Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 26-12-2020] Từ tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bức hại Pháp Luân Công, môn tu luyện tâm linh còn được biết đến với tên gọi Pháp Luân Đại Pháp, vì sự phổ biến của môn tu luyện này và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn hoàn toàn trái ngược với hệ tư tưởng gian dối, bạo lực và dối trá của cộng sản.

Trong cuộc bức hại do Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương cùng Phòng 610 tổ chức, các học viên đã bị không ngừng bị bắt bớ, sách nhiễu và tra tấn trên quy mô lớn. Bởi vậy, nhiều người đã mất đi mạng sống.

Chỉ tính riêng trong năm 2020, có ít nhất 83 học viên đã qua đời vì cuộc bức hại. Trong số họ, 21 người đã chết khi bị giam giữ. Một số qua đời do bị tra tấn thời gian dài trong tù, một số người đã chết sau khi bị từ chối tại ngoại để điều trị y tế mặc cho tình trạng nguy kịch của họ, và những người khác chết trong đồn cảnh sát do bị đánh đập tàn bạo. Cả bà Lý Linh ở tỉnh Sơn Đông và bà Vương Thục Khôn ở tỉnh Hắc Long Giang đều bị đánh đến chết chỉ vài ngày sau khi họ bị bắt vào tháng 6.

Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2020, ngoài số người chết ra, ước tính có 5.868 học viên đã bị bắt và 7.218 người bị sách nhiễu. Do sự phong tỏa thông tin ở Trung Quốc, nhiều người cho rằng những con số ước tính trên vẫn còn rất khiêm tốn.

Sau đây là các trường hợp học viên Pháp Luân Công bị bức hại tàn bạo trong năm 2020.

Phần I: Sự tàn bạo của các quan chức và cơ quan hành pháp địa phương

A. Các trường hợp tử vong

1. Người phụ nữ bị đánh đến chết chỉ 16 ngày sau khi bị bắt

Ngày 28 tháng 6 năm 2020, sau khi bị tố cáo vì sở hữu tài liệu Pháp Luân Công, bà Lý Linh ở thôn Đại Trương Gia, thành phố Bồng Lai, tỉnh Sơn Đông, đã bị một quan chức làng và một nhóm lính bán quân sự bắt giữ.

Bà Lý bị đưa đến một ngôi nhà trống ở vùng đồi núi và bị đánh đập, tra tấn tàn bạo. Bà qua đời vào ngày 13 tháng 7 do bị chấn thương. Chính quyền thôn buộc gia đình bà phải hỏa táng hài cốt của bà ngay ngày hôm đó. Gia đình cho hay khuôn mặt của bà bị biến dạng và trên người bà có nhiều vết bầm tím.

Sáng ngày 28 tháng 6, bà Lý mang về nhà hàng chục tập tài liệu về Pháp Luân Công. Một người dân trong làng tình cờ nhìn thấy những tài liệu bà mang theo đã tố cáo bà với chính quyền thôn. Ngay sau đó, Hưởng Đắc Mậu, bí thư của thôn, và một số binh sỹ bán quân sự đã đến nhà và tịch thu các tài liệu của bà.

Họ đưa bà đến một ngôi nhà trống để tra khảo bà. Bà Lý từ chối tiết lộ đã nhận tài liệu từ ai. Vũ Đắc Thắng và Vũ Đắc Thủy, hai trong số những binh sỹ, đã ra sức đánh đập nhằm khuất phục bà. Do bị đánh đập, một số răng của bà long ra và miệng của bà bị rách. Bà bị một vết thương ở bên ngực trái và bị bầm tím khắp người. Theo lời kể của một người cao tuổi trong làng, một binh sỹ đã dùng gậy thúc mạnh vào ngực bà Lý.

Bà Lý vẫn không chịu từ bỏ tu luyện hay trả lời các câu hỏi. Một trong những kẻ tra tấn bà đã đưa bà ra ngoài để “trị bà.” Anh ta đá rất mạnh khiến bà mất thăng bằng và đập hông vào một tảng đá. Sau đó, khi trời bắt đầu đổ mưa, anh ta bắt bà đứng dưới mưa rất lâu. Bà đã tuyệt thực để phản đối sự ngược đãi này.

Khoảng ngày 6 tháng 7 năm 2020, chồng bà Lý qua đời và chính quyền đã đưa bà về nhà lo tang lễ. Bà không nói gì với con trai khi họ ôm nhau. Theo con trai bà, miệng bà bị rách và bà bị mất mấy chiếc răng. Bà nhanh chóng bị đưa đi, và chính quyền từ chối tiết lộ bà đang ở đâu. Sau khi con trai bà nhiều lần yêu cầu, các nhà chức trách đã đồng ý bịt mắt anh và đưa anh đến gặp mẹ mình tại địa điểm không được tiết lộ. Đó là lần cuối cùng họ được nhìn thấy nhau.

Ngày 13 tháng 7, bà Lý được đưa gấp đến một phòng khám tư nhân để “hồi sức” và được thông báo rằng đã chết. Chính quyền đã đưa thi thể của bà về cho gia đình ngay sau đó. Những binh sỹ bán quân sự túc trực bên ngoài nhà bà và nói rằng họ sẽ không rời đi trừ khi gia đình đã hỏa táng hài cốt của bà trong ngày hôm đó. Gia đình bà không có lựa chọn nào khác ngoài việc tuân theo yêu cầu này.

Trong khi thay quần áo cho bà, người thân của bà nhận thấy nhãn cầu của bà có vẻ lồi ra và trông to bất thường.

Vào ngày tang lễ của bà Lý, hai trong số những binh sỹ đã đánh bà trong cuộc thẩm vấn đã mặc thường phục để đến quấy rối bạn bè và người thân của bà và cố gắng ngăn họ tham dự tang lễ. Khi được hỏi họ là ai, những người lính này nói dối rằng họ là người thân của bà Lý.

