[MINH HUỆ 24-08-3021] Việc trừng phạt những kẻ ngược đãi nhân quyền đã trở thành một sự đồng thuận giữa các nước dân chủ. Sau khi Hoa Kỳ thông qua Luật Magnitsky vào năm 2016, Canada, Anh, và hầu hết 27 nước thành viên của Liên minh Châu Âu đã ban hành những bộ luật tương tự. Australia và Nhật Bản cũng đang làm như vậy.

Theo những bộ luật này, các học viên Pháp Luân Công đã lập danh sách của những thủ phạm tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công trong những năm này. Hàng năm, họ trình nhiều bản danh sách lên chính phủ của các nước dân chủ, hối thúc họ trừng phạt những kẻ thủ phạm được nêu tên.

Bắt đầu vào ngày 14 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công ở hơn 30 nước đã trình bản danh sách mới nhất bao gồm những kẻ thủ phạm tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công lên chính phủ của mình, kêu gọi họ trừng phạt những kẻ ngược đãi nhân quyền này, bao gồm việc từ chối cho nhập cảnh và phong tỏa các tài sản của họ ở hải ngoại.

Một trong những cái tên trong danh sách này là Mã Chấn Xuyên.

Thông tin của kẻ thủ phạm

7fcbf91d34fd61fec8d4bfd9c9535adf.jpg

Thủ phạm: Mã (họ) Chấn Xuyên (tên) (tiếng Trung: 马振川)

Giới tính: Nam

Quốc gia: Trung Quốc

Ngày sinh: Tháng 11 năm 1949

Nơi sinh: Bắc Kinh, Trung Quốc

Chức vụ

Từ 1991 đến tháng 9 năm 2001: Phó trưởng Công an quận Huyền Vũ, Bắc Kinh; Trưởng phòng Công an huyện Mật Vân; Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Sở Công an Bắc Kinh; Phó giám đốc Sở Công an Bắc Kinh.

Từ tháng 9 năm 2001 đến tháng 2 năm 2010: Giám đốc Sở Công an Thành phố Bắc Kinh. Đồng thời là Bí thư Đảng ủy Sở Công an Thành phố sau tháng 4 năm 2004.

Từ tháng 2 năm 2012 đến nay: Phó chủ tịch Ủy ban thường trực Hội đồng Nhân dân Thành phố Bắc Kinh và Phó bí thư Đảng ủy.

Những tội ác chính

Khi Mã Chấn Xuyên làm Giám đốc Sở Công an Thành phố Bắc Kinh từ tháng 9 năm 2001 đến tháng 2 năm 2010, ông ta đã tuân lệnh của ĐCSTQ và tích cực tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ít nhất đã có 77 học viên Pháp Luân Công chết sau khi bị bắt bởi Sở Công an Thành phố Bắc Kinh trong nhiệm kỳ 9 năm của Mã Chấn Xuyên.

Trước khi Thế vận hội Olympics diễn ra ở Bắc Kinh năm 2008, ít nhất 586 học viên đã bị bắt từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2008 như một phần của nỗ lực của chính quyền nhằm “duy trì sự ổn định”. Văn phòng Đảng ủy Công an Thành phố và Sở Công an Thành phố Bắc Kinh đã đưa ra một thông báo vào ngày 10 tháng 7 năm 2008, treo thưởng lên tới 500.000 nhân dân tệ cho bất cứ ai báo cáo về bất kỳ vấn đề an ninh tiềm tàng nào. Nhóm người duy nhất bị liệt kê như một mối đe dọa về an ninh là Pháp Luân Công.

Dưới đây là một số trường hợp bức hại trong nhiệm kỳ của Mã Chấn Xuyên

1. Những trường hợp bị chết

Bà Vương Quý Cư

Bà Vương Quý Cư là một kỹ sư đã nghỉ hưu tại Viện Nghiên cứu Luyện kim sắt thép Thủ đô. Bà bị bắt tại Bắc Kinh và bị đưa đến một phiên tẩy não vào cuối tháng 4 năm 2002. Bà đã chết vào giữa tháng 5 cùng năm ở tuổi 62. Thi thể của bà đã bị hỏa thiêu vào ngày hôm sau. Chính quyền không cho người thân của bà, vốn đã đến Bắc Kinh, liên lạc với bất cứ ai trong khu vực Bắc Kinh. Họ tuyên bố rằng bà Vương đã nhảy lầu tự tử. Nhưng trung tâm tẩy não này trên thực tế lại là một tòa nhà một tầng. Một nhân viên ở cơ quan của bà đã từng tiết lộ cho một phóng viên rằng, “Không có ai biết chuyện được phép nói về điều đó”.

