Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-02-2022] Bà Trịnh Tú Hoa, một cư dân thành phố Lãng Trung, tỉnh Tứ Xuyên, đã bị tòa án ở một thành phố cách đó 1.600 km kết án vào tháng 8 năm 2021, sau một vụ bắt giữ xảy ra trước đó 3 năm. Bản án được ban hành chỉ vài tháng sau khi bà vừa kết thúc một án tù khác. Cả hai lần bà đều bị kết án chỉ vì kiên định đức tin vào Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Đầu tháng 1 năm 2022, chấp hành viên của Tòa án Thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô (cách Lãng Trung khoảng 1.600 km) bắt giữ bà Trịnh và đưa bà tới đó để thụ án. Kể từ đó đến nay, gia đình bà không biết bất kỳ thông tin gì của bà.

2014-2-27-minghui-zhengsuhua--ss.jpg

Bà Trịnh Tố Hoa khi còn trẻ

Bà Trịnh 65 tuổi là một công nhân nhà máy tơ lụa đã nghỉ hưu. Bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 2007. Kể từ năm 2010 đến nay, bà đã bị bắt 9 lần, bị giam trong trung tâm tẩy não 1 lần và bị kết án tù 3 lần vì nâng cao nhận thức về cuộc bức hại.

Ba án tù

Ngày 18 tháng 2 năm 2014, bà Trịnh bị bắt khi đang phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công trên đường phố. Cảnh sát từ Đồn Công an Đông Thành đã tịch thu xe đạp, túi xách và tài liệu Pháp Luân Công của bà. Đến buổi chiều, họ lục soát nhà và lấy đi điện thoại di động, các sách Pháp Luân Công và nhiều tài liệu thông tin khác của bà.

Ngày 21 tháng 10, bà Trịnh bị kết án 3 năm tù sau 8 tháng bị giam giữ hình sự tại Trại tạm giam Thành phố Nam Sung (cách Lãng Trung khoảng 96km). Lương hưu của bà đã bị đình chỉ trong thời gian bà thụ án.

Sau khi bà được trả tự do vào năm 2018, bà Trịnh đã đến thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô để chăm sóc con dâu và cháu nội mới sinh của bà. Bà bị tố cáo vì đã nói với mọi người về Pháp Luân Công ở trên xe buýt và bị cảnh sát của Đồn Công an Quận Thê Hà bắt giữ.

Bốn tháng sau bà được tại ngoại và trở về Lãng Trung. Vào ngày 5 tháng 7 năm 2019, bà lại bị bắt khi đang ghé thăm một học viên khác mà không hay biết rằng cảnh sát đang lục soát nhà của học viên đó. Cả hai người đều bị đưa đến đồn công an để thẩm vấn. Nhà riêng của bà Trịnh đã bị lục soát vào buổi chiều cùng ngày.

Ngày hôm sau bà Trịnh bị đưa đến trại tạm giam Thành phố Nam Sung và sau đó bị kết án 1,5 năm tù vào ngày 7 tháng 12 năm 2019. Lương hưu của bà lại bị đình chỉ trong thời gian bà thụ án.

Chỉ vài tháng sau khi được trả tự do vào tháng 1 năm 2021, bà đã bị Tòa án Quận Thê Hà ở Nam Kinh triệu tập cho vụ bắt giữ bà năm 2018. Tuy nhiên bà đã từ chối đến đó.

Bà thường xuyên đến văn phòng an sinh xã hội địa phương ở Lãng Trung và yêu cầu nhà chức trách trả lại tiền lương hưu cho bà. Dưới áp lực khủng khiếp do cuộc bức hại, chồng bà thường xuyên đánh đập và bạo hành bà vì bà kiên định tu luyện Pháp Luân Công tại nhà.

Sau đó chấp hành viên Tòa án Quận Thê Hà sau đó đã từ Nam Kinh đến Lãng Trung để bắt bà Trịnh. Sau khi trại tạm giam Quận Thê Hà từ chối nhận bà khi phát hiện bà bị gãy xương do bị chồng đánh đập, chấp hành viên tòa án đã đưa bà trở lại Lãng Trung.

Tuy nhiên, đến tháng 8 năm 2021, Tòa án Quận Thê Hà đã triệu tập bà Trịnh một lần nữa. Khi bà tiếp tục từ chối, Tòa án Quận Thê Hà đã làm việc với Tòa án Thị trấn Bảo Ninh ở Lãng Trung để kết án bà Trịnh 1 năm tù và phạt tiền 10.000 nhân dân tệ. Chồng bà đã nộp tiền phạt cho tòa án và bị nhà chức trách ép phải nộp thêm 6.000 nhân dân tệ nữa.

Tháng 1 năm 2022, chấp hành viên Tòa án Quận Thê Hà lại đến Lãng Trung và đưa bà Trịnh đến Nam Kinh, với lý do bà vẫn còn 8 tháng phải thụ án. Gia đình bà đã không nhận được bất kỳ thông tin gì về bà kể từ đó.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/25/439365.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/5/199404.html

Đăng ngày 29-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share