2. Bác sỹ nội khoa tỉnh Hắc Long Giang bị đánh đến chết

Bà Vương Thục Khôn là bác sỹ nội khoa tại Bệnh viện Thị trấn Hải Lâm ở thành phố Hải Lâm, tỉnh Hắc Long Giang. Bà đã không đi làm trong nhiều tháng do dịch bệnh virus corona bùng phát. Cuối tháng 6 năm 2020, bà nhận được cuộc gọi từ Hàn Diễm, Bí thư Đảng ủy bệnh viện, và được thông báo rằng giám đốc bệnh viện Trần Quảng Quần đang tìm bà.

Bà Vương tưởng rằng bệnh viện đang thu xếp cho bà đi làm trở lại. Nhưng khi tới bệnh viện, hóa ra là các cảnh sát của Đồn Công an Số 1 Thành phố Hải Lâm đang tìm bà. Họ cố gắng ép bà phải viết tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công và thừa nhận rằng chồng bà, ông Vu Tiểu Bằng, cũng là học viên Pháp Luân Công.

Ông Vu, một bác sỹ phẫu thuật tại cùng bệnh viện, đã bị sa thải cách đây 29 năm vì từ chối ngụy tạo hồ sơ y tế theo chỉ đạo của chủ tịch bệnh viện đương thời. Ông đã thỉnh nguyện suốt những năm qua và bị những nhà chức trách coi là mục tiêu chính, họ cố gắng bức hại ông bằng cách tuyên bố rằng ông cũng là người tu luyện Pháp Luân Công trong khi trên thực tế ông chưa từng.

Khi bà Vương từ chối ký vào các bản tuyên bố, cảnh sát đã đánh bà hàng giờ trong bệnh viện. Họ đe dọa rằng nếu bà không viết, họ sẽ tìm người khác để viết thay cho bà.

Bà Vương bị đau dữ dội ở chân và cầu xin cảnh sát cho bà đi. Họ đồng ý nhưng cảnh báo bà rằng họ sẽ tiếp tục tìm bà trong vài ngày tới.

Bà Vương phải bò lên cầu thang để về căn hộ của mình. Chồng của bà thấy bà có nhiều vết bầm tím khắp toàn thân, gãy xương bánh chè và người bà ướt đẫm mồ hôi.

Chiều ngày 1 tháng 7, bà Vương đột nhiên bị xuất huyết não. Bà hoa mắt chóng mặt và cảm thấy như muốn nôn mửa. Bà qua đời vào khoảng 4 giờ 25 phút sáng ngày 2 tháng 7, ở tuổi 66. Thi thể của bà được hỏa táng vào ngày 4 tháng 7.

Sau cái chết của bà Vương, cảnh sát liên tục sách nhiễu ông Vu và yêu cầu ông không được thông báo về cái chết của bà cho trang web Minh Huệ.

B. Các trường hợp chấn thương nghiêm trọng

1. Người đàn ông Hà Bắc lâm vào tình trạng nguy kịch sau một tuần sau bị bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công

Một người đàn ông ở huyện Hoài Lai, tỉnh Hà Bắc, đã lâm vào tình trạng nguy kịch sau một tuần bị bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công.

Ngày 14 tháng 7 năm 2020, ông Đinh Ngọc Minh, bà Hạ Ngọc Vinh và bà Nhâm đang đi dạo thì bị bắt giữ và bị đưa thẳng đến trung tâm tẩy não. Bà Hạ và bà Nhâm đã được thả ngay sau đó, nhưng ông Đinh vẫn tiếp tục bị giam giữ.

Nhân viên trung tâm tẩy não đã khám xét ông Đinh và tịch thu 100 nhân dân tệ tiền mặt, chìa khóa và điện thoại di động của ông. Họ đã không cho ông ngủ trong suốt năm ngày, bỏ đói ông và không cho ông tắm. Khi ông từ chối xem các video tuyên truyền phỉ báng Pháp Luân Công, các nhân viên đã đánh ông và dùng giày của họ đánh vào đầu và cơ thể ông.

Ông Đinh bị biệt giam vì hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo” khi giám đốc trung tâm tẩy não đến kiểm tra. Nhân viên ở đó dọa sẽ giết ông nếu ông “gây thêm rắc rối cho họ.” Con gái ông không được phép vào thăm ông.

Ngày 22 tháng 7, sau khi liên tục bị ngược đãi, ông Đinh bị ốm nặng và phải nhập viện. Không rõ ông đang bị giam giữ ở đâu vào thời điểm viết bài này.

Trước lần bị bắt giữ gần nhất, ông Đinh đã bị kết án bảy năm tù vào năm 2003 và được tại ngoại để điều trị y tế vào năm 2008 sau khi ông mắc bệnh tim mạch và huyết áp cao. Năm 2017, khi đang làm việc tại Bắc Kinh, ông bị bắt giữ thêm lần nữa và bị kết án bốn năm tù. Các nhà chức trách cho phép ông thụ án tại ngoại do tình trạng sức khỏe của ông.

2. Ba học viên tỉnh Liêu Ninh bị giam giữ và tra tấn suốt hơn hai tháng**

Ngày 12 tháng 2 năm 2020, cảnh sát đã bắt giữ ba học viên Pháp Luân Công tại một trạm kiểm soát đường cao tốc. Cả ba đang đi từ thành phố An Sơn đến thành phố Thẩm Dương, hai thành phố này đều thuộc tỉnh Liêu Ninh. Bà Lâu Diễm bị giam giữ và tra tấn trong 77 ngày; ông Phương Phúc Cường và ông Trương Húc bị giam giữ 65 ngày.

