Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc
[MINH HUỆ 26-08-2021] Xử phạt những kẻ vi phạm nhân quyền đã trở thành một sự đồng thuận của các nước dân chủ. Sau khi Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Magnitsky vào năm 2016, Canada, Vương Quốc Anh và 27 quốc ra thành viên EUR đã ban hành đạo luật tương tự. Australia và Nhật Bản cũng đang làm việc để ban hành luật tương tự.
Theo những đạo luật này, các học viên Pháp Luân Công đã lập danh sách những thủ phạm liên quan tới cuộc bức hại Pháp Luân Công trong vài năm trở lại đây. Hàng năm, họ đã gửi một số danh sách cho các chính phủ dân chủ, hối thúc họ trừng phạt những thủ phạm được nêu tên.
Bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công ở hơn 30 quốc gia đã nộp danh sách mới nhất của những thủ phạm tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công tới chính phủ quốc gia của họ, yêu cầu xử phạt những kẻ vi phạm nhân quyền gồm việc từ chối nhập cảnh và đóng băng tài sản ở nước ngoài.
Một cái tên được nêu ra trong danh sách này là Hồ Trung.
Thông tin của thủ phạm
Tên pháp lý đầy đủ của thủ phạm: Hồ (họ) Trung (tên) (tên tiếng Trung: 胡忠)
Giới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày sinh: Tháng 3 năm 1944
Nơi sinh: Huyện Ứng, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc
Chức vụ:
Tháng 3 năm 1997 – tháng 12 năm 2001: Thành viên của Ban Thường vụ của Khu tự trị Nội Mông Cổ; Bí thư Ủy ban Thường vụ Thành phố Bao Đầu.
Tháng 12 năm 2001 – tháng 1 năm 2005: Bí thư Ủy ban Chính trị Pháp luật Khu tự trị Nội Mông Cổ.
Hiện tại: Phó chủ tịch Hiệp hội Luật sư Trung Quốc; Chủ tịch danh dự suốt đời của Hiệp hội Thương mại Quốc Tế (Châu Á – Thái Bình Dương)
Tội ác chính
Sau khi cuộc bức hại Pháp Luân Công toàn quốc bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Ủy ban Chính trị Pháp luật (UBCTPL) Nội Mông Cổ đã tích cực thực hiện chính sách bức hại của mình.
Theo thống kê sẵn có, cuộc bức hại đã khiến 29 học viên Pháp Luân Công qua đời và nhiều học viên bị tàn tật hay suy sụp tinh thần trong khi Hồ đang giữ chức Bí thư UBCTPL Nội Mông Cổ.
Ngoài ra, hàng trăm học viên Pháp Luân Công bị kết án tù hoặc lãnh án lao động cưỡng bức. Một số học viên bị đưa vào bệnh viện tâm thần và tiêm các loại thuốc độc gây tổn hại hệ thần kinh. Nhiều học viên khác bị đưa đến trung tâm tẩy não và bị ép xem những video phỉ báng Pháp Luân Công. Nhiều học viên bị tra tấn trong nhà giam và bị tước đoạt tài chính vì kiên định đức tin của mình. Cuộc bức hại không chỉ ảnh hưởng tới bản thân học viên mà còn ảnh hưởng tới cả các thành viên trong gia đình họ.
Dưới đây là một số trường hợp bị bức hại diễn ra trong nhiệm kỳ của Hồ Trung
Trường hợp 1:
Bà Chu Thái Hà bị Phòng 610 và UBCTPL Thành phố Xích Phong bắt giữ vào tháng 2 năm 2003. Bà bị đưa tới Trại tạm giam Quận Hồng Sơn trước và sau đó bị đưa tới Trại Lao động Cưỡng bức Bảo An Chiểu vào tháng 7 năm 2003.
Vào tối ngày 12 tháng 7 năm 2003, Chu Kiến Hoa, giám đốc trại giam, đã tra tấn bà Chu. Đầu tiên ông ta ra lệnh cho các tù nhân nhét giẻ lau sàn nhà vào miệng bà. Sau đó, ông ta sử dụng đế giày để tát vào mặt và miệng của bà hơn 20 lần, khiến mũi và miệng bà chảy nhiều máu. Ông ta không dừng việc đánh đập cho tới khi bà Chu không thể thở được một cách bình thường.
Sau đó ông ta hỏi bà: “Bà còn tin vào Pháp Luân Công không? Bà vẫn sẽ tu luyện phải không?” Bà Chu trả lời: “Có và vẫn luyện!” Quá tức giận, Chu Kiến Hoa đã ra lệnh cho các tù nhân kéo bà Chu ra ngoài và treo bà lên cột bóng rổ, không để chân bà chạm đất. Cả đêm họ không cho bà xuống cho đến khi họ phát hiện bà đã chết vào sáng hôm sau. Sau đó, Chu Kiến Hoa đã nộp báo cáo tuyên bố rằng bà Chu chết do bị bệnh cấp tính.
