Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-06-2021] Mặc dù rất yếu sau khi trải qua đợt phẫu thuật, nhưng bà Đường Trúc Nhân, một cư dân 70 tuổi ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang đã buộc phải hầu tòa tại Tòa án Nhượng Hồ Lộ vào ngày 22 tháng 6 năm 2021 vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bức hại từ năm 1999.

2021-6-19-mh-tangzhuyin.jpg

Bà Đường Trúc Nhân

Bà Đường bị giam giữ hơn một năm tại Trại tạm giam Số 2 Đại Khánh sau khi bà cùng sáu học viên Pháp Luân Công khác bị bắt giữ vào ngày 7 và ngày 8 tháng 4 năm 2020 trong khi đang gọi điện nói chuyện với công chúng về việc ĐCSTQ đã sử dụng chiến thuật tương tự cuộc bức hại Pháp Luân Công để che đậy đại dịch virus corona. Nhà của các học viên bị lục soát.

Phiên tòa xét xử

Sau khi vụ bắt giữ các học viên được phê chuẩn (gia đình họ không nhận được thông báo), hồ sơ vụ án của họ được trình lên Viện Kiểm sát quận Nhượng Hồ Lộ và sau đó được chuyển tới Tòa án quận Nhượng Hồ Lộ.

Tòa án có kế hoạch đưa các học viên ra xét xử thông qua một phiên tòa trực tuyến vào ngày 29 tháng 12 năm 2020. Trước khi phiên xét xử bắt đầu, tòa án đã sử dụng đại dịch làm lý do để ngăn cản gia đình học viên tham dự phiên tòa; tòa án còn ngăn cản luật sư của học viên bào chữa vô tội cho thân chủ của họ với lý do rằng họ đã đi qua điểm nóng virus corona trên đường đến Cáp Nhĩ Tân, ngay cả khi kết quả xét nghiệm virus corona của họ âm tính. Cùng thời điểm đó, năm luật sư do tòa án chỉ định đã được phép tham dự phiên xét xử, họ được chỉ đạo nhận tội thay cho các học viên.

Với sự phản đối mạnh mẽ của cả luật sư và người nhà các học viên, cuối cùng phiên tòa xét xử đã bị hủy và hoãn lại.

Bảy học viên đã bị Tòa án quận Nhượng Hồ Lộ đưa ra xét xử trong trại tạm giam thông qua phiên xét xử trực tuyến vào ngày 22 tháng 6 năm 2021. Gia đình và luật sư của họ đã tham dự phiên tòa trong phòng xét xử. Học viên Lý Lực Tráng (nam) đã phản đối phiên tòa xét xử trực tuyến, nhưng thẩm phán phớt lờ yêu cầu của ông bất chấp việc theo chính sách mới quy định rằng thẩm phán không thể cưỡng chế tiến hành phiên tòa xét xử trực tuyến nếu bị cáo phản đối. Thẩm phán còn chế nhạo ông Lý vì cố gắng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

Sau khi trải qua phẫu thuật, bà Đường đã được gắn túi thoát nước và đặt ống truyền tĩnh mạch mỗi ngày. Thẩm phán cưỡng ép bà phải đứng xét xử mặc dù bà đang rất yếu.

Khi bà Đường được hai chấp hành viên đưa ra ngoài, bà đã không thể ngồi thẳng người vì bà rất yếu. Luật sư của bà chỉ trích thẩm phán và cảnh sát vì đối xử vô nhân đạo đối với thân chủ của mình. Sau đó, bà Đường bị đưa trở lại phòng giam trong trại tạm giam.

Vào buổi chiều, thẩm phán đã chỉ đạo cảnh sát đưa bà Đường quay lại để xét xử lần nữa. Bà vô cùng khó chịu, đôi khi bà phải nghiêng sang một bên. Bà cũng gặp nhiều khó khăn khi nói chuyện. Khi con gái bà phản đối sự ngược đãi của thẩm phản đối với mẹ của mình, cô đã bị chấp hành viên tòa án lôi ra khỏi phòng xét xử.

Công tố viên Phong Quang cáo buộc các học viên đã gọi hàng chục nghìn cuộc điện thoại cho công chúng trong khi đang ở ngoài đường một cách có tổ chức từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2020, nhưng không cung cấp nhật ký cuộc gọi hay bất kỳ nhân chứng nào cho cáo buộc của ông ta.

