Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 02-09-2021] Xử phạt những kẻ vi phạm nhân quyền đã trở thành một sự đồng thuận của các nước dân chủ. Sau khi Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Magnitsky vào năm 2016, Canada, Vương Quốc Anh và 27 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu đã ban hành đạo luật tương tự. Australia và Nhật Bản cũng đang làm việc để ban hành luật tương tự.

Theo những đạo luật này, các học viên Pháp Luân Công đã lập danh sách những thủ phạm liên quan tới cuộc bức hại Pháp Luân Công trong vài năm trở lại đây. Hàng năm, họ đã gửi một số danh sách cho các chính phủ dân chủ, hối thúc họ trừng phạt những thủ phạm được nêu tên.

Bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công ở hơn 30 quốc gia đã nộp danh sách mới nhất của những thủ phạm tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công tới chính phủ quốc gia của họ, yêu cầu xử phạt những kẻ vi phạm nhân quyền gồm việc từ chối nhập cảnh và đóng băng tài sản ở nước ngoài.

Một cái tên được nêu ra trong danh sách này là Cát Bỉnh Hiên.

Thông tin thủ phạm

4fad5bc07e0c1cf1bd50a6415f64fcb8.jpg

Tên đầy đủ của thủ phạm: Cát (họ) Bỉnh Hiên (tên) (tiếng Trung: 吉炳轩)
Giới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày/năm sinh: Tháng 11 năm 1951
Nơi sinh: Mạnh Tân, Tỉnh Hà Nam

Chức vụ

Tháng 11 năm 1998 – Tháng 7 năm 2001: Phó Chủ tịch Ban Quản lý Quốc gia về Phát thanh, Phim ảnh và Truyền hình (SARFT) kiêm phó Bí thư Uỷ ban Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Tháng 8 năm 2001 – Tháng 4 năm 2003: Phó Ban Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ kiêm Uỷ viên Văn phòng Duy trì Ổn định Trung ương ĐCSTQ.

Tháng 12 năm 2002 – Tháng 3 năm 2003: Uỷ viên Nhóm Lãnh đạo Trung ương ĐCSTQ về Ngăn chặn và Xử lý các vấn đề tà giáo

Tháng 4 năm 2003 – Tháng 3 năm 2008: Phó Ban điều hành Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ, Uỷ viên Văn phòng Duy trì Ổn định Trung ương ĐCSTQ kiêm Uỷ viên Nhóm Lãnh đạo Trung ương ĐCSTQ về Ngăn chặn và Xử lý các vấn đề tà giáo.

Tháng 11 năm 2005 – Tháng 5 năm 2008: Giám đốc Văn phòng Chỉ đạo Trung ương về Xây dựng Văn minh Tinh thần

Tháng 4 năm 2008 – Tháng 3 năm 2013: Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Hội đồng Nhân dân Tỉnh kiêm Bí thư Uỷ ban ĐCSTQ Hắc Long Giang

Tháng 3 năm 2013 – Hiện tại: Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.

Trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, Cát Bỉnh Hiên đã nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong chính quyền trung ương và chính quyền địa phương ĐCSTQ. Ông ta là một thành viên quan trọng của nhóm chủ chốt thuộc ĐCSTQ do Giang Trạch Dân lãnh đạo trong cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Trong nhiệm kỳ làm phó Chủ tịch Ban Quản lý Quốc gia về Phát thanh, Phim ảnh và Truyền hình (SARFT) kiêm phó Ban Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ, ông ta đã dùng bộ máy tuyên truyền dưới quyền mình để dựng nên và lan truyền các lời dối trá để lăng mạ Pháp Luân Công, từ đó “biện minh” cho cuộc bức hại và thuyết phục người dân hận thù môn tu luyện.

Trong nhiệm kỳ làm bí thư Uỷ ban Hắc Long Giang và Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Hội đồng Nhân dân Tỉnh, ông ta đã tích cực thi hành các chính sách bức hại là “bôi nhọ thanh danh, huỷ hoại thân thể và vắt kiệt tài chính”.

Hơn 22 năm qua, cuộc bức hại Pháp Luân Công ở tỉnh Hắc Long Gia là một trong những nơi tệ nhất Trung Quốc. Là thành viên chủ chốt của ĐCSTQ và cùng phe cánh với Giang Trạch Dân trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, tội ác của Cát Bỉnh Hiên cần được điều tra đầy đủ và ông ta không được miễn tội.