Trước lần bắt giữ cuối cùng, bà Chu đã từng bị bắt giữ vài lần và bị tra tấn nghiêm trọng. Trong khi đang bị cầm tù tại Trại Lao động Cưỡng bức Đồ Mục Cát, lính canh La Tiến Phương đã đánh đập bà nhiều lần và sử dụng dùi cui điện để sốc điện bà, khiến mặt bà bị tổn thương nghiêm trọng.
Bà còn bị tra tấn hơn ba tuần tại Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Thành phố Hô Hòa Hạo Đặc và bị suy sụp tinh thần so chấn thương. Nhưng lãnh đạo của UBCTPL Quận Hồng Sơn và Xích Phong đã ngụ ý rằng cấp trên của họ quyết định giết bà nếu bà từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.
Trường hợp 2:
Bà Vu Tú Lan bị bắt giữ vào ngày 2 tháng 4 năm 2002 và bị giam giữ tại Trại Lao động Cưỡng bức Bảo Anh Chiểu. Bà bị nhốt trong một căn phòng và bị tra tấn trong thời gian dài. Giám đốc trại lao động là Chu Kiến Hoa đã còng tay và chân của bà lại, và không cho bà sử dụng nhà vệ sinh. Ông sai các tù nhân cho bà ăn một ít cơm khi bà đói.
Sau khi Chu nhốt bà trong một cái nồng sắt ở nhiệt độ rất cao, bà Vu đã bị đột quỵ và không thể đi lại hay nói chuyện rõ ràng và trở nên rất tiều tụy. Khi gia đình yêu cầu cho bà được bảo lãnh tại ngoại để điều trị y tế, lính canh trả lời: “Có một chính sách từ cấp trên của chúng tôi nói rằng nếu bà ấy không ‘chuyển hóa’, thì bà ấy sẽ không được thả ngay cả khi bà ấy chết.”
Vào ngày 22 tháng 12 năm 2002, bà Vu qua đời ở tuổi 60. Chu Kiến Hoa còn che đậy việc làm sai trái của mình và tuyên bố rằng bà chết do bị một căn bệnh.
Trường hợp 3:
Ông Vương Hằng Hữu bị bắt giữ vào ngày 19 tháng 4 năm 2002 và bị đưa tới trại tạm giam Đại Nhạn Bắc Hà. Cảnh sát Đổng Kiệt và Vu Hòa của Đội An ninh Nội địa Hải Nhạn đã đánh đập ông dã man. Họ đập đầu ông vào tường bê tông. Ngay cả khi ông gần như gục xuống vì đau đớn, hai cảnh sát vẫn tiếp tục sử dụng ủng để đá vào vùng kín của ông. Ông Vương không thể thở được và đã ngất xỉu.
Vào ngày 2 tháng 9 năm 2002, ông Vương bị chuyển tới một trại lao động cưỡng bức và bị tra tấn dã man tại đây. Do sự tra tấn liên tục, ông đã trở nên vồ cùng yếu. Ông thường xuyên bị đau đầu và đau dạ dày. Ông còn bị khó thở và không lâu sau ông đã phải nằm liệt giường. Ngày 5 tháng 11 năm 2003, khi ông được trả tự do; ông đã rất tiều tụy và cận kề cái chết. Thậm chí sau khi ông đã về nhà, cảnh sát vẫn liên tục sách nhiễu ông. Ông đã qua đời vào ngày 4 tháng 4 năm 2004.
Trường hợp 4:
Bà Trịnh Lan Phượng bị bắt giữ vào ngày 11 tháng 2 năm 2003 và bị bức thực tại trại tạm giam Quận Hồn Sơn. Bà đã tuyệt thực để phản bức hại.
Lính canh trói bà trong tư thế “đại bàng sải cánh” ở trên giường. Khi bà lên cơn sốt cao, lính canh từ chối đưa bà tới bệnh viện. Bà đã qua đời vào ngày 28 tháng 2 trong khi vẫn bị trói trên giường. Cơ thể bà đầy những vết bầm tím và thương tích. Móng tay của bà có màu xanh đen. Để che đậy việc tra tấn, lính canh tuyên bố rằng bà Trịnh đã bị bệnh cấp tính và qua đời trên đường đến bệnh viện
Trương hợp 5:
Bà Lưu Nham bị Lữ Mẫn Quân, Trưởng Đồn Công an Lâm Nghiệp cùng các cảnh sát khác bắt giữ trong khi đang dán tài liệu thông tin Pháp Luân Công vào tối ngày 25 tháng 4 năm 2004. Bà bị giam giữ tại trại tạm giam Lâm Nghiệp 36 ngày và bị tra tấn dã man.
Khi con trai bà phàn nàn với Lữ Văn Khởi của Đội An ninh Nội địa về tình trạng của bà, Lữ đã phủ nhận việc bà bị ngược đãi và từ chối trả tự do cho bà. Gia đình bà Lưu đã bị ép phải trả 5.000 Nhân dân tệ để đổi lấy sự tự do cho bà. Khi đó, bà đã rất yếu và không thể đi lại được.