Bà Lâu Diễm

Sau khi bị bắt vào ngày 12 tháng 2, bà Lâu bị tra tấn và xuất hiện các triệu chứng động kinh, sau đó bà bị giam giữ tại một khách sạn. Khi bà từ chối giải thích lý do tại sao ba người họ đến thành phố Thẩm Dương, bà đã bị tát vào mặt và đánh vào trán, gây ra một vết sưng to bằng quả trứng trên trán của bà. Cảnh sát Hàn Bình sau đó đã tát bà Lâu thêm lần nữa với lực mạnh đến nỗi bà bị điếc tai trái.

Sau khi bị giam giữ khoảng 10 ngày, bà Lâu bị ép ngồi trên một chiếc ghế kim loại. Bà bị tra tấn theo cách đó tới khi mông bà mưng mủ và bàn chân bà trở nên chai cứng đến nỗi không thể lắp vào cùm được nữa.

Sau khi bị giam giữ khoảng hai tháng, bà Lâu trở nên tiều tụy. Bà bị ho mỗi ngày, có khi ho liên tục suốt 4-5 giờ đồng hồ, kèm theo nôn ra đờm, máu và mật. Cuối cùng, bà đã tuyệt thực để yêu cầu được trả tự do.

Trong thời gian tuyệt thực, bà Lâu bị bức thực ba lần. Cảnh sát véo má bà để đổ cháo vào miệng bà. Do bị ép ăn, bà đã nôn ra máu và vùng da trên má bị trầy xước.

Bà Lâu không được phép tắm trong 78 ngày bị giam giữ. Vì bị tra tấn, bà trở nên khó thở và phải nằm trên sàn nhiều lần. Cảnh sát trực ca đêm phải theo dõi bà mọi lúc vì sợ bà có thể chết bất kỳ lúc nào.

Bà Lâu, lúc gần chết, được đưa trở lại thành phố An Sơn vào ngày 29 tháng 4. Cảnh sát từ chối trả lại 60.000 nhân dân tệ tiền mặt họ tịch thu trong thời gian bắt giữ bà.

Ông Phương Phúc Cường

Sau khi bị bắt và đưa đến Phòng Cảnh sát Quận Tô Gia Truân, ông Phương đã bị thẩm tra, khám xét và đánh đập. Ông bị đưa đến Đồn Cảnh sát Giải phóng vào đêm hôm đó và phải ngủ trên ghế hoặc trên sàn nhà.

Ngày 14 tháng 2, ông bị đưa đến một trại tạm giam và vào ngày 16 tháng 3 ông được chuyển đến một khách sạn, nơi bà Lâu bị giam giữ. Trong thời gian bị giam giữ, ông Phương bị buộc phải ngồi trên một chiếc ghế kim loại suốt bốn ngày cho đến khi bàn chân và cẳng chân bị sưng phù. Ông bị hạn chế uống nước, dùng nhà vệ sinh và nhà tắm. Ban đêm, cảnh sát còng tay phải của ông vào một chiếc vòng gắn trên sàn nhà, và chỉ tháo ra hai ngày trước khi ông được thả.

Ông Trương Húc

Sau khi bị bắt vào ngày 12 tháng 2 và bị thẩm tra, ông Trương từ chối trả lời bất kỳ câu hỏi nào. Cảnh sát Vương Xuân Dương của Phòng cảnh sát Thẩm Dương đã đưa ba người đàn ông vạm vỡ đến để ghi lại lời kể của ông. Chiều hôm đó, cảnh sát đã thực hiện lệnh khám xét nơi ở của ông và tịch thu ba máy in, giấy in, và một máy tính sau khi tìm thấy địa chỉ của ông trong cơ sở dữ liệu người dùng internet.

Ngày hôm sau, Vương lại đến đánh và xé áo khoác mùa đông của ông Trương. Ngày 14 tháng 2, Vương trở lại cùng ba người đàn ông vạm vỡ rồi đưa ông Trương đến một căn phòng không có camera giám sát tại Đồn Cảnh sát Giải phóng để thẩm tra ông.

Sau đó, ông Trương sau bị đưa đến một khách sạn và bị ép ngồi trên một chiếc ghế kim loại. Khi cảnh sát không “chuyển hóa” được ông, họ đã bắt ông đứng trong nhiều giờ rồi bắt ông ngồi xổm. Ông Trương chỉ được phép ngủ sau nửa đêm.

Ngày 8 tháng 3, cảnh sát Hàn Bình bắt đầu đánh vào đầu, mặt và vai ông Trương khi cố gắng ép ông từ bỏ đức tin của mình. Ngày hôm sau, anh ta tiếp tục đánh ông và đe dọa sẽ tra tấn ông nhiều hơn nữa nếu ông không chịu nhận tội.

Cảnh sát Hàn sau đó đã gọi ba cảnh sát là Dương Na, Trần Kiệt, Lưu Văn Anh từ trung tâm tẩy não và bảo họ phải “chuyển hóa” ông Trương bằng mọi giá. Ông Trương bị trói chặt hai chân vào nhau và trói tay ra sau khi ông không chịu ngồi xổm. Hàn ra lệnh cho ông Trương phải ngồi xổm trong hai giờ đồng hồ. Khi ông không thể giữ nguyên vị trí, một cảnh sát đã ghì ông xuống.

Ông Trương được trả tự do vào ngày 16 tháng 4.

3. Cảnh sát đấm vào đầu người đàn ông trong quá trình bắt giữ ông vì tu luyện Pháp Luân Công

Khoảng 6 giờ 30 phút chiều ngày 8 tháng 9 năm 2020, một người đàn ông ở huyện Nghi Thủy, tỉnh Sơn Đông, đã bị bắt giữ tại nhà bởi các quan chức và cảnh sát địa phương đến trên ba chiếc xe hơi.