Sau đây là một số tội ác mà Cát Bỉnh Hiên thực hiện trong cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Tội ác trong nhiệm kỳ của Cát Bỉnh Hiên tại Ban Quản lý Quốc gia về Phát thanh, Phim ảnh và Truyền hình (SARFT)

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, sau khi ĐCSTQ công khai đàn áp Pháp Luân Công, SARFT ngay lập tức tuyên bố sự ủng hộ của nó. Dưới lãnh đạo của SARFT, các đơn vị phát thanh và điện ảnh của ĐCSTQ ở mọi cấp độ, từ trung ương đến địa phương, đã sản xuất và phát sóng một lượng lớn các chương trình phát thanh và phim ảnh để vu khống và tấn công Pháp Luân Công.

Đặc biệt, sau khi CCTV phát sóng vụ tự thiêu Thiên An Môn vào năm 2011, SARFT đã ra lệnh cho người của nó và các đài truyền hình địa phương khác sản xuất một loạt phim, chương trình truyền hình, phim truyền hình và những sản phẩm nghe nhìn khác để tiếp tục phỉ báng Pháp Luân Công.

Sự tuyên truyền này đã đổ thêm dầu vào lửa đối với cuộc bức hại, kích động người dân thù hận các học viên Pháp Luân Công và tạo động lực cho ĐCSTQ đàn áp. Cát Bỉnh Hiên, khi đó là phó Chủ tịch SARFT kiêm phó Bí thư Uỷ Ban ĐCSTQ Hắc Long Giang, phải chịu trách nhiệm cho những hoạt động này.

Tội ác trong nhiệm kỳ ở Ban Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ

Từ tháng 8 năm 2001 đến tháng 3 năm 2008, Cát Bỉnh Hiên là phó Ban và phó Ban điều hành Tuyên truyền Trung ương ĐCSTQ, Uỷ viên Văn phòng Duy trì Ổn định Trung ương ĐCSTQ kiêm Uỷ viên Nhóm Lãnh đạo Trung ương ĐCSTQ về Ngăn chặn và Xử lý các vấn đề tà giáo (tháng 3 năm 2003-tháng 4 năm 2004).

Là một tổ chức trực tiếp dưới quyền Uỷ ban Trung ương ĐCSTQ, Ban Tuyên truyền có toàn quyền kiểm soát những gì truyền thông quốc gia đưa ra và những gì cả quốc gia được tiếp xúc. Ban Tuyên truyền đã thao túng các phương tiện truyền thông để nguỵ tạo hàng trăm lời dối trá phỉ báng Pháp Luân Công nhằm kích động sự thù hận và lừa dối trong công chúng. Ban Tuyên truyền Trung ương trở nên quan trọng trong việc tác động đến ý kiến của công chúng trong cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ. Cát Bỉnh Hiên từng làm phó Ban Tuyên truyền Trung ương gần bảy năm và ông ta phải hoàn toàn chịu trách nhiệm cho tất cả những lời phỉ báng Pháp Luân Công trong thời gian đó.

Ngày 21 tháng 8 năm 2003, Cát Bỉnh Hiên đã viết một lời tựa với hơn mười ngàn từ cho Sách đỏ phỏng vấn tiêu điểm được công bố bởi chương trình “Phỏng vấn tiêu điểm” của CCTV. Trong lời tựa, ông ta hoan nghênh chương trình vì vai trò của nó trong việc “phơi bày và tố cáo” Pháp Luân Công. Chương trình “Phỏng vấn tiêu điểm” đã đóng một vai trò chủ yếu trong việc truyền bá lời tuyên truyền. Để tập trung sự chú ý vào cuộc đàn áp, đài đã sản xuất và phát sóng nhiều tập “Phỏng vấn tiêu điểm” làm mất uy tín Pháp Luân Công.

Ngoài ra, từ tháng 3 năm 2003 đến tháng 4 năm 2004, Cát Bỉnh Hiên cũng là Uỷ viên Văn phòng Duy trì ổn định Trung ương kiêm Uỷ viên Nhóm Lãnh đạo Trung ương ĐCSTQ về Ngăn chặn và Xử lý các vấn đề tà giáo. Trong thời gian này, một lượng lớn các học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại trên khắp đất nước.

Tội ác trong nhiệm kỳ ở tỉnh Hắc Long Giang

Những vụ bắt giữ các học viên Pháp Luân Công trên diện rộng

Cát Bỉnh Hiên là Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Hội đồng Nhân dân Tỉnh kiêm Bí thư Uỷ ban ĐCSTQ Hắc Long Giang từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 3 năm 2013. Trong thời gian này, cuộc bức hại Pháp Luân Công ở tỉnh Hắc Long Giang là một trong những nơi nặng nề nhất đất nước.

