân ấy là tâm chấp trước của bản thân chưa bỏ được, nhưng dường như rất khó đột phá. Trong thời gian này, đồng tu giới thiệu cho tôi ba hoặc bốn nữ đồng tu cùng độ tuổi nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên không thành công. Các đồng tu nói rằng tôi không sắp xếp cơ điểm một cách đúng đắn, tôi nên kết hôn để có môi trường tu luyện tốt, không nên tùy theo sở thích của bản thân. Tôi cũng cho rằng các đồng tu nói đúng, nhưng tôi vẫn không làm được!

Liên quan đến tâm sắc dục, xác thực là tôi chưa bỏ được, đôi khi cũng khó mà chịu được trước những cám dỗ trên internet, v.v.. Bản thân cũng hiểu rằng là người tu luyện, đối với những vấn đề này, nhất định không nghe, không thấy, và không muốn, nay viết ra mấy điểm này để động viên bản thân, rằng không thể phạm sai lầm thấp kém ấy. Tôi luôn khắc ghi giáo huấn của Sư tôn, đó là không thể quan hệ tình dục trước hôn nhân, điều này không phù hợp với tiêu chuẩn người tu luyện, từ đầu đến cuối tôi luôn giữ vững rất tốt điểm này.

Trong quá trình này cũng nghĩ đến một vài vấn đề, tôi nghĩ rằng những vấn đề này cũng áp dụng tương tự với các đồng tu hải ngoại, nay viết ra chia sẻ cùng các đồng tu, nếu có chỗ nào không ở trong Pháp, mong đồng tu từ bi chỉ chính.

1. Liên quan đến vấn đề đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi tìm đối tượng kết hôn

Có một điểm này khá rõ ràng: phải tùy kỳ tự nhiên, không thể yêu sớm. Khái niệm yêu sớm ở đây khác với “yêu sớm” mà người thường hay nói, là người tu luyện, tối thiểu phải đợi đến khi đủ tuổi và điều kiện kết hôn (ví như khoảng 25 tuổi, thu nhập ổn định, có điều kiện kinh tế ổn định) thì mới có thể nghĩ đến vấn đề tìm đối tượng kết hôn.

2. Liên quan đến một số ma nạn mà đồng tu gặp phải

Một số vấn đề tồn tại trong đồng tu như: xem nội dung sắc tình trên internet, yêu sớm, quan hệ tình dục trước hôn nhân, sau khi kết hôn chưa bao lâu thì ly hôn, v.v.. Đa số ly hôn đều là tình huống từng quan hệ tình dục trước hôn nhân hoặc có trạng thái sáng nắng chiều mưa sau hôn nhân. Tôi cho rằng, khái niệm quan hệ tình dục trước hôn nhân không phải chỉ nói về người mà bạn đã từng ở cùng, ngay cả với người chồng hoặc người vợ hiện tại cũng không được, bởi thời điểm đó các bạn chưa kết hôn, mặc dù sau đó đã kết hôn, nhưng theo trình tự thời gian trước sau mà nói, cũng là vi phạm trật tự đúng đắn của Thần quy định cho con người, từ đó có thể mang lại những ma nạn và rắc rối. Viết ra điểm này để nhắc nhở đồng tu, đừng tạo thêm ma nạn cho bản thân, lẽ nào giữ vững trật tự trước sau một cách đúng đắn lại khó đến thế sao?

Sư tôn giảng:

“Nguyên đã khó, lại có thêm cái nạn mà người thêm vào, thì vượt qua sao đây? Vì điều này mà chư vị sẽ phải gặp nạn, chuyện phiền phức.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Một số đồng tu cho rằng hai người (cho dù đối tượng là người thường hay người tu luyện) đã đính hôn hoặc chuẩn bị đính hôn, thì có thể dẫn về nhà ở chung hoặc cùng đón năm mới ở nhà người kia, lý do là phong tục địa phương có truyền thống đó. Nói đến đây, cái gọi là “phong tục truyền thống” ấy là phong tục xấu biến dị, đính hôn không có nghĩa là đã có giấy đăng ký kết hôn. Sơ hở này rõ ràng như vậy, sao người tu luyện lại không lý trí nhỉ?! Nếu như vậy, có bao nhiêu người cuối cùng không thành và chia tay, từ đó tạo thành hậu quả và ma nạn không cần thiết! Một số không chia tay, cũng kết hôn thuận lợi với đối tượng này, sau khi kết hôn nếu vì lý do này mà ma nạn đến, thì bản thân cũng không biết rốt cuộc đó là chuyện gì, có lẽ cựu thế lực đang nhìn chằm chằm, vì hai người đã không làm tốt trước khi kết hôn, thời gian trật tự trước sau không đúng, mặc dù sau đó đã kết hôn nhưng vẫn có sơ hở.