Cảnh sát đã lục soát nhà của ông Hoàng Kiến Quốc để tìm kiếm các vật phẩm liên quan đến Pháp Luân Công.

Trong khi cố gắng ép ông Hoàng vào xe cảnh sát, các nhân viên đã xé quần của ông và đấm vào đầu ông. Tại đồn cảnh sát, một số cảnh sát đã đánh ông Hoàng, quật ngã và đạp vào đầu ông. Người ông đầy thương tích, đầu và mặt ông sưng phù.

Trước đó, vào tháng 7 năm 2020, chính quyền thị trấn Long Gia Tuyền đã tìm cách buộc ông Hoàng phỉ báng Pháp Luân Công và nhà sáng lập Pháp Luân Công, nhưng ông đã từ chối. Vài giờ sau, khi ông đang trên đường về nhà, ba cảnh sát đã chặn ông lại và ra lệnh cho ông từ bỏ Pháp Luân Công. Khi ông từ chối chấp hành, hai người trong số họ đã nhảy vào và đấm vào ngực ông. Quần áo của ông bị rách, giày của ông rơi ra và ông phải bỏ chạy trên đôi chân trần. Các vết bầm tím trên ngực ông kéo dài hai tuần và sau đó hai tháng ngực của ông vẫn còn đau.

4. Người đàn ông ở Giang Tây bị cầm tù 18 tháng vì đức tin của ông, khuôn mặt và bàn tay của ông bị bỏng

Ngày 26 tháng 2 năm 2020, các sỹ quan Đồn Cảnh sát Hồng Sơn đã bắt giữ ông Dương Đình Tiên, 62 tuổi ở thành phố Bằng Tường, tỉnh Giang Tây. Tại đồn, cảnh sát còng tay và thẩm tra ông. Ông từ chối cung cấp thông tin về các học viên khác. Các cảnh sát đã hành hung, dùng thuốc là làm bỏng mặt và mu bàn tay của ông. Vài giờ sau, ông được trả tự do. Một thẩm phán tại Tòa án huyện Lô Tây đã kết án ông 18 tháng tù giam vào ngày 10 tháng 7 năm 2020.

Trước lần bị kết án gần nhất, ông Dương đã thụ án một năm trong Nhà tù Nam Xương. Ông bị buộc phải ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ mà không được cử động, bị biệt giam, không được ngủ, và bị buộc phải đứng quay mặt vào tường vào ban đêm, tất cả chỉ vì ông không chịu từ bỏ Pháp Luân Công.

Sau khi được trả tự do vào tháng 10 năm 2019, ông chỉ được nhận một tháng tiền lương hưu trước khi chính quyền đóng băng tài khoản của ông vào tháng 12.

5. Người phụ nữ Hắc Long Giang bị chấn thương tủy sống trong quá trình thẩm tra

Ngày 1 tháng 5 năm 2020, các cảnh sát đã đột nhập vào nhà của bà Ôn Vũ Phi ở thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang. Họ bắt giữ bà và lục soát nhà bà. Tại đồn cảnh sát địa phương, bà Ôn bị còng tay và cùm vào ghế. Bà bị tra khảo, xúc phạm và đe dọa. Tiền Vĩ, giám đốc Phòng An ninh Nội địa, đã dùng ủng đá vào đầu và mặt bà. Ghế của bà bị lật và tủy sống của bà bị chấn thương khi bà ngã xuống. Ngày hôm sau, bà được trả tự do. Cho đến nay, bà vẫn không thể đứng đúng tư thế hoặc cúi gập người.

Vì viết đơn tố cáo ông Tiền vì sự tàn bạo của ông ta, ngày 29 tháng 6, bà Ôn lại bị bắt và đưa vào trại tạm giam huyện Phú Dụ.

Bà Ôn, 47 tuổi, từng là thư ký kiêm giám đốc văn phòng tại Tập đoàn Hóa chất Hắc Long Giang. Bệnh thận và viêm mũi của bà đã biến mất sau khi bà bước vào luyện Pháp Luân Công vào năm 1997. Sau đó, bà bắt đầu công việc giảng dạy trong quãng sự nghiệp của mình. Bà tính học phí ở mức tối thiểu và thường dạy học miễn phí.

Vì kiên định đức tin đối với Pháp Luân Công, trước lần bị bắt giữ gần đây nhất, bà đã bị bắt giữ ba lần và nhà của bà bị lục soát tổng cộng năm lần.

6. Khuỷu tay và đầu gối của người đàn ông bị chấn thương sau khi cảnh sát kéo lê ông

Ngày 30 tháng 7 năm 2020, bốn sỹ quan từ Đồn Cảnh sát Vương Lượng ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, đã đột nhập vào nhà ông Vương Chí Trung và bắt giữ ông.

Tại đồn cảnh sát địa phương, ông Vương từ chối hợp tác. Các sỹ quan kéo lê ông dọc một con đường rải sỏi. Vì mặc áo tay ngắn và quần dài, da ở khuỷu tay và đầu gối của ông bị xây xát và ông chảy rất nhiều máu.

7. Cảnh sát dùng giày tát vào mặt người phụ nữ

Ngày 10 tháng 9 năm 2020, bà Kỷ Thục Quân và bà Bành Hà ở thành phố Thừa Đức, tỉnh Hà Bắc, đã đi khoảng 90 km đến thị trấn Thổ Mộc, thành phố Trương Gia Khẩu để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Cảnh sát đã để ý đến họ tại một khu chợ nông sản và bắt giữ họ. Bà Kỷ và bà Bành bị còng tay và đẩy vào xe cảnh sát. Còng tay cứa sâu vào cổ tay bà Bành và để lại những vết thâm đen.

