Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-12-2021] Ngày 10 tháng 12 năm 2021, Tòa án Trung cấp thành phố Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang đã bác kháng cáo bản án oan sai của bảy cư dân địa phương bởi đức tin của họ đối với Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại kể từ năm 1999.

Ông Lý Trực Tráng, một cựu bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình 48 tuổi, bị kết án 10 năm 8 tháng tù và phạt 80.000 nhân dân tệ.
Bà Đường Trúc Nhân, ngoài 70 tuổi, bị kết án 9 năm 4 tháng tù và bị phạt 50.000 nhân dân tệ.
Bà Triệu Lệ Hoa bị kết án 7 năm 5 tháng tù và bị phạt 40.000 nhân dân tệ.
Ông Hoắc Hiểu Huy bị kết án 7 năm 3 tháng tù và bị phạt 40.000 nhân dân tệ.
Bà Đinh Yến bị kết án 4 năm 2 tháng tù và bị phạt 30.000 nhân dân tệ.
Bà Tiêu Kỳ Hoa bị kết án 4 năm và bị phạt 30.000 nhân dân tệ.
Bà Lý Diễm Thanh bị kết án 1 năm 10 tháng và bị phạt 20.000 nhân dân tệ.

Bảy học viên này đã bị bắt vào ngày 7 và 8 tháng 4 vì gọi điện thoại nói với người dân về việc chính quyền cộng sản Trung Quốc đã che đậy đại dịch như thế nào và chia sẻ thông tin về các bệnh nhân nhiễm virus corona đã hồi phục nhờ niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!” như thế nào.

Cảnh sát cáo buộc họ thực hiện các cuộc gọi truyền giáo và vi phạm Điều 300 của luật hình sự, tức là “lợi dụng tổ chức tà giáo phá hoại việc thực thi pháp luật”, đây là cái cớ quy chuẩn được nhà chức trách sử dụng để hình sự hóa các học viên Pháp Luân Công.

Các học viên đã bị đưa ra xét xử tại Tòa án quận Nhượng Hồ Lộ bốn lần, vào các ngày 17 và 29 tháng 12 năm 2020, ngày 22 tháng 6 và ngày 21 tháng 10 năm 2021.

Ngày 17 tháng 11 năm 2021, thẩm phán tuyên án họ. Đến ngày 29 tháng 11, họ đã kháng cáo lên Tòa án Trung cấp thành phố Đại Khánh.

Ngày 1 tháng 12, Tòa này đã nhận đơn kháng án của họ và chín ngày sau, tòa đã ra phán quyết giữ nguyên các bản án ban đầu của họ.

Ngày 17 tháng 12, một người nhà của ông Lý Trực Tráng đã gọi đến tòa án, ông đã vô cùng sửng sốt khi biết rằng tòa án này đã ra phán quyết giữ nguyên bản án ban đầu. Dưới đây là cuộc nói chuyện của ông ấy với thẩm phán Triệu Bằng.

–—-

Người nhà của ông Lý (sau đây gọi là “người nhà“): Chỉ mới mấy ngày, ông có nghĩ rằng ông đã quá tắc trách trong việc ra phán quyết không? Các ông đã cho điều tra chưa? Ông có lắng nghe ý kiến pháp lý của các luật sư không?

Thẩm phán Triệu: “Chúng tôi đã đưa ra quyết định sau khi quan tòa chúng tôi cùng nhau bàn bạc. Đó không phải là ý kiến của một mình cá nhân tôi.

Người nhà: “Các luật sư không được phép lên tiếng trong phiên tòa sơ thẩm. Ông đã đưa ra một kết luận vội vàng cho án lớn như vậy mà không tiến hành điều tra toàn diện? Thời hạn tù và tiền phạt của ông Lý đều khá nặng. Mạng người là vô giá! Làm thế nào chúng tôi có thể trông chờ tòa trung cấp duy trì công lý cho nhân dân trong khi các ông lại không thể bảo vệ công lý cho cá nhân ông ấy chứ? Chúng tôi không biết liệu ông ấy có thể sống sót trở về nhà sau 10 năm tù hay không. Ông ấy đã không làm gì sai cả, ông ấy chỉ đơn giản là đang thực hành tín ngưỡng của mình mà thôi.”