Bà Lý Ngọc Linh

Bà Lý Ngọc Linh, quê ở Bắc Kinh, bị bắt vào ngày 25 tháng 6 năm 2003. Cảnh sát đã tra tấn và hỏi cung bà trong 24 giờ liền để cố cưỡng ép bà nói cho họ biết ai đã đưa cho bà các tư liệu về Pháp Luân Công, nơi in ấn, và thông tin về những học viên khác. Bà Lý đã từ chối trả lời các câu hỏi và tuyệt thực để phản đối trong 9 ngày. Bà đã bị tra tấn đến chết vào sáng sớm ngày 4 tháng 7.

Những người thân của bà đến bệnh viện sau khi nhận được thông báo về cái chết của bà. Họ thấy phía bên trái của mặt và hai tai của bà bị sưng tím. Các xương sườn ở một bên thân bà cũng đầy vết bầm tím. Cảnh sát không cho người nhà của bà kiểm tra bất cứ phần nào khác của thi thể bà. Họ cũng bảo người nhà của bà rằng “không được chụp ảnh, quay phim hay dịch chuyển thi thể”. Họ nói đó là lệnh từ “cấp trên”.

Ông Hàn Tuấn Khanh

Ông Hàn Tuấn Khanh bị bắt và bị đưa đến trại tạm giam quận Phòng Sơn vào tháng 3 năm 2004. Ông đã bị hàng chục cảnh sát đánh đập bằng dùi cui. Ông đã chết trong khi bị giam giữ trong vòng chưa đầy 3 tháng ở tuổi 47. Theo người nhà của ông, thi thể ông đầy vết sưng tím, và ông đã bị gẫy nhiều chiếc xương sườn. Nhiều cơ quan nội tạng của ông cũng bị nghi ngờ là đã bị mổ và lấy đi khỏi cơ thể của ông.

Bà Vương Phổ Hoa

Bà Vương Phổ Hoa, ở quận Triều Dương, Bắc Kinh, đã bị bắt và bị đưa đến trại tạm giam quận Triều Dương ngày 22 tháng 2 năm 2006. Trong thời gian bị tạm giam 50 ngày, các dây thần kinh ở mắt phải của bà bị hoại tử và bà đã bị mù. Bà cũng bị phát bệnh ung thư hạch bạch huyết ở dưới cánh tay trái. Trại giam đã không thông báo cho gia đình bà hoặc điều trị gì cho bà. Gia đình bà đã nhiều lần yêu cầu được vào thăm bà nhưng không được chấp nhận.

Bà Vương sau đó phải nhận án 2 năm lao động cưỡng bức vào ngày 13 tháng 4 năm 2006. Mặc dù bà đã được phóng thích vì lý do y tế vào tháng 6 năm 2006, bà lại bị bắt vào tháng 10 năm 2006. Bốn cảnh sát đã còng tay bà và khiêng bà đi, mà không cho bà mặc áo khoác hay đi giầy.

Mặc dù thời tiết ở Bắc Kinh rất lạnh, bà Vương bị bắt phải ngủ trên một tấm phản đặt ở trên sàn xi-măng, mà không có nhiều chăn đệm hay quần áo ấm. Sức khỏe của bà đã nhanh chóng suy sụp và bà bị đau nặng và ho ra máu. Bà lại được phóng thích vì lý do y tế vào ngày 24 tháng 11 năm 2006. Bà vẫn bị nằm liệt giường khi trở về nhà và đã qua đời vào ngày 13 tháng 6 năm 2007. Lúc đó bà mới gần 60 tuổi.