Đến đồn cảnh sát, hai người phụ nữ này không chịu xuống xe. Cảnh sát đã lôi họ ra và kéo lê họ vào sân trước của đồn. Giày của họ bị rơi ra, tay áo bị rách, và lưng họ bị thương.

Khi một viên cảnh sát hỏi bà Kỷ đang làm gì ở chợ nông sản, bà trả lời rằng bà đến đó để thông tin cho mọi người biết về cuộc bức hại. Bà kêu gọi cảnh sát không tiếp tay cho chính quyền cộng sản làm điều sai trái hoặc tham gia vào cuộc bức hại này.

Cảnh sát không những từ chối lắng nghe mà còn nói lời lăng mạ Pháp Luân Công cùng nhà sáng lập pháp môn này. Hai học viên đã cố gắng ngăn họ lại và hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Khi họ đang hô, một cảnh sát đã đá vào tay bà Kỷ, tát vào mặt bà và dùng giày đánh vào miệng bà khiến miệng bà sưng lên. Một lúc sau, cảnh sát đã ngừng ngược đãi bà Kỷ khi trời bắt đầu đổ mưa.

Bà Kỷ và bà Bành bị đưa đến Trung tâm tẩy não Đại Hoàng Trang vào cuối ngày hôm đó. Họ đã tuyệt thực để phản kháng. Ngày 12 tháng 9, bà Kỷ được trả tự do, nhưng bà Bành vẫn đang ở tại trung tâm tẩy não.

fb3610489cff1fdab6d2a2432ef9eb0b.jpg

Sau 10 ngày, các vết bầm tím trên cánh tay của bà Kỷ vẫn còn rất đậm

8. Cặp vợ chồng bị bắt giữ, người chồng bị đánh tàn nhẫn

Sáng ngày 26 tháng 11 năm 2020, năm cảnh sát từ đồn cảnh sát Kim Thành ở thị trấn Tây Sơn Bắc, huyện Dịch, tỉnh Hà Bắc, đã lục soát nhà ông Cổ Đống. Họ tịch thu máy tính, máy in, sách Pháp Luân Công và các đồ đạc cá nhân khác của ông. Vì ông Cổ không có nhà khi cảnh sát đến, họ đã bắt vợ ông và cưỡng chế lấy dấu vân tay của bà trước khi thả bà vào buổi tối.

Ông Cổ bị bắt tại nơi làm việc cùng ngày hôm đó và cũng bị đưa đến Nhà tạm giam huyện Dịch. Khi vợ ông nhìn thấy ông trong nhà giam, ông bị còng tay, miệng chảy máu, hai tay bị còng vào nhau, và người ông dính đầy bùn đất.

C. Bạo lực đối với trẻ em và người già

1. Cảnh sát đánh ông lão cho đến khi mặt ông chảy máu

Khoảng 10 giờ sáng ngày 13 tháng 10 năm 2020, khi ông Đằng Ngọc Quốc và vợ đang thu hoạch bí ngô trong vườn nhà họ thì một toán cảnh sát ập vào.

Cảnh sát đã bắt được ông Đằng trước khi ông kịp chạy trốn. Khi vợ ông đang khóc gần đó, cảnh sát đã đánh ông Đằng, 66 tuổi, khiến mặt ông chảy máu. Sau đó họ còng tay và trói ông lại. Một cảnh sát nói với ông: “Bây giờ ông phải chịu một án phạt bổ sung ngoài án phạt trước đó [vì tu luyện Pháp Luân Công].”

Cảnh sát này đã đưa ông Đằng, ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh đến đồn cảnh sát. Sau bốn ngày bị giam giữ ở trại tạm giam Đại Đông, ông bị đưa đến trại tạm giam Tô Gia Truân ở ngoại ô thành phố. Các nhà chức trách không để luật sư của ông đến gặp ông, lấy cớ là đại dịch virus corona. Gia đình ông rất lo lắng cho ông.

Vài tuần sau khi ông bị bắt, vợ của ông Đằng đã bị chấn thương tâm lý nặng đến mức bà vẫn còn sợ hãi và gặp khó khăn khi sắp xếp những điều bà muốn nói. Như vậy, sau sáu tháng lẩn trốn để tránh bị bắt, ông Đằng trở về nhà và đã bị bắt chỉ chưa đầy một tháng sau đó.

2. Bốn sỹ quan cảnh sát ghì cụ già 80 tuổi xuống đất một cách thô bạo trong quá trình bắt giữ

Ngày 14 tháng 8 năm 2020, sáu cảnh sát đã đột nhập vào ngôi nhà thuê của bà Trần Quế Phân, 80 tuổi, ở thành phố Bành Châu, tỉnh Tứ Xuyên, và lục soát nhà bà. Bà Trần ôm chặt cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Công) vào ngực khi bốn cảnh sát cố gắng giật cuốn sách từ bà.

Cuối cùng, họ tóm lấy tay và chân bà, lôi bà lên xe, và đưa bà đến đồn cảnh sát. Bà được trả tự do vào khoảng 6 giờ chiều cùng ngày. Hai tuần sau, tay bà vẫn còn dấu vết nơi các cảnh sát đã tóm và vặn tay bà.

3. Thầy giáo 74 tuổi về hưu bị cảnh sát đánh đập tàn nhẫn

Đầu năm 2020, ông Lôi Chánh Hạ, 74 tuổi, và vợ ông là bà Lý Vệ Quần ở Trùng Khánh đã đến thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, để giúp con gái họ chăm sóc đứa cháu mới sinh.