Vào tối ngày 19 tháng 7 năm 2004, Lữ Văn Khởi cùng những cảnh sát khác xông vào nhà bà Lưu và sách nhiễu bà. Điều này đã ảnh hưởng tới sức khỏe của bà Lưu. Bà đã qua đời vào ngày 25 tháng 10 năm 2004. Cái chết của bà đã khiến chồng bà suy sụp và ông cũng qua đời sau đó chưa đầy sáu tháng.
Trường hợp 6:
Cô Vương Hà ở thành phố Ba Ngạn Náo Nhĩ ở Khu tự trị Nội Mông Cổ. Cô bị bắt giữ vào tháng 2 năm 2002 và sau đó bị kết án bảy năm tù giam. Trong khi ở trong Nhà tù Nữ Số 1 Nội Mông Cổ, cô Vương đã từ chối từ bỏ đức tin của mình và cô bị tra tấn. Cô tuyệt thực để phản đối. Để trả đũa cô, các lính canh đã đánh đập cô thường xuyên hơn và sử dụng dùi cui điện để sốc điện cô. Họ đã sử dụng bàn chải vệ sinh để xâm phạm vào phần kính của cô. Lính canh còn đâm ghim vào móng tay và đốt ngón tay của cô.
Ngay sau đó, cô bị đưa tới bệnh viện tâm thần và bị tiêm những loại thuốc không rõ nguồn gốc. Cô trở nên tiều tụy và nằm trên giường cả ngày lẫn đêm. Một lính canh từng đe dọa “ném cô vào nhà xác và thiêu sống cô”.
Khi cô cận kề cái chết, Trưởng Phòng 610 đã trả tự do cho cô vào ngày 29 tháng 6 năm 2004 để tránh chịu trách nhiệm việc cô chết ở nhà giam. Trên đường về nhà cô Vương, lính canh đã tiêm thêm cho cô những thuốc không rõ nguồn gốc.
Tại nhà, cô tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công và sau đó đã phục hồi. Tháng 3 năm 2011, cô bị bắt giữ lần nữa và tiếp tục bị tiêm thuốc độc trong nhà giam. Cô đã qua đời ở tuổi 38 vào ngày 15 tháng 6 năm 2012.
Bị tàn tật do sự bức hại
Ông Lưu Chiêm Dư bị đưa tới Trại Lao động Cưỡng bức Đồ Mục Cát ở Nội Mông Cổ vào tháng 1 năm 2002. Ông bị ép phải lao động tăng cường mà không được trả lương và bị bức thực bằng nước muối. Vào tháng 5 và tháng 6 năm 2002, lính canh đã buộc ông phải đứng nhiều giờ dưới cái nắng như thiêu đốt và sử dụng dùi cui điện để sốc điện ông.
Hai tay ông bị trói ra sau lưng, với một tay choàng qua vai và tay còn lại bị kéo lên ở phía sau lưng. Họ nhét một cái gậy ở giữa tay và lưng để thắt chặt dây thừng. Sự tra tấn đã khiến ông gãy xương đòn bên phải, trật khớp và gãy xương vai. Sau đó, ông không thể duỗi thẳng cánh tay của mình.
Bởi ông Lưu không từ bỏ Pháp Luân Công, nên lính canh đã sử dụng mặt bên của một tấm ván để đánh vào cánh tay, đầu và cơ thể của ông. Ông đã có những vết rách dài từ 10 đến 15cm ở hơn 20 chỗ khác nhau. Cánh tay của ông sưng phồng lên với kích cỡ to như bắp đùi. Án lao động của ông đã bị kéo dài thêm một tháng.
Sự liên tục tra tấn đã khiến cánh tay phải của ông Lưu tàn phế và vai phải của ông bị trật khớp. Có một cục u lớn ở trên xương đòn của ông. Ông bị mất trí nhớ nghiêm trọng do bị sốc điện và bị đánh vào đầu. Phản xạ của ông chậm chạp và ông cần phải được nhắc nhở liên tục để làm những công việc đơn giản nhất. Ông cũng bị đau nửa đầu liên tục. Bất cứ khi nào ông giật mình, ông sẽ bị rùng mình và toát mồ hôi hột.
Suy sụp tinh thần
Bà Lý Tố Á ở thành phố Xích Phong đã bị kết án ba năm tại một trại lao động cưỡng bức vào năm 1999. Vào mùa hè năm 2001, trại lao động muốn tuyên bố tỷ lệ “chuyển hóa” 100%, do đó lính canh đã tuyên bố rằng bà Lý bị bệnh tâm thần và đưa bà tới Bệnh viện Tâm thần Thành phố Xích Phong. Bất cứ khi nào bà cố luyện các bài công pháp Pháp Luân Công, bác sỹ sẽ tiêm thuốc gây tổn hại hệ thần kinh trung ương cho bà. Các thuốc đó cũng khiến mặt bà sưng lên và bà đã trở lên bị lơ đãng.
Ngay sau khi được trả tự do, bà Lý tới Bắc Kinh lần nữa vào ngày 30 tháng 5 năm 2004 để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Bà đã bị đưa trở lại Xích Phong vào ngày hôm sau và sau đó bà bị đưa tới Bệnh viện Tâm thần Ninh Thành vào ngày 3 tháng 6.
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/26/429958.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/12/195035.html
Đăng ngày 06-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.