Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 22-08-2021] Xử phạt những kẻ vi phạm nhân quyền đã trở thành một trọng tâm ở các quốc gia dân chủ như một cách để chống lại những hành vi vi phạm nhân quyền tàn bạo trên toàn cầu. Sau khi Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Magnitsky vào năm 2016, Canada, Anh và 27 nước thành viên Liên minh Châu Âu đã ban hành luật tương tự. Úc và Nhật Bản cũng đang làm giống vậy.

Theo luật này, vốn để áp dụng trừng phạt với những kẻ vi phạm nhân quyền đã biết, các học viên Pháp Luân Công đã lập ra các danh sách của những thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Hàng năm, họ nộp nhiều danh sách lên các quốc gia dân chủ, hối thúc họ trừng phạt những thủ phạm bị nêu tên.

Bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công ở hơn 30 quốc gia đã nộp danh sách gần đây nhất của những thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công cho chính phủ của họ. Các học viên đang kêu gọi trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền này, gồm việc từ chối không cho họ được nhập cảnh và đóng băng tài sản ở nước ngoài của họ.

Một cái tên trong danh sách năm nay là Trình Truyện Thủy.

Thông tin của thủ phạm

2021-8-21-200500-0.jpg

Tên đầy đủ của thủ phạm: Trình (họ) Truyện Thủy (tên) (tên tiếng Trung: 程传水)

Giới tính: Nam

Quốc gia: Trung Quốc

Ngày sinh: Tháng 10 năm 1950

Nơi sinh: Chưa rõ

Chức vụ

Năm 2000 – đầu năm 2011: Trợ lý Tổng giám đốc, Tổng giám đốc Nhà tù Tỉnh An Huy

Năm 2011 – hiện nay: Chủ tịch Hiệp hội Nhà tù Trung Quốc, Phó chủ tịch Ủy ban Đặc biệt Cải tạo Tội phạm của Hiệp hội Tội phạm Trung Quốc, Phó chủ tịch Ủy ban Đặc biệt Luật Nhà tù của Hiệp hội Luật Trung Quốc, Chủ tịch Thường trực của Hiệp hội Luật An Huy, Chủ tịch Hiệp hội Nhà tù An Huy, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp các nhà văn An Huy.

Tội ác chính

Từ năm 2000 đến tháng 12 năm 2010, Trình Truyện Thủy là trợ lý Tổng giám đốc và Tổng giám đốc hệ thống Nhà tù tỉnh An Huy, ông ta đã tích cực tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công. Các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ tại hệ thống Nhà tù Tỉnh An Huy đã bị ngược đãi có hệ thống và cưỡng bức “chuyển hóa” (từ bỏ đức tin của mình). Học viên chống lại sự chuyển hóa hay rút bỏ tuyên bố từ bỏ đức tin mà họ bị ép phải viết trái với mong muốn của mình sẽ bị ngược đãi thể chất. Dưới sự điều hành của Trình, các nhà tù ở tỉnh An Huy đã tra tấn các học viên Pháp Luân Công một cách dã man, dẫn đến nhiều học viên bị tàn tật và thậm chí là qua đời. Những học viên bị tra tấn đến chết trong khi Trình đang đương nhiệm gồm Vương Hồng Vinh, Phí Chương Kim, Kỷ Quang Kiệt, Tiếu Hiền Phủ, Phùng Kỳ và Chu Quang Tân.

Các trường hợp bị bức hại đến chết

Trường hợp 1:

Ông Vương Hồng Vinh bị bắt giữ vào ngày 24 tháng 9 năm 2004 và bị kết án 8 năm tù giam tại Nhà tù Túc Châu ở An Huy. Vào tháng 2 năm 2007, với sự ngược đãi mà ông Vương phải chịu đựng trong cuộc bức hại, đã khiến cơ thể ông từ thắt lưng trở xuống mất hết cảm giác và ông không thể tự chủ. Vào đầu tháng 4 năm 2007, lính canh nhà tù đã ra lệnh cho một tù nhân nhúng chân của ông Vương vào chậu nước sôi. Cả hai bàn chân của ông bị sưng tấy và nửa ngày sau chúng bắt đầu phồng rộp và mưng mủ. Sau khi ông được đưa tới bệnh viên khám sức khỏe, họ đã phát hiện ông có một khối u ở xương sống lồng ngực (ung thư xương). Vào cuối tháng 4 năm 2007, khi Nhà tù Túc Châu trả tự do cho ông Vương, ông đã cận kề cái chết. Ông còn có hai vết rách lớn ở mông (xem hình ảnh). Ông đã qua đời ở tuổi 59 vào ngày 22 tháng 6 năm 2007.