Khoảng 10 giờ sáng ngày 4 tháng 9 năm 2020, sáu cảnh sát đã đột nhập vào nhà con gái ông Lôi. Khi ông Lôi phản kháng nỗ lực bắt giữ của cảnh sát, ba cảnh sát đã đẩy ông lên ghế sofa, còng tay ông ra sau lưng, và lấy kính của ông. Hai cảnh sát khác lôi ông ra ngoài và đẩy ông vào xe cảnh sát. Một chiếc giày của ông đã bị rơi ra trong quãng thời gian khốn khổ ấy.

Vì bà Lý cố gắng ngăn cảnh sát bắt giữ chồng mình nên bà đã bị đẩy xuống đất. Cảnh sát cũng còng tay phải của bà và đưa bà đến đồn cảnh sát.

Cảnh sát đưa hai ông bà vào phòng thẩm vấn. Cảnh sát Vương còng tay ông Lôi và cố gắng ép ông ấn dấu vân tay vào biên bản thẩm vấn. Khi ông Lôi từ chối chấp hành, Vương đã đẩy ông vào một góc phòng, đấm vào ngực ông, dùng cạnh tay đánh vào cổ ông và đập đầu ông vào tường. Vương còn định dùng đầu gối thúc vào chân ông Lôi, nhưng bà Lý đã ngăn anh ta lại.

Vương liền quay lại, nắm tóc bà Lý và toan đánh bà. Bà hô lớn: “Sao anh dám!” Vương buông tóc bà Lý ra nhưng sau đó túm lấy một miếng cao su và đập nó vào đôi tay bị còng của ông Lôi. Sau đó, anh ta rời đi mặc cho cổ tay của ông Lôi đang chảy máu.

Sau 35 giờ bị giam giữ, ông Lôi được trả tự do vào khoảng 9 giờ tối ngày hôm sau. Đến lúc đó, cảnh sát mới tháo còng tay cho ông.

4. Cảnh sát đánh bà lão đến mức co giật và nôn mửa

Ngày 23 tháng 4 năm 2020, các nhân viên từ Phòng An ninh Nội địa huyện Tô Gia Đồn ở tỉnh Liêu Ninh đã đánh đập hung bạo bà Cảnh Lộ Thanh ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh. Cảnh sát trẻ họ Hạ đã còng tay bà Cảnh vào lưng một chiếc ghế kim loại, tát bà, và đá vào ghế thật mạnh khiến còng tay cứa vào cổ tay bà. Việc đánh đập đánh khiến tai bà đau nhói và đầu bà choáng váng. Bà bị nôn mửa và co giật. Đôi chân và cơ thể bà bị bầm tím.

5. Người phụ nữ Hà Bắc bị căng cơ lưng và chân nghiêm trọng khi bị bắt giữ thô bạo

Bà Trương Nhữ Phân ở thành phố Thương Châu, tỉnh Hà Bắc, vẫn bị chấn thương ở lưng và đầu sau khi bị bắt giữ tại nhà riêng vào ngày 16 tháng 11 năm 2020.

Ngày 16 tháng 11, tám cảnh sát đã khiêng bà Trương, hơn 60 tuổi ra khỏi nhà bà. Bà kiên quyết phản kháng và lên án hành vi thô bạo của họ. Trong lúc giằng co, quần áo của bà bị xé toạc, làm lộ cả lưng.

Sau khi các cảnh sát khiêng bà Trương xuống cầu thang và đẩy bà vào xe cảnh sát, họ đóng sập cửa lại trong khi chân bà vẫn ở bên ngoài. Bà thét lên đau đớn. Bị giam trong xe, bà bị đau lưng và muốn ngả người ra, nhưng Vương từ chối cấp không gian cho bà.

Khi xe đến đồn cảnh sát, bà Trương bị đau khắp người và không thể di chuyển. Một số cảnh sát đến, túm lấy chân và kéo bà ra khỏi xe. Đầu bà bị đập vào tấm bê tông và bà bất tỉnh.

Khi tỉnh dậy, bà đang nằm trên nền bê tông trong sân đồn cảnh sát. Lưng của bà bị phơi ra. Một tay áo khoác mùa đông của bà bị rách. Bà bị khó thở, run rẩy và không thể cử động do cơn đau. Bà cũng bị sưng nặng ở phía sau đầu và không khỏi trong suốt nhiều ngày.

Nhìn thấy bà đã tỉnh dậy, một số cảnh sát cố gắng kéo bà vào phòng thẩm tra. Bà thét lên đau đớn. Các cảnh sát sau đó ra lệnh cho bà đứng dậy, nhưng bà gần như ngất đi một lần nữa. Bà bị tức ngực, và bà cảm thấy như lưng mình bị gãy.

Mặc dù cảnh sát đã trả tự do cho bà vào cùng ngày hôm đó, nhưng họ đã quay lại ba lần trong vài ngày sau đó để sách nhiễu bà.

6. Cảnh sát đánh học viên và con nhỏ của cô

Ngày 22 tháng 1 năm 2020, cô Cảnh Thải Hà cùng con trai từ thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, đã đến quận Cổ Dã để nói với mọi người về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Các nhân viên từ Đồn Cảnh sát Ân Các Trang đã bắt giữ họ. Cảnh sát đã đánh bé trai trong quá trình bắt giữ.

Tại đồn cảnh sát, một cảnh sát đã tát bé trai nhiều lần và dùng roi điện đánh vào chân, đầu gối và lưng của bé. Chân của bé sưng lên và bé gần như không thể đi lại được. Bé không thể giữ thẳng lưng khi bước đi.