Luật sư của các học viên thừa nhận rằng thân chủ của họ có gọi điện cho công chúng để nói về cuộc bức hại trong khi đang đi bộ ở bên ngoài để tránh việc cảnh sát hay các công ty viễn thông theo dõi địa chỉ của họ. Nhưng trong 100 ngày gần đây, từ ngày 1 tháng 1 tới ngày 8 tháng 4 (khi họ bị bắt giữ), Trung Quốc đã trải qua đợt đỉnh điểm của dịch bệnh và các học viên chỉ được phép ra khỏi nhà vài lần trong thời gian rất ngắn. Chỉ đơn giản là không có cách nào để họ gọi 10 nghìn cuộc điện thoại với thời gian rất hữu hại trong giai đoạn đó.

Trong khi luật sư đang nói, thẩm phán liên tiếp ngắt lời họ.

Sau đó một luật sư lập luận rằng không có cơ sở pháp lý cho tòa án kết án các học viên Pháp Luân Công. Thẩm phán ra lệnh cho chấp hành viên tòa án đuổi ông ra khỏi phòng xét xử với lý do “công khai đưa ra nhận xét phản động chống chính phủ và chống Trung Quốc.”

Khi luật sư khác là ông Đổng Tiền Dũng vừa mới giơ tay, thì phẩm phán đã ra lệnh cho chấp hành viên đuổi ông ra khỏi phòng. Luật sư phản đối: “Tôi vẫn chưa bắt đầu nói!” Do đó chấp hành viên đã buông lỏng tay ông ra.

Các vụ bắt giữ trước đây

Đây không phải là lần đầu bà Đường bị bắt giữ.

Sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu, bà Đường đã tới chính quyền địa phương để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công vào ngày 22 tháng 7 năm 1999 và bà đã bị bắt giữ. Nhà chức trách đã điều xe buýt tới để đưa bà cùng các học viên khác tới nhà thi đấu địa phương và phơi họ dưới cái nắng thiêu đốt của mùa hè trong một ngày. Hầu hết các học viên đã được thả ra vào tối cùng ngày sau khi nhà chức trách thu thập tên và địa chỉ của họ.

Sáng ngày hôm sau, bà Đường tới công viên để luyện các bài công Pháp Luân Công như bình thường. Bà bị bắt giữ lần nữa và được yêu cầu viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công.

Tháng 9 năm 1999, bà Đường bị bắt giữ vì tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và bà bị đưa về thành phố Cáp Nhĩ Tân. Bà bị giam giữ tại trại tạm giam Số 2 Thành phố Cáp Nhĩ Tân 15 ngày.

Bà Đường bị bắt giữ thêm hai lần nữa vào tháng 1 và tháng 11 năm 2000 khi bà đi tới Bắc Kinh. Khi đang trên đường tới Bắc Kinh, bà mang theo chiếc điện thoại di động mới mua 3.000 nhân dân tệ. Chiếc điện thoại đã bị cảnh sát mặc thường phục tịch thu. Trong một đêm ở trại tạm giam quận Triêu Dương ở Bắc Kinh, lính canh buộc bà phải mua giường ngủ 300 nhân dân tệ nhưng sau khi trả tiền bà đã không nhận được giường.

Ngày hôm sau, bà bị đưa tới thành phố Cáp Nhĩ Tân. Bà và bốn học viên khác cũng bị bắt giữ đã phải chi trả chi phí đi lại của cảnh sát. Trên đường đến thành phố Cáp Nhĩ Tân, cảnh sát đã buộc các học viên phải dừng ở bến thượng, mặc dù mỗi học viên đều đã mua vé riêng, trong khi đó cảnh sát đặt vé tới bến thượng.

Sau khi quay lại thành phố Cáp Nhĩ Tân, bà Đường bị giam giữ ba tháng và sau đó được trả tự do. Chồng bà bị cưỡng ép trả 3.000 nhân dân tệ cho cục công an. Trưởng bộ phận an ninh đã nói với chồng bà rằng sau một năm số tiền sẽ được trả lại nếu bà Đường không tới Bắc Kinh nữa. Một năm sau, chồng bà tới để hỏi về số tiền và được trả lời rằng bà Đường phải tự đến lấy. Cuối cùng họ đã không trả lại số tiền.

Sự tra tấn trong trại lao động

Bà Đường bị bắt giữ lần nữa vào ngày 8 tháng 4 năm 2001. Cảnh sát của Đồn Công an Hoa Viên Nhai đã buộc bà ngồi trên ghế kim loại một ngày để thẩm vấn. Cảnh sát không cho phép bà ngủ và mở cửa sổ để “đóng băng” bà. Một cảnh sát sử dụng gậy kim loại để đập vào chân và đầu gối của bà khiến bà run lên trong đau đớn.

Sau đó bà Đường bị kết án hai năm lao động cưỡng bức mà không thông qua thủ tục pháp lý.

