[MINH HUỆ 28-08-2021] Xử phạt những kẻ vi phạm nhân quyền đã trở thành một sự đồng thuận của các nước dân chủ. Sau khi Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Magnitsky vào năm 2016, Canada, Vương Quốc Anh và 27 quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu đã ban hành đạo luật tương tự. Australia và Nhật Bản cũng đang làm việc để ban hành luật tương tự.

Theo những đạo luật này, các học viên Pháp Luân Công đã lập danh sách những thủ phạm liên quan tới cuộc bức hại Pháp Luân Công trong vài năm trở lại đây. Hàng năm, họ đã gửi một số danh sách cho các chính phủ dân chủ, hối thúc họ trừng phạt những thủ phạm được nêu tên.

Bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công ở hơn 30 quốc gia đã nộp danh sách mới nhất của những thủ phạm tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công tới chính phủ quốc gia của họ, yêu cầu xử phạt những kẻ vi phạm nhân quyền gồm việc từ chối nhập cảnh và đóng băng tài sản ở nước ngoài.

Hai cái tên được nêu ra trong danh sách này là Lý Ninh và Mưu Trung Hoa.

Thông tin thủ phạm

cf2806524ed13968ede7d3e5bd15be6b.jpg

Tên đầy đủ của thủ phạm: Lý (họ) Ninh (tên) (tiếng Trung: 李宁)
Giới tính: Nữ
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày/năm sinh: Tháng 9 năm 1965
Nơi sinh: Lai Dương, Tỉnh Sơn Đông

Chức vụ:

2000 – 2001: Bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật ĐCSTQ Thành phố Tê Hà
2002 – 2005: Phó Bí thư Uỷ ban Thành uỷ Thành phố Tê Hà kiêm Bí thư Uỷ ban Thanh tra Kỷ luật Thành phố Tê Hà
2005 – 2011: Thị trưởng Thành phố Tê Hà
2011 – 2017: Bí thư Uỷ ban Thành uỷ Thành phố Tê Hà, Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Hội đồng Nhân dân Thành phố Tê Hà
2017 – 2019: Phó Bí thư Uỷ ban Thường vụ Hội đồng Nhân dân Thành phố Yên Đài
2019 – nay: Phó Giám đốc Văn phòng Kiểm toán Tỉnh Sơn Đông

e7ea493175a56f907b46d9e6e300a709.jpg

Tên đầy đủ của thủ phạm: Mưu (họ) Trung Hoa (tên) (tiếng Trung: 牟忠华)
Giới tính: Nam
Quốc gia: Trung Quốc
Ngày/năm sinh: 1962
Nơi sinh: Thành phố Tê Hà, Tỉnh Sơn Đông

Chức vụ:

Phó Bộ trưởng Bộ Công an Thành phố Tê Hà, nguyên trưởng Phòng 610 Thành phố Tê Hà, Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Tê Hà.

Những tội ác chính:

Thành phố Tê Hà, Yên Đài ở tỉnh Sơn Đông là một trong những khu vực mà cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) diễn ra nghiêm trọng nhất. Trong vòng mười năm từ 20 tháng 7 năm 1999 đến 2009, Lý Ninh và Mưu Trung Hoa đã đóng một vai trò quyết định trong cuộc bức hại Pháp Luân Công ở đó.

Trong nhiệm kỳ hơn 10 năm Lý Ninh làm bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật, phó Bí thư Thành uỷ Thành phố Tê Hà kiêm thị trưởng Thành phố Tê Hà, bà ta đã tích cực thi hành chính sách bức hại Pháp Luân Công của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là Giang Trạch Dân. Bà ta đã tổ chức và chỉ đạo Phòng 610 và Đội An ninh Nội địa bắt giữ các học viên và vận hành “các phiên tẩy não” trên diện rộng để ép các học viên từ bỏ đức tin của họ. Cá nhân bà ta cũng ra lệnh bắt giữ và kết án nhiều học viên Pháp Luân Công. Sự thăng tiến của bà ta gắn liền với việc tham gia vào cuộc bức hại.

Hơn 10 năm làm trưởng Phòng 610 Tê Hà, Mưu Trung Hoa đã tổ chức bốn phiên tẩy não trên diện rộng ở thành phố Tê Hà để ép các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của họ. Những người từ chối chuyển hoá bị còng tay, đánh đập và cấm ngủ. Các học viên tuyệt thực để phản đối thì bị bức thực. Gia đình của một số người ly tán. Nhờ tích cực tham gia vào cuộc đàn áp mà ông ta được thăng chức lên làm Giám đốc Sở Tư pháp vào năm 2012.