D. Đánh đập tàn ác

1. Cảnh sát đá thầy giáo tàn bạo vì phân phát tờ rơi

Ông Lý Nham, một giáo viên ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, đã phân phát tài liệu về Pháp Luân Công vào ngày 9 tháng 4 năm 2020. Cảnh sát đã bắt ông và đưa ông đến Đồn Cảnh sát Thị trấn Hưng Long. Tại đồn, ông nhìn thấy cảnh sát tát vào mặt một học viên khác là ông Tôn Thiết Nông, mạnh đến nỗi ông Tôn gục xuống và cảm thấy hoa mắt chóng mặt. Khi ông Lý cố gắng ngăn cảnh sát đánh ông Tôn, các cảnh sát đã kéo ông Lý vào một căn phòng không có camera giám sát để đánh ông. Họ cùm tay và đè ông xuống mặt sàn. Một cảnh sát bước lên và vặn mặt và đầu ông. Một cảnh sát khác đá vào lưng ông.

Ông Lý đau đến mức không thể ngồi dậy được. Cảnh sát trưởng Dương Xuân Lai đã thẩm tra ông Lý và cảnh báo ông không được nói với người khác về việc bị đánh đập này.

2. Học viên tàn tật ở thành phố Trường Xuân bị tra tấn trên ghế cọp

Ông Dương Chiêm Cửu ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, đã bị tra tấn trong tù đến mức trở nên tàn tật chỉ vì đức tin vào Pháp Luân Công. Ông kiếm sống bằng công việc bán giày trong chợ với sự giúp đỡ của một học viên khác là bà Vu Ái Cát. Ngày 3 tháng 9 năm 2020, năm cảnh sát mặc thường phục đã phục kích hai học viên này. Các cảnh sát đã lục soát nhà của ông Dương và còng tay ông vào ghế. Họ đánh ông và ném những vật sắc nhọn vào mặt ông.

Tại đồn cảnh sát, các cảnh sát đã xích ông Dương trên ghế cọp, nhốt bà Vu trong phòng biệt giam không có cửa sổ và có mùi rất kinh khủng. Cảnh sát còn đe dọa sẽ đập nát đầu bà Vu nếu bà không tiết lộ tên của mình. Hai ông bà đã được trả tự do vào ngày hôm sau, ngày 4 tháng 9.

Các trường hợp đánh đập bạo lực khác

Sáng ngày 19 tháng 9 năm 2020, ba cảnh sát ở tỉnh Liêu Ninh đã tìm thấy ông Trương Ngọc Giang tại nơi làm việc và cố gắng ép ông từ bỏ Pháp Luân Công. Ông Trương từ chối chấp hành. Cảnh sát đưa ông đến đồn cảnh sát Triêu Dương, còng tay ông vào lưng một chiếc ghế kim loại, và bắt đầu tát ông. Trong khi ông bị tra tấn, cảnh sát cũng cố gắng ép vợ ông là bà Mã Xuân Hà từ bỏ Pháp Luân Công. Bà cũng đã từ chối. Ông Trương được trả tự do vào vào buổi trưa cùng ngày.

Ngày 15 tháng 7 năm 2020, hàng chục cảnh sát từ Đồn cảnh sát Hoàng Long và Đồn cảnh sát Trương Phượng đã đột nhập vào nhà cô Chu Tú Quyên ở huyện Nông An, tỉnh Cát Lâm. Họ lấy đi hơn 100 cuốn sách của Pháp Luân Công và những đồ vật có giá trị khác của cô. Cảnh sát trưởng Dương Hồng Lâm liên tục tát cô và đưa cô vào Trại giam Vi Tử Câu ở thành phố Trường Xuân trong 15 ngày.

Ngày 5 tháng 9 năm 2020, cô Thôi Tú Cầm, ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, bị bắt giữ. Hai cảnh sát đã đánh cô, đấm vào đầu và kéo tóc cô. Người cô đầy vết bầm tím. Bốn ngày sau, cô Thôi nhìn thấy một người mặc đồ đen đeo khẩu trang theo dõi cô từ trên nóc tòa nhà chung cư gần đó. Cô cũng thấy mình bị theo dõi khi đi ra ngoài. Cô buộc phải sống xa nhà để tránh bị bắt giữ.

Ngày 6 tháng 7 năm 2020, cảnh sát Quách Khải Minh đã đột nhập vào nhà của cô Doãn Lan Hoa ở thành phố Liêu Nguyên, tỉnh Cát Lâm. Anh ta lục soát nơi ở của cô và đưa cô đến Đồn Cảnh sát Hướng Dương, nơi cô bị còng tay ra sau lưng và bị tra tấn suốt ba ngày. Sau đó, cô được đưa đến trại tạm giam Thành phố Liêu Nguyên.

Ngày 24 tháng 6 năm 2020, ông Lưu Dược Thành, cư dân thành phố Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, đã bị triệu tập đến văn phòng của Vương Thanh Vỹ, bí thư ĐCSTQ địa phương. Vương hỏi ông có còn tu luyện Pháp Luân Công không.

Khi ông Lưu nói ông vẫn còn tu luyện, Vương đã mắng chửi ông, nói rằng ĐCSTQ đã cho ông thức ăn và công việc, do đó ông nên nghe lời ĐCSTQ và từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Ông Lưu trả lời rằng ông đã làm việc chăm chỉ để kiếm tiền và đó không phải là điều mà ĐCSTQ ban phát cho ông. Vương liên tục đấm vào ngực và đe dọa ông Lưu. Hành vi ngược đãi này kéo dài từ 7 giờ tối đến 11 giờ tối. Ngày hôm sau, cảnh sát đã đánh đập và lăng mạ ông trước khi trả tự do cho ông.

Ngày 17 tháng 11 năm 2020, cảnh sát thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, đã bắt giữ bà Vương Tinh Hồng. Họ lục soát nhà bà, tra tấn và lấy mẫu máu của bà. Họ kéo bà trên mặt đất, đá và giẫm vào mặt bà, giẫm lên lưng bà, còng tay bà sau lưng, đẩy cánh tay bà lên, và bẻ cong các ngón tay của bà.