2021-8-21-200500-1.jpg

2021-8-21-200500-2.jpg

Trường hợp 2:

Ông Phí Chương Kim bị kết án ba năm tù vì tu luyện Pháp Luân Công và bị đưa tới Nhà tù Túc Châu vào tháng 9 năm 2005. Ở trong tù, ông Phí từ chối từ bỏ đức tin của mình. Ông bị lính canh sử dụng gậy gỗ dài 90cm đánh đập và sử dụng dùi cui điện để sốc điện trong 20 ngày liên tiếp. Ông bị tra tấn dã man tới mức từ xa cũng có thể nghe thấy âm thanh đánh đập của gậy gỗ. Vào tháng 10 năm 2005, lính canh nhà tù Đường Truyện Hữu cùng những người khác đã sử dụng dùi cui điện thế cao để tra tấn ông trong nhiều ngày liên tiếp. Lính canh nhà tù còn chỉ đạo các tù nhân bức thực ông bằng thức ăn nóng bỏng và sử dụng kim sắt để đâm vào môi của ông. Vào ngày 23 tháng 9 năm 2007, ông Phí đã bị bức hại đến chết tại nhà tù.

2010-7-15-minghui-persecution-electric-batons--ss.jpg

Minh họa tra tấn: Sốc điện bằng dùi cui điện

Trường hợp 3:

Ông Kỷ Quang Kiệt bị bắt giữ vào năm 2003 và bị kết án bảy năm tù vào ngày 30 tháng 7 năm 2004. Sau khi ông bị đưa tới Nhà tù Túc Châu vào tháng 11 năm 2004, lính canh nhà tù thường cưỡng bức lấy mẫu máu và ép ông uống nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc khác nhau. Vào tháng 6 năm 2008, sự bức hại đã khiến ông Kỷ bị xuất huyết não, rơi vào tình trạng hôn mê và mất tự chủ, và mất thị lực ở mắt trái. Bởi lo sợ ông sẽ chết ở nhà giam, nên nhà chức trách đã yêu cầu gia đình ông đến đưa ông về nhà.

Trong suốt 3 năm sau khi được trả tự do, sức khỏe của ông Kỷ ngày càng yếu, ông thường xuyên bị đau đầu và chóng mặt, cũng như đau khớp và khó chịu khắp cơ thể. Gia đình phải liên tục chăm sóc cho ông. Bất chấp tình trạng của ông, nhà chức trách Nhà tù Túc Châu vẫn tiếp tục sách nhiễu gia đình ông qua điện thoại. Ông đã qua đời ở tuổi 65 vào ngày 3 tháng 6 năm 2012.

Trường hợp 4:

Ông Tiếu Hiền Phủ đã bị bắt giữ vào tháng 9 năm 2006 vì nói chuyện với mọi người và phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Ông bị giam giữ tại Trại tạm giam huyện Kim Trại. Tôn Tuấn, phó đội trưởng Đội An ninh Nội địa huyện Kim Trại đã ngụy tạo bằng chứng để buộc tội ông. Một tháng sau, ông Tiếu bị kết án ba năm tù giam. Tại Nhà tù Nam Tỉnh An Huy, ông Tiếu bị bức hại dã man và đã bị tụ máu não. Nhà chức trách sợ phải chịu trách nhiệm cho cái chết của ông, nên đã đưa ông tới nhà con trai của ông. Hai tháng sau, ông Tiếu đã qua đời ở tuổi 73.

Trường hợp 5:

Ông Phùng Kỳ bị bắt giữ vào tối ngày 1 tháng 3 năm 2008 và sau đó bị kết án ba năm tù. Ông bị đưa tới Nhà tù Số 3 thành phố Túc Châu. Do chịu bức hại trong thời gian dài, ông Phùng đã bị xơ gan cổ trướng, xơ gan và phù nề nghiêm trọng. Sau khi được trả tự do, ông Phùng đã không thể tự chăm sóc cho bản thân mình. Ông đã qua đời ở tuổi 48 vào ngày 31 tháng 7 năm 2011.

Các trường hợp bị tra tấn tàn tật

Trường hợp 1:

Ông Khổng Đức Văn, một kỹ sư 53 tuổi, từng một lần bị đưa tới trại lao động, một lần bị kết án tù, ba lần bị giam giữ và bị tẩy não tăng cường nhiều lần kể từ khi Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ông đã gần như không thể sống sót với những gì phải chịu đựng trong cuộc bức hại. Ông bị mù cả hai mắt, tổn hại thân thể vĩnh viễn và không thể lao động chân tay. Vào năm 2005, ông Khổng đã bị kết án ba năm tù lần nữa tại Nhà tù Số 3 Túc Châu. Bởi ông từ chối từ bỏ đức tin của mình, ông đã bị biệt giam, bị tẩy não, bị treo người lên (treo người lên bằng cổ tay), cưỡng bức đứng trong thời gian dài, bị đấm, đá và bị cấm ngủ cùng với lao động cưỡng bức không được trả công. Ông đã được trả tự do vào tháng 3 năm 2007, nhưng cuộc bức hại đã khiến ông Khổng bị tàn tật vĩnh viễn. Các thành viên gia đình ông đã nhận tư vấn của nhiều bác sỹ chuyên khoa để xác định nguyên nhân khiến ông bị tàn tật, và nhận được kết quả tương đồng rằng ông tàn tật là do bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc gây tổn hại tới hệ thần kinh trung ương.