Bà Vương Quế Phân

Bà Vương Quế Phân bị bắt và bị đưa đến một trung tâm tẩy não tại chùa Siêu Phong ngày 15 tháng 4 năm 2009. Cảnh sát đã thay phiên nhau tra tấn và đánh đập bà. Bà bị bắt phải xem những video phỉ báng Pháp Luân Công và nhà sáng lập pháp môn. Bà cũng bị bắt phải viết một bài lên án Pháp Luân Công. Sau khi bị tra tấn nặng nề trong gần 50 ngày, bà đã bị suy sụp tinh thần. Bà đã mất ở trung tâm tẩy não ngày 2 tháng 6 năm 2009 ở tuổi 55.

2. Những trường hợp bị bắt giữ tùy tiện, tạm giam và tra tấn

Anh Trương Liên Quân

Anh Trương Liên Quân, một sinh viên Đại học Thanh Hoa, đã bị bắt giam 3 lần. Sau khi bị bắt lần thứ 3 vào ngày 23 tháng 1 năm 2003, cảnh sát đã nhét một chiếc dùi cui điện vào hậu môn của anh và sốc điện. Sau khi anh bất tỉnh, cảnh sát đổ nước lạnh lên người anh và tiếp tục đánh đập anh sau khi anh tỉnh dậy.

Anh Trương tuyệt thực để phản đối. Sau đó anh bị đưa đến Bệnh viện Công an Bắc Kinh và bị cùm vào giường. Vào tháng 8, gia đình anh đột nhiên nhận được thông báo rằng anh Trương đã bị thương nghiêm trọng ở đầu và phải phẫu thuật. Khi cha mẹ anh vội đến Bắc Kinh, cảnh sát bảo cha mẹ anh rằng việc phẫu thuật đã hoàn thành và rất thành công, nhưng họ không cho cha mẹ anh vào thăm anh.

Sau đó có thông tin xác nhận rằng trong khi anh Trương bị giam giữ ở bệnh viện, anh đã trở nên gầy hốc hác và không kiểm soát được việc đi vệ sinh. Anh cũng không thể tự ăn uống và nằm lật lại.

Bất chấp tình trạng của anh, anh vẫn bị đưa đến một tòa án địa phương và bị kết án 8 năm tù vào năm 2004. Anh Trương vốn đã không còn sức lực đã bị đưa vào trại tù Xích Phong ở khu Nội Mông Cổ.

Anh Vương Phương Phúc

Anh Vương Phương Phúc, ngoài 30 tuổi, bị tra tấn trong 4 tháng sau khi anh bị bắt vào năm 2002. Anh không thể đi lại được trong 10 ngày và thân thể anh bị đầy vết thương. Sau đó cảnh sát quy cho anh án 2 năm 4 tháng lao động cưỡng bức và bản án bị gia hạn thêm 10 tháng nữa vì anh từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Anh Vương lại bị bắt vào năm 2009 và bị một án lao động cưỡng bức nữa dài 2 năm 6 tháng.

3. Tăng cường bức hại trong thời gian diễn ra Thế vận hội Olympics Bắc Kinh

Vào đầu năm 2008 trước Thế vận hội Olympics Bắc Kinh, chính quyền đã phát động “Chiến dịch Olympics an toàn” được tiến hành bởi Ủy ban Thành phố Bắc Kinh và Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Bắc Kinh. Chiến dịch này nhắm vào Pháp Luân Công như một mục tiêu chính.

Các quan chức của cả Ủy ban Chính trị và Pháp luật và Phòng 610 của quận Hải Điến ở Bắc Kinh đã nhấn mạnh rằng họ thực hiện các biện pháp đối với Pháp Luân Công là để tổ chức thế vận hội. Những người tập Pháp Luân Công sẽ bị đưa đến các trại lao động. Nếu các học viên bị phát hiện là phát các tờ rơi về Pháp Luân Công thì họ sẽ bị kết án tù.