Sau khi nhận chức, Cát đã chỉ đạo nhiều vụ bắt giữ học viên trên diện rộng trong tỉnh và ra lệnh để họ bị giam, bị đưa đến các trung tâm tẩy não, bị giam trong các trại lao động cưỡng bức và bị kết án tù. Dưới đây là một vài trường hợp về các vụ bắt giữ trên diện rộng đã xảy ra ở tỉnh Hắc Long Giang trong nhiệm kỳ của ông ta.

Từ cuối tháng 6 năm 2008 đến tháng 7 năm 2008, ít nhất 43 học viên ở thành phố Đại Khánh đã bị bắt và nhiều người trong số họ bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức hay bị kết án tù dưới danh nghĩa “duy trì ổn định trong thời gian Thế Vận Hội”.

Từ 2 giờ sáng đến 6 giờ sáng ngày 14 tháng 5 năm 2009, cảnh sát thành phố Kê Tây đã xông vào nhà của hơn 20 học viên và bắt giữ họ. Tổng cộng ít nhất 27 học viên đã bị bắt và một lượng lớn tài sản cá nhân bị tịch thu.

Ngày 13 tháng 11 năm 2011, Sở Công an Tỉnh Hắc Long Giang và Bộ Công an Thành phố Cáp Nhĩ Tân đã huy động hơn 100 đặc cảnh đến nhà của một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Song Thành và đã bắt giữ 56 người đang tham gia một buổi chia sẻ kinh nghiệm tu luyện. 36 người bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức và bảy người bị kết án tù.

Ngày 7-28 tháng 12, hơn 50 học viên đã bị bắt ở Song Thành, Cáp Nhĩ Tân và các huyện cùng thành phố lân cận.

Ngày 31 tháng 12 năm 2011, Sở Công an Tỉnh Hắc Long Giang và Bộ Công an Thành phố Cáp Nhĩ Tân đã phát động “chiến dịch số 0”. Trong quá trình này, hơn 30 học viên đã bị bắt ở Cáp Nhĩ Tân trước nửa đêm ngày 1 tháng 1 năm 2012. Gần 20 người trong số họ, trong đó có Trương Thịnh Quốc, Hầu Anh Hoa, Tiếu Côn và Tiếu Dương bị kết án chín năm tù. Nhiều người khác, gồm Tăng Thục Linh, Lưu Diễm và Điền Khánh Linh bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức.

Ngày 10 tháng 9 năm 2012, hàng chục cảnh sát ở thành phố Giai Mộc Tư đã dùng bạo bắt giữ 15 học viên, 10 người trong số họ bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức.

Ngày 2 tháng 11 năm 2012, chính quyền thành phố Mẫu Đơn Gian đã huy động một lượng lớn cảnh sát bắt giữ 39 học viên.

Tối ngày 29 tháng 3 năm 2013, chính quyền huyện Y Lan, huyện Phương Chánh và huyện Thông Hà ở thành phố Cáp Nhĩ Tân đã huy động một lượng lớn cảnh sát bắt giữ ít nhất 61 học viên địa phương. Nhà họ bị lục soát và 14 người bị kết án tù với thời hạn từ 3 đến 13 năm.

Các học viên bị tẩy não

ĐCSTQ có thể đưa một học viên Pháp Luân Công đến một cơ sở tẩy não mà không theo bất kỳ quy trình pháp lý nào. Hầu hết các cơ sở tẩy não này được xem là “các trường giáo dục pháp luật” hay “các lớp học tập” trong khi chúng thực sự là một nơi để Phòng 610 nỗ lực ép các học viên từ bỏ đức tin của họ.

Trong nhiệm kỳ của Cát Bỉnh Hiên ở tỉnh Hắc Long Giang, ông ta đã chỉ đạo rằng các học viên Pháp Luân Công phải bị giam ở các trung tâm tẩy não để cố ép họ từ bỏ đức tin.

Có 10 trung tâm tẩy não ở tỉnh Hắc Long Giang và một số lượng lớn các học viên bị giam ở đó. Ví dụ, trung tâm tẩy não ở thành phố Mật Sơn được thành lập vào tháng 4 năm 2011. Trước khi kết thúc năm này đã có ít nhất 16 học viên đã bị bắt và bị giam ở đó.

