Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 29-08-2021] Xử phạt những người vi phạm nhân quyền đã trở thành sự đồng thuận tại các quốc gia dân chủ. Sau khi Hoa Kỳ thông qua đạo luật Magnitsky vào năm 2016, chính phủ các nước như Canada, Vương Quốc Anh và 27 nước thành viên khối Thịnh vượng chung Châu Âu (EU) cũng đã ban hành những đạo luật tương tự. Úc và Nhật Bản cũng đang xúc tiến trong vấn đề này.

Theo đạo luật này, học viên Pháp Luân Công đã lập danh sách các thủ phạm liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công trong những năm qua. Hàng năm, họ đã đệ trình nhiều danh sách lên các chính phủ, thúc giục họ xử phạt những người vi phạm có tên trong danh sách.

Từ ngày 14 tháng 7 năm 2021, học viên Pháp Luân Công ở hơn 30 quốc gia đã đệ trình danh sách các thủ phạm liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công lên chính phủ nước sở tại, kêu gọi xử phạt những kẻ vi phạm nhân quyền, bao gồm từ chối nhập cảnh và phong tỏa tài sản ở nước ngoài.

Một đối tượng được nêu tên trong danh sách này là Lý Ngọc Muội

Thông tin kẻ bức hại

Tên đầy đủ: Lý (họ) Ngọc Muội (tên)

Giới tính: Nữ

Quốc tịch: Trung Quốc

Năm sinh: Tháng 10 năm 1956

Nơi sinh: Quận Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông

Chức vụ:

Tháng 12 năm 1997 – Tháng 1 năm 2001: Phó Bí thư Thành ủy Lâm Nghi kiêm Chủ tịch Thành phố Lâm Nghi

Tháng 1 năm 2001 – Tháng 1 năm 2006: Bí thư Thành ủy Lai Vu, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Thành phố Lai Vu kiêm Hiệu trưởng Trường Đảng cấp thành phố

Tháng 1 năm 2006 – Tháng 2 năm 2006: Phó Chủ tịch Tỉnh Sơn Đông

Tháng 2 năm 2006 – Tháng 6 năm 2007: Phó Chủ tịch Tỉnh Sơn Đông kiêm Ủy viên Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc

Tháng 6 năm 2007 – Tháng 7 năm 2010: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch tỉnh Sơn Đông kiêm Ủy viên Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc

Hiện tại: Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Tỉnh Quảng Đông

Những tội ác chính của Lý Ngọc Muội:

Năm 2000, trong khi Lý Ngọc Muội là bí thư Thành ủy Lai Vu, bà ta phụ trách Phòng 610, một cơ quan ngoài vòng pháp luật chịu trách nhiệm đàn áp Pháp Luân Công. Để tiến xa hơn trong sự nghiệp, Lý Ngọc Muội tích cực thực hiện các chính sách đàn áp Pháp Luân Công. Bà ta đề ra các mệnh lệnh đến các cấp chính quyền và cơ quan công an. Bà ta đe dọa và lừa dối những người không biết sự thật về cuộc bức hại để họ tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Chưa đầy một năm sau khi bà ta nhậm chức, chỉ riêng tại thành phố Lai Vu nhỏ bé, một học viên đã bị bức hại đến chết, hơn 30 học viên bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức và hơn 10 học viên bị bức ép rời khỏi gia đình của họ. Bà ta cũng ra lệnh mở các lớp tẩy não, trong đó hàng ngàn học viên bị tra tấn và bị yêu cầu từ bỏ đức tin của họ.

Tháng 1 năm 2006, Lý Ngọc Muội được thăng chức lên Phó Chủ tịch tỉnh kiêm phụ trách Phòng 610 của tỉnh Sơn Đông. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bà, cuộc bức hại Pháp Luân Công ở tỉnh Sơn Đông đã leo thang khắp nơi. Đặc biệt là trong các chuyến thăm của Giang Trạch Dân đến Sơn Đông vào khoảng tháng 5 năm 2006, một số lượng lớn các học viên bị bắt cóc đến các trại lao động cưỡng bức và bị kết án tù phi pháp. Chỉ trong nửa cuối năm 2006, ít nhất 120 học viên bị bắt ở Duy Phường. Trong 18 tháng nhiệm kỳ của Lý Ngọc Muội, 21 học viên ở tỉnh Sơn Đông đã bị bức hại đến chết.

Các trường hợp bị bức hại trong nhiệm kỳ Bí thư Thành ủy và Chủ tịch Thành phố Lâm Nghi của Lý Ngọc Muội

Trường hợp 1:

Bà Đổng Bộ Vân, cựu giáo viên tại Trường Tiểu học Tẩy Nghiễn Trì, bị bắt vào năm 1999 sau khi bà đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Bà bị đưa trở lại Lâm Nghi và bị giam giữ tại trường học. Bà Đổng không được phép về nhà. Chính quyền yêu cầu bà viết một tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công nếu không bà sẽ bị sa thải. Vài ngày sau, bà Đổng rơi từ một tòa nhà trường học và được cho là đã chết tại hiện trường. Trong khi chính quyền tuyên bố bà nhảy lầu tự tử nhưng gia đình nghi ngờ bà đã bị đẩy xuống. Chính quyền nhanh chóng đưa bà đi hỏa táng. Sau đó họ miễn học phí cho con gái bà trong những năm còn lại học Tiểu học.