Ngày 19 tháng 2 năm 2008, Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương (PLAC) đã đưa ra một tài liệu có tên là “Các ý kiến về việc duy trì hiệu quả sự ổn định xã hội và đảm bảo an toàn cho Olympics Bắc Kinh”. Tài liệu này ngay lập tức đã được chuyển đến 40 văn phòng PLAC cấp tỉnh tham gia vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Tài liệu này đặc biệt nhấn mạnh rằng từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2008, những văn phòng đó nên “có một cuộc chiến nghiêm ngặt và mạnh mẽ” đối với Pháp Luân Công và “mạnh mẽ trấn áp” Pháp Luân Công. Đồn cảnh sát thông báo cho mỗi ủy ban dân cư rằng bất cứ ai tố cáo một người dán các tờ rơi về Pháp Luân Công sẽ nhận được một “phần thưởng” trị giá ít nhất là 500 tệ. Với mệnh lệnh và động lực từ trên xuống, tổng số các trường hợp bức hại ở Bắc Kinh trong nửa đầu năm 2008 đã lên đến mức cao nhất từ năm 1999 – cao hơn nhiều so với bất cứ khu vực nào khác ở Trung Quốc.

Theo các thống kê có được, đã có tới 586 học viên Pháp Luân Công đã bị tùy tiện bắt giữ ở Bắc Kinh từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2008, với nhiều học viên bị bắt giữ theo nhóm.

Những trường hợp bức hại trong dịp Olympics 2008

Ông Ư Chu

Ông Ư Chu là một nhạc sĩ. Vào tối ngày 26 tháng 1 năm 2008, sau khi biểu diễn, ông lái xe về nhà cùng với vợ là bà Hứa Na. Họ bị dừng xe để kiểm tra. Sau khi phát hiện ra rằng họ là học viên Pháp Luân Công, cảnh sát đã bắt họ và đưa họ đến trại tạm giam quận Thông Châu.

Vào ngày 6 tháng 2, ngày tất niên Tết Nguyên Đán, ông Ư đã bị bức hại đến chết, chỉ 11 ngày sau khi ông bị bắt. Lúc đó, ông mới 42 tuổi. Các thân nhân của ông đã vội đến Bắc Kinh để gặp ông sau khi nhận được thông báo về tình trạng nguy kịch của ông. Khi họ đến nơi, ông Ư Chu đã chết. Bà Hứa không được phép dự lễ tang của ông và bản thân bà cũng bị án lao động cưỡng bức 3 năm.

Bà Lang Phụng Hiền

Bà Lang Phụng Hiền, ở quận Triều Dương, đã bị bắt 3 lần chỉ trong vòng từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2008. Bà đã bị bức hại đến chết vào tháng 6 năm 2008 khi mới ngoài 60 tuổi.

Bà Khang

Bà Khang bị cảnh sát bắt vào ngày 20 tháng 5 năm 2008. Cảnh sát đã lục soát nhà bà mà không có lệnh khám nhà. Bà bị huyết áp cao và xuất huyết não sau khi bị đánh đập ở đồn cảnh sát. Bà đã mất vào ngày 29 tháng 5 năm 2008 ở tuổi 72.

Ông Vương Sùng Quân

Ông Vương Sùng Quân, ở quận Triều Dương, Bắc Kinh, bị bắt ngày 14 tháng 4 năm 2008. Ông đã chết ngày 23 tháng 8, chỉ một ngày trước ngày cuối cùng của Olympics Bắc Kinh, sau khi bị tiêm các loại thuốc không rõ tên ở trại lao động Đoàn Hà ở Bắc Kinh ở tuổi 65.

Ông Thích Vi

Ông Thích Vi là một luật sư ở Bắc Kinh. Ông bị bắt trong khi đang đi dạo với vợ ông vào tối ngày 22 tháng 2 năm 2008. Trong khi bắt giữ, cảnh sát đã đấm và đá ông, gây ra những vết thâm tím khắp thân thể ông. Sau khi bị đưa đến đồn cảnh sát, cảnh sát đã tịch thu điện thoại di động của ông và tra tấn ông bằng cách còng hai cánh tay ông ra sau lưng. Sau đó, 6 cảnh sát đã đột nhập vào nhà ông mà không có lệnh khám nhà và thu giữ máy tính xách tay và nhiều vật dụng khác của ông.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/24/429943.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/11/195022.html

Đăng ngày 03-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share