Giữa tháng 10 năm 2021, gần 20 học viên ở thành phố Đại Khánh, Tề Tề Cáp Nhĩ, thành phố Thất Đài Hà, thành phố Mẫu Đơn Giang và thành phố Lâm Điện ở tỉnh Hắc Long Giang đã bị bắt và bị đưa đến trung tâm tẩy não ở Tề Tề Cáp Nhĩ.

Khoảng tháng 10 năm 2020, bảy học viên ở thành phố Kê Tây, gồm Vương Văn Anh và Mục Vinh Mẫn đã bị đưa đến trung tâm tẩy não ở thành phố Kê Tây.

Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2021, ít nhất chín học viên, gồm Lưu Phượng Lâm, Suỷ Kiệt và Trương Thục Vân ở thành phố Đại Khánh đã bị bắt và bị đưa đến trung tâm tẩy não ở thành phố Đại Khánh.

Từ khi được thành lập vào năm 2000 đến tháng 11 năm 2011, trung tâm tẩy não ở thành phố Ngũ Thường đã giam giữ và bức hại hơn 400 học viên Pháp Luân Công.

Trong các trung tâm tẩy não, các học viên bị ép xem những video lăng mạ Pháp Luân Công. Họ cũng bị đánh đập, sốc điện bằng dùi cui điện, treo lên bằng cổ tay và phải đứng và/hay ngồi xổm trong thời gian dài. Những người phụ trách đã xúc phạm và đe doạ các học viên, cấm ngủ và bức thực họ nếu họ tuyệt thực để phản đối bức hại.

Ngày 29 tháng 6 năm 2012, bà Lý Thuý Linh ở thành phố Y Xuân đã bị bắt và bị đưa đến trung tâm tẩy não ở thành phố Y Xuân. Nhân viên ở trung tâm tẩy não đã đá vào ngực bà làm làm bà gãy các xương sườn. Họ cũng nhiều lần treo bà lên bằng cổ tay gây ra những vết thương vĩnh viễn ở tay bà.

Hoắc Kim Bình, một học viên ở thành phố Giai Mộc Tư, đã bị Trại tạm giam Giai Mộc Tư bắt giữ bí mật vào tối ngày 21 tháng 3 năm 2012 và bị đưa đến trung tâm tẩy não ở Núi Thanh Long, tại đây ông bị đánh đập và cấm ngủ. Nhân viên trung tâm tẩy não đã đốt mặt ông bằng đèn cầy gây ra những vết sẹo. Khi ông Hoắc tuyệt thực để phản đối, họ đã bức thực ông năm lần một ngày trong sáu tháng. Ống dẫn thức ăn được nhét từ mũi ông đến dạ dày và chỉ được thay hai tháng một lần. Kết quả là dạ dày của ông bị thương nặng và ông suýt chết.

Những cái chết của học viên

Theo thống kê có sẵn, trong nhiệm kỳ của Cát Bỉnh Hiên ở tỉnh Hắc Long Giang (tháng 4 năm 2008-tháng 3 năm 2013), tổng cộng 88 học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết ở tỉnh Hắc Long Giang. Từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2008, 14 người chết; 22 người chết trong năm 2009; 15 người chết trong năm 2010, 19 người chết trong năm 2011; 14 người chết trong năm 2012 và bốn người chết trong quý đầu năm 2013.

Sau đây là vài ví dụ.

Ngày 25 tháng 2 năm 2011, ông Tần Nguyệt Minh, người đang thụ án 10 năm ở Nhà tù Giai Mộc Tư, đã bị đưa đến phòng tắm của bệnh viện nhà tù. Năm tù nhân giữ đầu ông trong khi một bác sỹ dùng kẹp kéo lưỡi ông ra, nhét một cái ống dẫn thực vào cuống họng ông rồi thông đến phổi, sau đó bức thực bằng sữa muối. Ông Tần hét lên đau đớn nhưng không ai quan tâm và tiếp thục bức thực ông. Trở lại xà lim, ông rên rỉ cả đêm và chết vào sáng hôm sau. Môi ông màu xanh. Máu chảy ra từ mũi và miệng ông và người ông đầy vết thương. Ông hưởng dương 47 tuổi.