Theo thống kê có sẵn từ năm 2000 đến 2009, 277 học viên đã bị bắt và 93 người bị sách nhiễu. 336 người bị giam trong các trung tâm tẩy não, 148 người bị đưa đến các trại lao động, bảy người bị kết án tù và năm người bị bức hại đến chết. Ngoài ra, 196 học viên bị chính quyền tống tiền, 19 người bị đuổi khỏi trường học, văn phòng hoặc dời chỗ ở và bốn người khác bị mất tích.

Sau đây là một số trường hợp các học viên Pháp Luân Công bị bức hại trong nhiệm kỳ của Lý và Mưu:

Trường hợp 1: Bà Lâm Hiến Phượng

Năm 2000, bà Lâm Hiến Phượng ở thôn Lâu Tây Khang, thành phố Tê Hà đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và bị bắt. Bà đã bị giam trong một trung tâm tẩy não và bị lệnh phải từ bỏ đức tin. Bà đã qua đời vào ngày 28 tháng 4 năm 2000 ở tuổi 67.

Cảnh sát đã lục soát nhà bà nhiều lần trong những tháng trước khi bà qua đời. Mẹ chồng ngoài 90 tuổi của bà đã ngăn cảnh sát đưa bà đi. Bà đã bị ngất cả hai lần.

Trường hợp 2: Bà Tôn Ái Hoa

Bà Tôn Ái Hoa bị bắt và bị đưa đến Trung tâm Tẩy não Thành phố Tê Hà vào tháng 5 năm 2003. Vào ngày thứ hai, ba cảnh sát đã đưa bà về nhà. Bà qua đời vài tháng sau đó, để lại một đứa con trai tám tuổi và một con gái.

Trường hợp 3: Ông Mai Ngọc Lâm

Ông Mai Ngọc Lâm bị bắt vào ngày 5 tháng 11 năm 2001 khi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Cảnh sát đã đánh đập và lăng mạ ông ngay trước sân của đồn công an. Một cảnh sát dùng một dùi cui điện để sốc điện ông; một người khác đấm ông và người thứ ba đá ông. Ông Mai lấy tay ôm đầu và lăn lộn trên đất kêu la đau đớn. Cảnh sát đã lôi ông vào một căn phòng và tiếp tục đánh ông. Những người bên ngoài có thể nghe thấy tiếng kêu thảm thiết và tuyệt vọng của ông. Ba ngày sau, ông được đưa trở về nhà. Ông ở trong trạng thái mê sảng và mỗi lần đề cập đến cảnh sát hoặc thậm chí nghe tiếng còi cảnh sát sẽ khiến ông run rẩy. Ông không thể làm gì được và mất vị giác. Ông thường than phiền rằng nội tạng bị đau và ông không dám thở sâu. Sau khi vật lộn với sức khoẻ kém trong một thập niên, ông đã qua đời vào ngày 4 tháng 2 năm 2012 ở tuổi 60.

Trường hợp 4: Ông Lý Ái Hoa

Ông Lý Ái Hoa là một giáo viên trung học. Ông bị bắt vào năm 2002 và bị kết án 9,5 năm tù. Khi đang thụ án ở Nhà tù Tỉnh Sơn Đông, cha mẹ già của ông phải tự vật lộn để chăm sóc bản thân họ trong khi chịu đựng áp lực tinh thần to lớn. Từng người họ đã sớm qua đời. Sau khi được thả khỏi tù, ông Lý đã bị trường học sa thải và phải làm việc vặt để kiếm sống.

Trường hợp 5: Gia đình bà Kiều Thuỵ Vinh

Bà Kiều Thuỵ Vinh, một cựu giáo viên, đã liên tục bị bắt và bị đưa đến các đồn công an, trại tạm giam và trung tâm tẩy não. Bà từng thụ án hai lần mỗi lần bốn năm tù trong một trại lao động cưỡng bức. Bà cũng thường xuyên bị đánh đập và cấm ngủ khi đang bị giam trong một trung tâm tẩy não.

Em gái bà là bà Kiều Thụy Mai và em rể là ông Lý Sùng Lâm, cả hai đều là giáo viên trung học, cũng bị bắt và bị đưa đến trại tạm giam và trung tâm tẩy não nhiều lần. Sau đó bà Kiều Thụy Mai bị kết án chín năm tù và ông Lý chồng bà bị kết án ba năm lao động cưỡng bức. Sau đó, ông bị kết án ba năm lao động cưỡng bức lần nữa, và nó kéo dài đến năm năm. Khi họ bị giam thì con trai nhỏ của họ không được cha mẹ chăm sóc.

Người em gái thứ hai là bà Kiều Thuỵ Quyên cũng bị giam 54 ngày trong một trung tâm tẩy não địa phương.