Thẩm phán Triệu: Tôi không muốn thảo luận với ông về vấn đề tín ngưỡng qua điện thoại. Nhà nước có quy định của nhà nước.”

Người nhà: “Ở phiên tòa sơ thẩm, ông phải xem xét hồ sơ và thu thập bằng chứng đúng không? Chúng tôi đã đặt rất nhiều niềm tin vào ông như vậy! Giờ đây ông lại vội vàng kết thúc vụ án chỉ trong một tuần? Ông sẽ cảm thấy thế nào nếu chuyện này xảy ra với người nhà ông? Nếu một ngày nào đó, Pháp Luân Công được minh oan, thì lúc đó ông có gánh nổi trách nhiệm không?”

Thẩm phán Triệu: “Nếu ông không đồng ý với phán quyết của chúng tôi, thì ông có thể kháng cáo theo luật.”

Người nhà: “Khi ông lập án, các ông lại không thông báo cho chúng tôi.”

Thẩm phán Triệu: “Các ông chỉ nên làm theo thủ tục pháp lý. Chúng tôi cũng đã đưa ra quyết định của mình. Tôi không thể đưa ra thêm ý kiến nào về vụ án này nữa.”

Người nhà: “Các ông căn cứ vào đâu mà lại vội vàng đưa ra phán quyết với mức án nặng như vậy?”

Thẩm phán Triệu: “Việc ông ấy có tội hay không, tín ngưỡng của ông ấy có đúng hay không, không phải do chúng tôi quyết định. Tôi cũng không thể nói thêm gì với ông nữa. Quốc gia có pháp luật của quốc gia, và chúng tôi chỉ có thể chấp hành pháp luật.”

Người nhà: “Quốc gia có luật gì nhỉ? Danh sách tà giáo của nhà nước không có Pháp Luân Công phải không?”

Thẩm phán Triệu: “Tôi không muốn thảo luận việc này với ông.”

Người nhà: “Là một thẩm phán, nếu ông không muốn nói về chuyện này, vậy ông muốn nói về việc gì?” Thẩm phán Triệu: “Chúng tôi đã căn cứ theo luật mà đưa ra quyết định cuối cùng này.”

Người nhà: “Ông đã không tuân thủ luật khi ra phán quyết. Tôi không biết ông căn cứ và cơ sở pháp lý nào nữa. Tôi muốn biết người nhà của tôi đã vi phạm luật gì. Là một thẩm phán, ông phải biết điều đó, đúng không?”

Thẩm phán Triệu: “Đừng đặt những câu hỏi đó với tôi. Tôi không muốn thảo luận những điều đó với ông. Chúng tôi đã làm những gì nên làm. Ông vẫn có thể yêu cầu xem xét lại vụ án nhưng đừng hỏi tôi làm thế nào. Tôi không biết nhiều về nó. Ông có thể tìm luật sư cho mình.”

Người nhà: “Ông phải tuân thủ pháp luật khi xử lý vụ án này. Ông phải cho luật sư của chúng tôi cơ hội. Ông phải cho chính ông và chúng tôi cơ hội. Ông ra phán quyết chỉ trong vòng một tuần. Quá vội vàng và bất cẩn! Ông sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc kết án oan sai như thế. Ông phải có trách nhiệm với bản thân. Chẳng phải chính quyền trung ương đang xem xét lại những vụ án oan sai xảy ra trong nhiều năm qua sao?”

Thẩm phán Triệu: “Chúng tôi không hề đưa ra quyết định một cách tắc trách. Chúng tôi biết trách nhiệm của mình. Chúng tôi cho rằng chúng tôi không kết án oan sai.”

Người nhà: “Tại tòa sơ thẩm kết án ông Lý, các ông không đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào cả. Đây chính là kết án oan sai.”

Thẩm phán Triệu: “Sao ông không thuyết phục người nhà đừng tập Pháp Luân Công nữa?”

Người nhà: “Ông ấy tập Pháp Luân Công không có gì sai cả. Ông ấy chỉ muốn làm một người tốt.”