2006-3-4-msj-kuxin-58.jpg

Dụng cụ sử dụng để tra tấn học viên Pháp Luân Công: Ghế kim loại

Ngày 10 tháng 8 năm 2006, bà Đường bị bắt giữ và bị kết án 1,5 năm lao động cưỡng bức lần nữa. Bà bị giam giữ trong Trại Lao động Cưỡng bức Vạn Gia một năm và sau đó bị giam giữ trong Trại Lao động Cưỡng bức Tiền Tiến nửa năm.

Khi đang bị giam giữ trong trại lao động, bà Đường đã bị buộc phải ngồi lên ghế đẩu nhỏ mỗi ngày từ sáng đến đêm và bị buộc phải nghe những tuyên truyền tấn công Pháp Luân Công. Bà còn bị cưỡng ép lao động không công như sản xuất túi giấy, đóng gói que kem và gói đế giầy. Bà phải làm việc đến nửa đêm nếu bà không thể hoàn thành sản lượng hàng ngày. Bà và các học viên khác còn bị cưỡng bức lát gạch một con đường dưới cái nắng thiêu đốt.

2018-4-5-mh-jilin-jail-torture-10.jpg

Minh họa tra tấn: Ngồi trong thời gian dài

Vào năm 2002, giám đốc Trại Lao động Cưỡng bức Vạn Gia đã chuyển các lính canh nam tới phòng nữ. Một ngày, hai lính canh nam đã nhốt bà Đường trong phòng và cưỡng ép bà ngồi xổm. Sau đó, lính canh sốc điện vào đầu, cánh tay và bàn tay của bà, đặc biệt là những chỗ mà bà bị ghẻ và chảy mủ.

2004-9-13-longshan7.jpg

Minh họa tra tấn: Sử dụng dùi cui điện để sốc điện

Tháng 10 năm 2006, một lính canh đưa bà Đường tới một phòng trống và cưỡng ép bà ngồi lên ghế đẩu nhỏ. Sau đó, lính canh đã trói tay của bà ra sau lưng trong khi một lính canh khác luồn đầu dây còn lại qua cửa sổ và kéo dây thừng ép xuống cho đến khi bà không thể nâng cánh tay lên được. Lính canh đầu đã đẩy ghế đẩu đi khiến bà lơ lửng trên không. Khi đó, bà Đường cảm thấy cơ thể mình như thể bị xé ra từng mảnh. Sau đó, một lính canh còn lại đã lắc chân bà dữ dội trong khi lính canh đầu sử dụng dùi cui điện để sốc điện vào cánh tay và bàn tay của bà.

2012-8-5-minghui-persecution-192921-0.jpg

Minh họa tra tấn: Treo người lơ lửng trên không

Sau khi bà Đường được về nhà, cảnh sát cộng đồng đã sách nhiễu bà vài lần và yêu cầu bà tới đồn công an mỗi tuần một lần. Nhà chức trách khu dân cư đã giám sát bà; nơi bà làm việc cũng dừng việc trả lương cho bà.

Một người tốt

Bà Đường là nhân viên về hưu của Nhà máy Nguyên liệu Bạch kim Vonfam Cáp Nhĩ Tân. Ngày 25 tháng 4 năm 1995, bà gặp một người bạn giới thiệu cho bà về Pháp Luân Công. Khi nghe nói rằng Pháp Luân Công có lợi ích về sức khỏe và dạy con người nâng cao phẩm chất đạo đức, bà Đường đã mượn cuốn sách chính của Pháp Luân Công, cuốn Chuyển Pháp Luân, từ người bạn để đọc. Vào sáng ngày hôm sau, bà tới điểm luyện công gần nhà và bắt đầu luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công. Rất nhiều bệnh của bà gồm bệnh tim, bệnh dạ dày, viêm khớp và bệnh đau nửa đầu đã nhanh chóng được trị khỏi.

Bà Đường sống hành theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công để trở thành người tốt và luôn nghĩ cho người khác trước. Bà đã loại bỏ được tính xấu của mình và có mối quan hệ hòa ái với chồng. Bà cũng rất hòa thuận với gia đình nhà chồng.

Tại nơi làm việc bà không còn tranh giành lợi ích cá nhân. Bà đã từ bỏ cơ hội được tăng lương sau khi biết rằng đồng nghiệp của bà cần tăng lương hơn bà.

Khi nhà máy muốn cho công nhân nghỉ việc, bà Đường đã nghĩ tới người khác trước bản thân và bà tình nguyện nghỉ việc.

Bài liên quan:

Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang: Mười hai học viên bị bắt giữ trong vòng hai ngày, sáu trường hợp bị truy tố

Hắc Long Giang: Bảy cư dân bị đưa ra xét xử vì nâng cao nhận thức về cuộc bức hại tín ngưỡng

Bài liên quan tiếng Trung:

https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/29/427543.html

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/6/20/427197.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/7/19/194145.html

Đăng ngày 28-07-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share