Trường hợp 2:

Ông Trương Xương Bảo đi xe máy đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công ngay sau khi cuộc bức hại bắt đầu. Khi ông Trương đến Bắc Kinh một lần nữa vào mùa xuân năm 2000, cảnh sát đã chặn ông lại và bắt ông đến một trại giam. Các lính canh đánh đập ông, làm ông ấy bị thâm tím mắt trái. Ông còn bị đưa đến các lớp tẩy não và mỗi lần đều bị phạt tiền. Trong một lớp tẩy não khác vào năm 2000, ông Trương bị yêu cầu nộp phạt 8.000 Nhân dân tệ. Khi trở về nhà để lấy tiền, ông Trương đột ngột qua đời. Không rõ liệu việc tra tấn trong trung tâm tẩy não có phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông Trương hay không.

Các trường hợp bị bức hại trong nhiệm kỳ Bí thư Ủy ban Thành ủy Lai Vu của Lý Ngọc Muội

Trường hợp 1:

Ngày 28 tháng 12 năm 2000, ông Thượng Khánh Linh bị bắt cóc và giam giữ tại Trại giam Thành phố Lai Vu. Ông Thượng từ chối viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công và tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại. Chín ngày sau, các lính cánh còng tay chân ông lại và xúi giục các tù nhân hành hạ ông. Các tù nhân ép ông ăn phân và nước tiểu, khiến phổi và khí quản của ông Thượng bị thương nặng. Chỉ đến khi đã gần chết, ông Thượng mới được thả ra. Về nhà, ông Thượng không ăn uống được, bị tức ngực và khó thở. Trong mười ngày, ông không thể nằm xuống mà chỉ có thể ngồi. Ông mất vào ngày 31 tháng 1 năm 2001 khi mới 38 tuổi.

Trường hợp 2:

Cô Vương Tinh, khi đó 16 tuổi, là học sinh của Trường Trung học Phượng Thành ở thành phố Lai Vu. Vào tháng 3 năm 2001, cô Vương bị bắt tại Bắc Kinh vì thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và bị đưa đến Trại giam Lai Vu. Cảnh sát đánh cô để cố ép cô từ bỏ Pháp Luân Công. Khi cô từ chối tuân theo, cảnh sát bắt cô vào trại lao động cưỡng bức trong hai năm. Các lính canh bắt cô đến các lớp tẩy não khốc liệt, buộc cô phải lao động nặng nhọc và không hề trả công.

Trường hợp 3:

Vào tháng 3 năm 2001, ông Cổ Tân Kiến, khi đó 27 tuổi, bị bắt và bị kết án ba năm trong Trại Lao động Cưỡng bức Vương Thôn.

Trường hợp 4:

Tháng 1 năm 2001, bà Lưu Hồng Anh, khi đó 48 tuổi, bị bắt cóc và bị đánh đập trong ba giờ liên tục. Bà Lưu bị mất thính giác, mặt sưng tấy, bị thương ở sống mũi và bàn chân. Cảnh sát đá liên tục vào người bà, khiến bà bị bầm tím khắp ngực và lưng.

Trường hợp 5:

Ngày 10 tháng 1 năm 2001, ông Đoàn Sùng Hoa, khi đó 39 tuổi, bị năm cảnh sát tấn công và đánh gục. Ông bị lôi lên xe cảnh sát và bị giam tại Nhà tù Lai Vu. Hai ngày sau, ông Đoàn bị kết án ba năm trong Trại Lao động Cưỡng bức Vương Thôn.

Trước đó, ông Đoàn đã bị bắt cóc nhiều lần và bị lục soát nhà riêng. Cảnh sát từng còng tay ông vào cột điện cho đến khi ông ngất xỉu. Vợ ông vốn cũng tu luyện Pháp Luân Công, bị buộc phải chuyển đi nơi khác để tránh bị bắt, để lại người mẹ chồng đã già yếu và hai đứa con nhỏ không có người chăm sóc.

Trường hợp 6:

Ngày 24 tháng 8 năm 2001, khi ông Tống Khắc Quảng đang ở nhà với vợ thì 20 cảnh sát đã xông vào nhà họ. Một số cảnh sát túm cổ ông Tống, đè ông xuống đất và đấm vào mắt ông. Ông ấy bị một vết thương dài gần 8cm ở lưng. Một số cảnh sát quật ngã vợ ông và còng tay bà ấy lại. Họ lôi hai vợ chồng đi chân trần vào xe cảnh sát. Ông Tống bị giam trong Trại Lao động Vương Thôn ba năm. Trại lao động cưỡng bức từ chối nhận vợ ông Tống vì kết quả khám sức khoẻ không đạt yêu cầu.