Không phải nói là sau khi tổ chức hôn lễ mới có thể sống chung, tối thiểu cũng phải có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn chứ. Từ trong tầng người thường này mà nói, trong xã hội hiện đại này, thì giấy chứng nhận kết hôn là xác nhận vợ chồng hợp pháp, còn hôn lễ là một nghi lễ chứng kiến giữa cha mẹ hai bên và trời đất, tất nhiên có thể tổ chức hôn lễ, thì đó mới thực sự là trật tự trước sau đúng đắn mà Thần đã định ra cho con người. Cổ đại không có cái gọi là giấy chứng nhận kết hôn này, nghi thức hôn lễ tương đương với giấy chứng nhận kết hôn rồi. Thân là người tu luyện, nếu ngay cả tiêu chuẩn “người thường” cũng làm không được, vậy sau khi người tu luyện kết hôn, làm sao có thể đưa vấn đề đoạn dục vào trong lịch trình hàng ngày?

3. Liên quan đến sự giáo dục của cha mẹ đối với con cái trong vấn đề này

Cổ nhân nói: Con không dạy, lỗi của cha (nguyên văn: Tử bất giáo, phụ chi quá). Con cái (cho dù con cái là người thường hay là người tu luyện) mà xảy ra những vấn đề này, ai sẽ chịu trách nhiệm? Nhất định có một phần trách nhiệm của cha mẹ trong đó rồi!

Con cái trong nhà của một số đồng tu (dẫu con cái là người thường hay là người tu luyện) có quan hệ tình dục trước hôn nhân, đôi khi chia sẻ với các đồng tu trưởng bối này, họ nói đã xem nhẹ vấn đề này và không nói trước với con cái về điều đó, thậm chí cũng không cảm thấy sai về việc con cái dẫn đối tượng về nhà ở trước khi kết hôn, hơn nữa cũng không ngăn con mình nói chuyện linh tinh lang tang với đối tượng bên ngoài. Chà, vai trò của cha mẹ thế này ư?! Nếu như các bậc cha mẹ đã nhấn mạnh trước với con cái về vấn đề này, mà con cái không nghe, vậy đó là trách nhiệm của con cái, đến khi thực sự xảy ra ma nạn, các đồng tu trưởng bối sẽ không bị ảnh hưởng trách nhiệm liên đới.

Một số cha mẹ cảm thấy khi con cái đến tuổi kết hôn mới nhấn mạnh với chúng về tính nghiêm trọng của vấn đề này. Muộn rồi! Từ nhỏ nói rõ tính nghiêm trọng của vấn đề này vẫn không nhất định làm được tốt, còn đợi đến tuổi kết hôn ư, từ lâu chúng đã không giữ vững bản thân thì liệu nhấn mạnh có tác dụng gì?

4. Liên quan đến vấn đề người tu luyện tìm người thường kết hôn

Tôi nghĩ rằng, người tu luyện vẫn nên cố gắng hết sức tìm đồng tu kết hôn.

Sư tôn giảng:

“Đương nhiên, còn có một số đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi, kết hôn với người thường; có [vị] thật sự bị cái ‘tình’ lôi xuống, biến thành người thường, còn người thường hơn cả người thường nữa; còn có người chịu can nhiễu rất lớn, bản thân cảm thấy lực bất tòng tâm, vừa sợ ảnh hưởng quan hệ vợ chồng, vừa sợ việc của Đại Pháp làm không tốt, cũng biết rằng ảnh hưởng tu luyện bản thân mình; đưa đẩy đến cuối cùng thì tâm lực kiệt quệ, không biết thế nào mới tốt nữa. Kỳ thực, hãy trầm tĩnh mà suy xét, [thì] những việc đó đều có thể giải quyết. Một khi bộ Pháp này đã là truyền như thế này tại thế gian con người, ở xã hội người thường mà tuyển định ra phương thức tu luyện như thế này, khẳng định là hết thảy những gì gặp phải ở xã hội người thường đều có thể giải quyết; chính là xét xem chư vị đối đãi người nhà như thế nào, có thể dùng chính niệm đối đãi việc đó không, có thể dùng chính niệm của một người tu luyện để giảng cho rõ ràng không. Nếu xử lý tốt, thì sẽ tốt; xử lý không tốt, thì sẽ trái lại.” (Giảng Pháp tại Manhattan [2006], Giảng Pháp tại các nơi X)