Cuộc bức hại các chị em đã khiến cha mẹ họ bị trầm cảm và liệt giường. Người cha đã qua đời và người mẹ bị mất khả năng nói chuyện.

Khi bà Kiều Thuỵ Vinh được thả vào năm 2007, Lý Ninh, thị trưởng thành phố Tê Hà, đã chỉ đạo Phòng Nhân sự Thành phố Tê Hà giảm lương của bà xuống hai bậc. Bà Kiều Thụy Mai và ông Lý cũng bị sa thải khỏi công việc giáo viên.

Trường hợp 6: 63 học viên bị bắt

Mùa đông năm 2004, Lý Ninh, Bí thư Uỷ ban Chính trị và Pháp luật, và Mưu Trung Hoa, Giám đốc Phòng 610, đã tổ chức một phiên tẩy não lớn ở thành phố Tê Hà. 63 học viên đã bị bắt và bị ép phải xem các video lăng mạ Pháp Luân Công và Nhà sáng lập. Những người từ chối tuân theo bị biệt giam.

Khi ông Lý Sùng Lâm bị biệt giam, hai tay ông bị còng vào bệ cửa sổ và ông không được ngủ trong tám ngày. Sau đó, các lính canh đặt ông giữa hai cái giường để cơ thể ông lơ lửng trên không. Sau đó ba người đã nhấn ông xuống khiến lưng ông suýt bị gãy.

Ông Vương Chí Sanh bị một người đàn ông đá bằng giày da, bị giẫm nát ngón chân và bị còng vào lò đốt nên bị bỏng. Sau khi bị tra tấn, ông gục xuống và bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, ông thấy cơ thể ướt sũng và mặt đất đầy nước.

Bà Lưu Lệ Hoa bị đánh đập đến nỗi không thể nhấc hai cánh tay lên, hai mắt bà sưng húp và bà không thể mở miệng ăn được.

Bà Trương Khả Lệ bị đưa đến một phiên tẩy não vào năm 2004. Các lính canh đã tra tấn bà và cấm bà ngủ trong sáu ngày. Sau khi được thả, bà đã phơi bày cuộc bức hại trong trung tâm tẩy não. Vì chính quyền cố bắt bà lần nữa nên bà buộc phải sống xa nhà để tránh bị bức hại.

Khi cảnh sát không thể tìm thấy bà Trương, họ đã bắt cha bà, ông Trương Chấn Sanh, và kết án ông ba năm tù. Sau đó cảnh sát cũng bắt giữ mẹ bà và giam trong một trung tâm tẩy não.

Trường hợp 7: Bà Lâm Kiến Bình

Bà Lâm Kiến Bình, sinh năm 1962, đã bị giam hơn sáu năm, gồm hai lần lao động cưỡng bức và một lần trong một trung tâm tẩy não. Bà đã bị tra tấn trong khi bị giam và suýt chết.

Trại Trại Lao động Vương Thôn, bà bị treo lên bằng cổ tay trong bảy ngày. Hai bàn chân bà sưng phồng đến nỗi không thể mang giầy. Hai móng tay của bà thâm đen. Hai chân bà cũng sưng phồng.

Trường hợp 8: Ông Lỗ Thế Công

Ngày 8 tháng 11 năm 2004, ông Lỗ Thế Công đã thoát khỏi một vụ bắt giữ và buộc phải sống xa nhà trong tám năm để trốn cảnh sát. Trong thời gian này, cảnh sát thường xuyên sách nhiễu gia đình ông. Họ đã bị kinh hoàng và sống trong sợ hãi.

Trường hợp 9: Các học viên bị kết án

Cảnh sát và người của Phòng 610 ở Tê Hà đã bắt giữ hơn 20 học viên và người thân của họ vào ngày 30 tháng 8 năm 2011. Sáu học viên, gồm ông Lâm Quốc Quân, ông Phùng Vận Học, bà Phùng Thúy Vinh, bà Khương Thục Anh, bà Lâm Quốc Linh và bà Tôn Thiến Tĩnh, đã bị Toà án Tê Hà kết án từ 5,5 đến 10 năm vào ngày 3 tháng 7 năm 2012.

Các nữ học viên bị đưa đến Nhà tù Nữ Tế Nam vào đầu năm 2013. Tuy nhiên, ông Lâm và ông Phùng đã bị Nhà tù Tỉnh Sơn Đông từ chối ba lần. Khi nghe tin này, Lý Ninh, Bí thư Uỷ ban Thành uỷ Thành phố Tê Hà, đã dùng các mối quan hệ của bà ta và ép nhà tù nhận họ vào giữa tháng 4 năm 2013.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/8/28/429991.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/15/195069.html

Đăng ngày 07-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share