Trường hợp 2:

Ông Từ Xuân bị kết án 9 năm tù giam tại Nhà tù Túc Châu vào cuối năm 2003. Vào năm 2005, theo chủ chương “ngược đãi thân thể và cưỡng bức chuyển hóa” do tòa án và nhà tù thực thi, ông Từ đã bị sốc điện bằng dùi cui điện, treo cổ tay lên trong thời gian dài, biệt giam và cấm ngủ.

Lính canh nhà tù còng cả hai tay của ông vào một chiếc cửa sắt và cùm hai chân ông lại, ngón chân cái của ông lơ lửng trên không và gần như không chạm đất. Ngoại trừ thời gian ăn là lúc ông được thả một tay ra và số lần nghỉ ngơi tắm giặt có giới hạn, thì sự tra tấn tiếp diễn cả ngày lẫn đêm trong ba đến bốn tháng. Trong thời gian này, để ép ông từ bỏ Pháp Luân Công, mỗi ngày sau 6 giờ tối lính canh ra lệnh cho các tù nhân sử dụng vài dùi cui điện để sốc điện ông. Sự tra tấn đã khiến ông Từ rất hốc hác đến mức có thể nhìn thấy xương của ông qua lớp da mỏng rất rõ ràng. Nhiều lần ông được đưa tới bệnh viện để cấp cứu sau khi bị ngất xỉu và gục xuống sàn nhà.

Trường hợp 3:

Ông Hồ Ân Khuê đã bị Lô Dương, phó trưởng khu và Vu Duy Chu, phó trưởng khu của phân khu số 1 đánh đập và tra tấn dã man từ 6 giờ tối ngày 5 tháng 1 năm 2005 đến 4 giờ chiều ngày hôm sau. Sự tra tấn này diễn ra ở nhiệt độ -10 độ C, và họ còn mở cửa sổ và bật quạt. Lô Dương và Vu Duy Chu còng một tay của ông Hồ vào cửa sổ và trói tay kia lại, sau đó vài người kéo dây thừng khiến toàn bộ cơ thể ông bị treo lơ lửng ở trên không. Họ thay nhau đánh vào ngực và lưng của ông.

Họ còn yêu cầu vài tù nhân giữ ông áp lưng vào tường, buộc ông ngồi bắt chéo chân dưới đất và đấm vào bộ phận sinh dục của ông. Điều này khiến cả hai chân của ông Hồ không thể cử động trong vài tháng. Sau khi ông bị sốc điện vào bộ phận sinh dục và những nơi khác trên thân thể trong hơn nửa giờ đồng hồ, hầu như toàn thân của ông đều bị nổi mụn nước.

Lô còn thường sử dụng giày da để dẫm vào bàn chân của ông Hồ cho đến khi chân ông sưng phồng không thể mang giày. Sau đó họ dùng nước sôi để làm bỏng chân trái của ông, khiến ông bị bỏng độ 3 (bỏng màng xương) và ông bị tàn tật vĩnh viễn. Chân phải của ông bị bỏng độ 2 khiến ông bị tổn thương đường cấp máu vĩnh viễn. Thậm chí sau một năm, bàn chân phải của ông vẫn không thể hồi phục, biến dạng vĩnh viễn và không thể chịu đựng được dù chỉ có chút áp lực nhẹ lên đế giày.

Trường hợp 4:

Ngày 2 tháng 3 năm 2006, ông Đại Chí Phong bị bắt giữ và bị kết án sáu năm tù vào ngày 24 tháng 10. Trong khi đang bị cầm tù tại Nhà tù Số 3 ở tỉnh An Huy, ông đã tuyệt thực và sau đó bị tra tấn. Giám đốc bệnh viên nhà tù ra lệnh cho tù nhân trộn phân với thức ăn và sử dụng tua vít để cạy miệng của ông để bức thực. Khi một học viên khác là ông Phương Ứng Chu cũng tuyệt thực để phản bức hại, lính canh nhà tù đã ra lệnh cho tù nhân sử dụng kim tiêm để đâm vào đầu ngón tay của ông Phương trong khi các tù nhân khác đang bức thực. Khi kim tiêm bị gãy và mắc ở đầu ngón tay của ông, lính canh đã sử dụng dao mổ để cắt mở đầu ngón tay của ông ra và lấy kim.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/22/429861.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/9/194994.html

Đăng ngày 02-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share