Trường hợp 7:

Tháng 10 năm 2002, ông Vương Tuấn Sinh, khi đó 36 tuổi, bị bắt cóc và bị giam giữ tại Nhà tù Tế Nam. Trong quá khứ, ông Vương từng bị bắt, bị đánh đập, tống tiền, bức thực và tẩy não nhiều lần. Ông gần như bị bức hại đến chết. Năm 2000, ông bị công ty sa thải. Năm 2002, vợ ông đòi ly hôn và được quyền nuôi đứa con gái ba tuổi của họ.

Trường hợp 8:

Bà Bách Sĩ Hoa từng bị giam giữ chín lần vì tu luyện Pháp Luân Công, trong đó ba lần ở trung tâm tẩy não, một lần ở Trại Cưỡng bức Lao động Nữ Số 2 Tỉnh Sơn Đông và lần khác ở trại cưỡng bức lao động Nữ Vương Thôn. Do bị tra tấn và tẩy não, bà suy sụp tinh thần và qua đời vào ngày 13 tháng 3 năm 2003 khi mới 32 tuổi.

Trường hợp 9:

Ngày 5 tháng 8 năm 2004, ông Vương Tử Đẳng bị bắt cóc khi đang trên đường đến trường đón con. Một học viên khác, ông Bàng Kế Hải bị bắt cóc sau đó ba ngày khi đang đi thăm một người hàng xóm. Hai ông đều bị giam giữ tại Trại giam Thành phố Lai Vu. Ngày 5 tháng 6 năm 2005, ông Vương và ông Bàng lần lượt bị kết án 7 năm và 6 năm tù.

Các trường hợp bị bức hại trong nhiệm kỳ Phó Chủ tịch Tỉnh Sơn Đông của Lý Ngọc Muội

Trường hợp 1:

Vào ngày 7 tháng 3 năm 2006, bác sỹ Vương Thủ Thiện bị bắt cóc khi đang làm việc tại bệnh viện. Lúc đầu ông bị giam giữ tại Nhà tù Cử Huyền Khan, sau đó bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức Số 2 Vương Thôn thuộc tỉnh Sơn Đông, tiếp đến là “Trung tâm Giáo dục Pháp luật” tỉnh Sơn Đông (một trung tâm tẩy não). Trong khi bị giam giữ, ông Cử bị tra tấn, tẩy não và bị bắt lao động khổ sai. Ông mắc bệnh ung thư gan và qua đời vào ngày 6 tháng 9 năm 2006 ngay sau khi được trả tự do, khi đó ông 58 tuổi.

Trường hợp 2:

Ngày 30 tháng 5 năm 2006, bà Ngô Hồng 41 tuổi bị bắt cóc tại nhà riêng và bị giam giữ tại trung tâm tẩy não của Phòng 610. Vào ngày 6 tháng 6, Trần Vinh Phúc và các cảnh sát đánh bà Ngô làm bà bị gãy xương sọ và hôn mê. Bà Ngô qua đời ba ngày sau đó vào ngày 9 tháng 6. Chồng bà, ông Vương Hiểu Phương đi đến Bắc Kinh vào giữa tháng 6 năm 2006 để tìm công lý cho bà nhưng ông bị chết một cách bí ẩn khi đang đến đó.

Trường hợp 3:

Bà Đặng Tú Lệ, khi đó 43 tuổi, là giáo viên trường Trung học số 4 Thành Đông ở thành phố Đằng Châu. Vì nói chuyện với học sinh về Pháp Luân Công, bà bị bắt vào ngày 12 tháng 6 năm 2006 và bị lục soát nhà cửa. Sau đó có thông tin xác nhận rằng Lý Ngọc Muội ra lệnh bắt giữ bà Đặng và giam giữ tại trại lao động cưỡng bức. Lý Ngọc Muội cũng yêu cầu Sở Giáo dục địa phương sa thải hiệu trưởng trường Trung học số 4 để răn đe.

Trường hợp 4:

Trong khoảng thời gian từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 10 năm 2006, khoảng 70 học viên Pháp Luân Công bị bắt ở Yên Đài. Cảnh sát lục soát nhà họ và tịch thu đồ dùng văn phòng dùng để in tài liệu Pháp Luân Công.

Các lính canh đánh học viên bằng ống cao su, gây thương tích dưới da và một số vết thương ngoài da có thể nhìn thấy được. Họ còn sốc điện học viên bằng dùi cui điện cao thế, không cho ngủ trong thời gian dài từ 10 đến 25 ngày cho đến khi họ suy sụp hoàn toàn. Các lính canh còn còng tay học viên và treo lên cao trong thời gian dài khiến cho còng cứa vào cổ tay gây đau đớn không thể chịu nổi.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/29/430164.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/16/195085.html

Đăng ngày 10-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share