Thẩm phán Triệu: “Việc luyện Pháp Luân Công ra sao?”

Người nhà: “Ông Lý là một bác sĩ. Ông không bao giờ nhận quà cáp đút lót từ bệnh nhân. Ông ấy đã từng trả chi phí truyền máu cho bệnh nhân khi người đó không có đủ tiền. Trong gia đình, ông ấy hiếu thảo và kính trọng người lớn tuổi. Những việc như vậy có gì sai?”

Thẩm phán Triệu: “Tôi không muốn nói về việc này. Nếu ông cho rằng nó tốt, thì tôi không có gì để nói.”

Người nhà: “Vậy thì tôi có thể nói gì đây? Người dân trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đang luyện Pháp Luân Công.”

Thẩm phán Triệu: “Theo những gì ông nói, nếu ông cho rằng không có gì sai, vậy thì tôi cũng không có gì để nói.”

Người nhà: “Họ tín ngưỡng vào Chân-Thiện-Nhẫn. Ông nói xem Chân-Thiện-Nhẫn thì có gì sai? Nó là phạm pháp sao?”

Thẩm phán Triệu: “Chúng ta không bàn luận chuyện này với ông nữa.”

Người nhà: “Ông vẫn giữ nguyên bản án như vậy đối với những người vô tội, kể cả với một người phụ nữ lớn tuổi [ám chỉ bà Đường Trúc Nhân, ở độ tuổi 70]. Chúng tôi không biết liệu họ có thể sống sót trở về không. Tổng cộng là bảy gia đình đó! Không phải các ông đang hủy hoại bảy gia đình này sao? Ai cũng biết nhà tù còn tra tấn người ta để cưỡng chế họ từ bỏ đức tin của mình. Rất nhiều người đã bị đánh đập đến chết.”

Thẩm phán Triệu: “Tôi không biết ai đã bị cưỡng chế từ bỏ tập luyện hay bị đánh đập đến chết. Tôi không muốn nói chuyện với ông nữa. Ông nên làm theo thủ tục pháp lý.”

Người nhà: “Tôi biết ông không phải là người đưa ra quyết định cuối cùng. Nhưng nếu sau này ông gặp phải vụ án nào liên quan đến học viên Pháp Luân Công, ông nên nghĩ cho bản thân mình, đừng nên bất cẩn mà vội vàng đưa ra quyết định.”

Thẩm phán Triệu: “Nếu ông không còn gì để nói thì tôi gác máy đây.”

Những thủ phạm tham gia bức hại làm việc trong Tòa án Trung cấp thành phố Đại Khánh:

Chủ tọa Ngũ Dương (伍洋)
Thẩm phán Triệu Bằng (赵鹏)
Thẩm phán Vương Hải Yến (王海燕)
Trợ lý thẩm phán Lưu Quốc Hỷ (刘国喜)
Thư ký tòa án Từ Mạn (徐曼)

(Thông tin liên lạc của những thủ phạm tham gia bức hại khác có trong bản gốc tiếng Trung.)

Bài liên quan:

Bảy cư dân Hắc Long Giang bị kết án lên tới gần 11 năm vì đã gọi điện giảng chân tướng Pháp Luân Công

Bốn cư dân Hắc Long Giang bị xét xử vì kiên định đức tin, luật sư bác bỏ cáo buộc sai trái chống lại thân chủ của họ

Người phụ nữ 70 tuổi đang hồi phục sau đợt phẫu thuật gần đây đã bị buộc phải tham dự phiên tòa xét xử

Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang: Mười hai học viên bị bắt giữ trong vòng hai ngày, sáu trường hợp bị truy tố

Từng bị tra tấn và tấn công tình dục ở trong tù, bác sỹ phẫu thuật chỉnh hình bị bắt giữ một lần nữa vì lên tiếng cho đức tin của mình

Thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang: Học viên Pháp Luân Công bị sách nhiễu, bắt giữ vì truyền rộng thông tin về đức tin của họ

Bác sỹ kiện Giang Trạch Dân vì đã huỷ hoại sự nghiệp và giam cầm ông trong nhiều năm

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/26/435338.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/17/198174.html

Đăng ngày 07-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share