Khoảng 3 giờ chiều ngày 1 tháng 3 năm 2011, ông Vu Vân Cương ngất đi sau khi bị tra tấn ở Đội Quản lý Nghiêm ngặt của Nhà tù Giai Mộc Tư. Ông được đưa đến bệnh viện để phẫu thuật cắt sọ. Sau phẫu thuật, ông nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện và bị lính canh tù giám sát chặt chẽ. Gia đình không được gặp ông cho đến khi họ kịch liệt phản đối. Thậm chí sau đó cảnh sát chỉ cho hai người trong gia đình thăm ông. Ông Vu chỉ nhìn được thẳng về phía trước và không thể nhận ra được ai. Ông đã qua đời lúc 3 giờ chiều ngày 5 tháng 3. Hàng chục lính canh tù đã bao vây phòng bệnh của ông, ngăn gia đình ông bên ngoài cho đến khi cảnh sát đưa thi thể của ông đi.

Khoảng 1 giờ sáng ngày 8 tháng 3 năm 2011, ông Lưu Truyện Giang đã chết trong Bệnh viện Nhà tù Giai Mộc Tư sau khi bị tra tấn. Ông bị sốc điện bằng bốn dùi cui điện và lưng ông bị nhừ nát. Ông cũng bị gãy một cánh tay do bị đánh đập tàn bạo. Hai ngày sau cái chết của ông, quản lý nhà tù đã ép gia đình ông ký vào đơn đồng ý hoả thiêu.

Ngày 23 tháng 9 năm 2005, Bộ Công an Cáp Nhĩ Tân đã bắt giữ ông Lỳ Hồng Khuê và Toà án Quận Đạo Lý đã kết án ông bảy năm tù. Ngày 15 tháng 2 năm 2007 ông bị đưa đến Nhà tù Đại Khánh và bị tra tấn đến chết ngày 28 tháng 8 năm 2012.

Rối loạn thần kinh và tàn phế

Trong nhiệm kỳ của Cát Bỉnh Hiên ở tỉnh Hắc Long Giang, nhiều học viên ở tỉnh Hắc Long Giang đã bị bức hại nặng đến nỗi rối loạn thần kinh hay tàn phế. Sau đây là vài trường hợp.

Ngày 22 tháng 11 năm 2008, bà Phí Kim Vinh đã bị bắt và bị kết án đến bốn năm tù. Trong trại tạm giam Số 2 ở thành phố Hạc Cương, bà Phí bị xích vào một cái ghế kim loại trong nhiều ngày và không được ngủ. Bà đã bị các tù nhân trong cùng xà lim đánh đập và lăng mạ. Chỉ trong sáu tháng bà đã bị rối loạn thần kinh ở tuổi 60.

Bà Hạng Hiểu Ba ở thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang đã bị bắt vào ngày 10 tháng 9 năm 2021 và bị kết án hai năm trong một trại lao động cưỡng bức. Trại Trại Lao động Cưỡng bức và Cai nghiện Ma tuý Hắc Long Giang, bà đã bị biệt giam và bị còng tay ra sau lưng với một tay bắt qua vai và tay kia bắt chéo lên từ sau lưng. Các lính canh đã ép bà ngồi trên một cái ghế đẩu nhỏ trong thời gian dài và không cho bà ngủ. Bà cũng bị cho ăn thuốc không rõ nguồn gốc. Sau tám tháng bị tra tấn, bà bị rối loại tinh thần và được thả. Bà đã qua đời hai năm sau đó ở tuổi 55.

Ông Trương Phổ Hạ, một cựu nhân viên của Nông trại Kiến Tam Giang, đã bị bắt vào tháng 12 năm 2002 và bị kết án 10 năm tù. Trong Nhà tù Giai Mộc Tư, ông bị sốc điện bằng dùi cui điện cao thế, bị đánh đập và bị biệt giam. Kết quả là ông bị teo tiểu não. Ông cũng nhiễm lao ở hai phổi và bị sỏi mật, viêm túi mật và tắc nghẽn động mạch cả hai chi dưới. Ngày 24 tháng 12 năm 2012, lúc 48 tuổi, ông được thả trên xe lăn sau 10 năm bị tra tấn,

Ngày 12 tháng 12 năm 2007, ông Lâm Trạch Hoa bị bắt và bị kết án bảy năm vào tháng 3 năm 2008. Ngày 10 tháng 7 năm 2008, ông bị đưa đến Nhà tù Giai Mộc Tư. Để ép ông từ bỏ Pháp Luân Công, các lính canh đã xúi giục các tù nhân làm nhục, ngược đãi và tra tấn ông. Ngày 7 tháng 11 năm 2008, lính canh chỉ đạo tù nhân Lý Nham Tùng đẩy ông xuống cầu thang. Bị liệt từ ngực trở xuống, ông mất khả năng đi lại và không thể tự chăm sóc được bản thân.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/2/430032.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/19/195125.html

Đăng ngày 10-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share