Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-01-2022] Ngày 17 tháng 11 năm 2021, bảy cư dân thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang đã bị kết án tù vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Ông Lý Lực Tráng (một cựu bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình 48 tuổi) bị kết án 10 năm 8 tháng với khoản tiền phạt 80.000 nhân dân tệ.
Bà Đường Trúc Nhân (ngoài 70 tuổi) bị kết án 9 năm 4 tháng với khoản tiền phạt 50.000 nhân dân tệ.
Bà Triệu Lệ Hoa bị kết án 7 năm 5 tháng với khoản tiền phạt 40.000 nhân dân tệ.
Bà Hoắc Hiểu Huy bị kết án 7 năm 3 tháng với khoản tiền phạt 40.000 nhân dân tệ.
Bà Đinh Yến bị kết án 4 năm 2 tháng với khoản tiền phạt 30.000 nhân dân tệ.
Bà Tiêu Kỳ Hoa bị kết án 4 năm với số tiền phạt 30.000 nhân dân tệ.
Bà Lý Diễm Thanh bị kết án 1 năm 10 tháng với khoản tiền phạt 20.000 nhân dân tệ.

Họ đã kháng cáo nhưng bị tòa án bác bỏ vào ngày 10 tháng 12. Tất cả năm nữ học viên đều đã bị đưa đến Nhà tù Nữ Tỉnh Hắc Long Giang vào ngày 7 tháng 1 năm 2022. Hiện chưa có thông tin về tình hình của hai nam học viên.

2022-1-26-haerbin-falun-gong-practitioners_01--ss.jpg

Bà Đường Trúc Nhân

2022-1-26-haerbin-falun-gong-practitioners_02.jpg

Ông Lý Lực Tráng

2022-1-26-haerbin-falun-gong-practitioners_03--ss.jpg

Bà Lý Diễm Thanh

Bảy học viên này đã bị bắt vào ngày 7 và 8 tháng 4 vì gọi điện thoại nói với người dân về việc chính quyền cộng sản Trung Quốc đã che đậy đại dịch như thế nào và chia sẻ thông tin về các bệnh nhân nhiễm virus corona đã hồi phục nhờ niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!” như thế nào.

Cảnh sát cáo buộc họ thực hiện các cuộc gọi truyền giáo và vi phạm Điều 300 của luật hình sự, tức là “lợi dụng tổ chức tà giáo phá hoại việc thực thi pháp luật”, đây là cái cớ quy chuẩn được nhà chức trách sử dụng để hình sự hóa các học viên Pháp Luân Công.

Bốn phiên xét xử

Các học viên đã bị đưa ra xét xử tại Tòa án quận Nhượng Hồ Lộ bốn lần, vào các ngày 17 và 29 tháng 12 năm 2020, ngày 22 tháng 6 và ngày 21 tháng 10 năm 2021. Ngày 17 tháng 11 năm 2021, thẩm phán đã tuyên án họ.

Chỉ một ngày trước phiên xét xử đầu tiên, thẩm phán chủa tọa Tiết Cường mới thông báo về ngày diễn ra phiên tòa cho luật sư của bà Đường (mặc dù luật pháp quy định phải thông báo trước ít nhất ba ngày), nên luật sư không thể thu xếp tham dự phiên tòa. Thẩm phán cũng không thông báo cho luật sư của bà Đinh về phiên xét xử, nên luật sư cũng không tham dự được phiên tòa đó.

Trong phiên xét xử thứ hai, tòa án viện cớ dịch bệnh [virus corona] để kiên quyết tổ chức xét xử trực tuyến, bốn luật sư vốn dự định biện hộ vô tội cho thân chủ của họ cùng thân nhân của các học viên bị cấm tham dự phiên tòa. Ông Lý đã phản đối phiên xét xử trực tuyến và từ chối tham dự phiên tòa.

Trong phiên xét xử thứ ba, thẩm phán lại tiếp tục tổ chức xét xử trực tuyến. Khi ông Lý từ chối tham dự phiên tòa để phản đối, thẩm phán đã ra lệnh cho chấp hành viên tòa án đưa ông đến phòng xử án tạm thời trong trại tạm giam và khống chế ông ngồi yên trên ghế trong suốt phiên xét xử.

Bà Đường đang phải vật lộn với bệnh tật cũng buộc phải tham dự phiên tòa, dù lù đó bà bị chóng mặt và không thể nói năng một cách rõ ràng. Khi luật sư của bà yêu cầu thẩm phán hoãn phiên xét xử vì tình trạng sức khỏe của bà, thẩm phán đã phớt lờ ông và nói: “Ông cứ việc kiện tôi lên Ủy ban Chính trị và Pháp luật.”

Thẩm phán đã bắt tất cả các học viên và luật sư của họ đợi trong một tiếng đồng hồ để công tố viên Phong Quang truy cập vào mạng. Không có nhân chứng nào xuất hiện trước tòa và không có bằng chứng nào được đưa ra tòa để đối chất.

Thẩm phán đã ra lệnh cho một số chấp hành viên tòa án đứng phía sau các học viên và luật sư, đồng thời thẩm phán cũng liên tục ngắt lời bào chữa của học viên và các luật sư. Kết thúc phiên tòa, các luật sư nói rằng họ không thể hoàn thành phần bào chữa trong phiên xét xử này. Một luật sư đã bị chấp hành viên đuổi ra ngoài, sau khi thẩm phán cáo buộc ông đã có “phát ngôn phản động”.

Cả trại tạm giam và con gái của bà Đường liên tục yêu cầu thẩm phán để bà được tại ngoại do tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, nhưng thẩm phán đã phớt lờ họ.

Gia đình của các học viên đã nộp đơn khiếu nại thẩm phán Tiết, yêu cầu loại ông ta và công tố viên Phong ra khỏi vụ án của họ, nhưng vô ích.

Giống như các phiên xét xử trước, thẩm phán Tiết không cho phép luật sư của các học viên nói bất cứ điều gì về Pháp Luân Công trong phiên xét xử thứ tư, ông ta cũng không đưa ra bất kỳ nghi vấn nào liên quan đến bằng chứng ngụy tạo chống lại các học viên.

Bài liên quan:

Hắc Long Giang: Tòa án Trung cấp giữ nguyên bản án oan sai đối với bảy cư dân

Bảy cư dân Hắc Long Giang bị kết án lên tới gần 11 năm vì đã gọi điện giảng chân tướng Pháp Luân Công

Bốn cư dân Hắc Long Giang bị xét xử vì kiên định đức tin, luật sư bác bỏ cáo buộc sai trái chống lại thân chủ của họ

Người phụ nữ 70 tuổi đang hồi phục sau đợt phẫu thuật gần đây đã bị buộc phải tham dự phiên tòa xét xử

Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang: Mười hai học viên bị bắt giữ trong vòng hai ngày, sáu trường hợp bị truy tố

Từng bị tra tấn và tấn công tình dục ở trong tù, bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình bị bắt giữ một lần nữa vì lên tiếng cho đức tin của mình

Thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang: Học viên Pháp Luân Công bị sách nhiễu, bắt giữ vì truyền rộng thông tin về đức tin của họ

Bác sỹ kiện Giang Trạch Dân vì đã huỷ hoại sự nghiệp và giam cầm ông trong nhiều năm

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/1/27/437338.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/19/199242.html

Đăng ngày 30-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share