“Đệ tử Đại Pháp làm việc gì, thì cũng phải suy xét kỹ là có nên hay không. Chư vị là đệ tử Đại Pháp mà, chư vị phải có trách nhiệm với tu luyện của mình, cũng phải có trách nhiệm với hoàn cảnh của các đệ tử Đại Pháp; vậy nên, tôi nghĩ rằng chư vị cần đứng tại cơ điểm đó mà xét vấn đề, việc chư vị làm là có nên hay không hoặc nên làm như thế nào, thì sẽ biết. Nếu đặt bản thân lên hàng đầu, thì rất có thể là rất nhiều sự việc thực thi sẽ không tốt, sẽ xuất hiện vấn đề. Chư vị [nếu] thật sự suy nghĩ về trách nhiệm với Đại Pháp, với bản thân mình, [thì] việc chư vị làm sẽ làm được tốt.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2007, Giảng Pháp tại các nơi VIII)

5. Liên quan đến vấn đề sau khi kết hôn

Tôi chưa kết hôn, nên đối với vấn đề này, tạm thời lấy trường hợp thực tế của đồng tu nhé. Trong những đồng tu đã kết hôn, có một số gặp đủ mọi ma nạn khác nhau, thậm chí ly hôn. Dĩ nhiên đều có nguyên nhân, trong tu luyện buông lơi hoặc tâm chấp trước mãi không bỏ có thể chiêu mời ma nạn và phiền phức. Nhìn từ các ví dụ thực tế xung quanh, người tu luyện chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn của người tu luyện và lý niệm đạo đức truyền thống Trung Hoa, từ kết quả thực tế cho thấy, trên cơ bản hôn nhân sẽ không xảy ra vấn đề gì lớn.

6. Liên quan đến việc một số đồng tu không kết hôn

Một số đồng tu dự định không kết hôn, bản chất sạch lại càng sạch, thuần tịnh theo Sư phụ về nhà. Đối với sự lựa chọn cá nhân này, tôi đồng tình và bội phục!

Kết luận

Trong ma luyện và kiên thủ mấy năm qua, tôi dần cảm nhận được rằng, trong quá trình “dài đằng đẵng” này, từ đầu đến cuối, người tu luyện chỉ cần có thể nghiêm khắc tuân thủ tiêu chuẩn của người tu luyện và lý niệm đạo đức truyền thống Trung Hoa, khắc ghi sự giáo huấn của Sư tôn, thì về căn bản, cuối cùng nếu có kết hôn cũng không khác biệt gì, cũng không xuất hiện vấn đề to lớn gì. Thông thường khi hôn nhân không may mắn, ly hôn v.v., hay ma nạn nhiều, là do không nghiêm khắc tuân thủ tiêu chuẩn của người tu luyện, loạn lung tung mà ra, đây đều là những trường hợp thực tiễn và bài học giáo huấn sâu sắc.

Trong giảng Pháp, Sư tôn đã nhiều lần giảng về vấn đề này, trong tâm của người tu luyện chúng ta đều có sợi dây liên đới này, nhưng rất nhiều đồng tu thường không cảnh giác, bình thường gặp phải những chuyện này thì hạ ý thức lại thuận theo hiện tượng bất lương trong xã hội hiện tại.

Mục đích của việc viết bài này là để khuyến khích các đồng tu, chúng ta thân trong bụi trần, bình thường phải bảo trì tính cảnh giác cao, giữ khoảng cách với người khác giới, nghiêm khắc yêu cầu bản thân tuân theo đạo đức truyền thống Trung Hoa, khắc ghi lời dạy của Sư tôn.

Một số đồng tu từng phạm lỗi cũng đừng tâm nguội ý lạnh, hãy sửa đổi cho đúng đắn, làm tốt ba việc, từ nay về sau đừng tái phạm nữa!

Sư tôn giảng:

“Lý Hồng Chí sẽ không buông bỏ đệ tử của Ông, sẽ tiếp tục độ họ.” (Giảng Pháp tại Manhattan [2006], Giảng Pháp tại các nơi X)

“Tôi không thích khi thấy chư vị tự trách, không có tác dụng gì. Tôi vẫn là nói câu ấy: trượt ngã rồi đừng nằm ở đó, mau đứng lên đi thôi!” (Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003)

[Ghi chú của Ban biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và tác giả phải chịu trách nhiệm cá nhân về tính đúng sai. Mong độc giả tự mình cân nhắc.]

(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/4/8/谈谈自己对婚姻的几点认识-423061.html

Đăng ngày 18-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share