E. Bị ép buộc lấy mẫu máu và tủy xương

Các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ thường bị buộc phải khám sức khỏe và xét nghiệm máu, mặc dù họ thường xuyên bị tra tấn bởi các cai ngục và tù nhân, những người không hề quan tâm đến sức khỏe của họ.

Hàng loạt cuộc điều tra từ năm 2006 cho thấy các học viên Pháp Luân Công đã và vẫn đang bị giết để lấy nội tạng để duy trì ngành công nghiệp cấy ghép tạng khổng lồ ở Trung Quốc, nơi thậm chí còn chưa có hệ thống hiến tạng cho đến ngày nay.

Nhiều chuyên gia y tế nghi ngờ rằng các mẫu máu được thu thập thường xuyên từ các học viên Pháp Luân Công để xây dựng ngân hàng nội tạng cho các bệnh viện Trung Quốc, vì một số bệnh viện đã quảng cáo trên trang web của họ rằng thời gian chờ đợi chỉ mất hai tuần để tìm cơ quan tạng phù hợp.

1. Cư dân Thượng Hải bị cảnh sát cưỡng chế lấy máu

Kể từ đầu tháng 8 năm 2020, hơn 10 học viên Pháp Luân Công ở quận Phổ Đông Tân, Thượng Hải đã bị cảnh sát cưỡng chế lấy mẫu máu và sinh trắc học.

Một số người nghi ngờ rằng việc thu thập sinh trắc học và mẫu máu gần đây của các học viên là để các nhà chức trách thiết lập một cơ sở dữ liệu lớn về ADN và nội tạng phù hợp, cũng như để tăng cường giám sát các học viên thông qua mạng lưới giám sát rộng khắp của Trung Quốc.

Một trong những nạn nhân mới nhất của nạn lấy mẫu máu ở Thượng Hải là ông Khâu Ngân Long, một cựu chiến binh hiện đang làm việc trong lĩnh vực sửa chữa nhà cửa và kinh doanh bất động sản. Ngày 10 tháng 9 năm 2020, bốn cảnh sát đã đến nhà ông Khâu để tìm ông. Vì ông Khâu không có nhà khi các cảnh sát đến lần đầu tiên, họ đã quay lại vài giờ sau đó để cưỡng chế lấy mẫu máu của ông Khâu bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ ông.

2. Người đàn ông Hồ Bắc được kiểm tra sức khỏe toàn diện, bị nghi ngờ là để xác định nội tạng phù hợp

Khoảng 5 giờ chiều ngày 26 tháng 12 năm 2018, ông Chu Quốc Cường, một cựu nhân viên của Ngân hàng Công thương ở thành phố Xích Bích, tỉnh Hồ Bắc, đã bị bắt giữ khi đang làm việc tại thành phố Vũ Hán cùng tỉnh.

Ông Chu, ngoài 50 tuổi, bị đưa đến Đồn Cảnh sát Dư Gia Đầu lần đầu tiên. Cảnh sát bắt ông ngồi trên một chiếc ghế kim loại, thẩm tra và đánh đập ông. Sau đó, họ đưa ông đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe toàn diện. Mắt, tim, thận, gan và phổi của ông đã được kiểm tra. Y tá cũng lấy vài trăm ml máu của ông, nhiều hơn rất nhiều so với một đợt kiểm tra sức khỏe thông thường. Cô ta cũng thu thập một mẫu tủy xương của ông.

3. Người phụ nữ Bắc Kinh bị sách nhiễu vì đức tin, bị cưỡng bức lấy mẫu máu và sinh trắc học

Ngày 26 tháng 5 năm 2020, cô Phạm Kế Vinh ở Bắc Kinh bị bắt lần đầu tại nhà riêng. Cảnh sát đã đưa cô Phạm đến bệnh viện, lấy mẫu máu, đo chiều cao và cân nặng của cô. Họ khiến cánh tay của cô bị thương và đầy vết bầm tím.

Buổi tối hôm đó, cô Phạm bị thẩm tra trong đồn cảnh sát. Cảnh sát cố gắng ép cô ký vào biên bản thẩm tra. Nhưng thay vào đó, cô đã viết: “Pháp Luân Đại Pháp hảo.”

Sau đó, cảnh sát đưa cô Phạm đến trại tạm giam Xương Bình, nơi từ chối tiếp nhận cô do huyết áp cao và các tình trạng sức khỏe khác. Cô đã được tại ngoại sau đó.

Phần II: Sự tàn bạo trong các nhà tù và trại tạm giam

Lính gác trong các nhà tù và trại tạm giam thường tra tấn các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ, cố gắng buộc họ phải từ bỏ đức tin của mình. Khi các học viên viết giấy tuyên bố từ bỏ đức tin, các tù nhân khác thường được khen thưởng hoặc giảm án tù.

Những cơ sở giam giữ này đã sử dụng các hình thức tra tấn khác nhau bao gồm bức thực, tẩy não, đánh đập, ngồi trên ghế đẩu, treo người, đứng nghiêm không cử động, ngồi xổm trong thời gian dài hoặc bị bỏ đói.

Một số học viên bị trói chặt trên ghế hổ. Một số bị còng một tay vào giường tầng trên và tay còn lại vào giường tầng dưới khiến họ không thể đứng lên hay ngồi xuống được. Một số học viên có chân tay bị trói chặt vào giường ở tư thế đại bàng sải cánh trong thời gian dài và chỉ được nới lỏng khi họ cần đi vệ sinh. Một số còn bị sốc điện trong quá trình tra tấn.

Bà Trần Chí Liên, 70 tuổi, ở Thành phố Lạc Sơn, Tỉnh Tứ Xuyên, đã bị xuất huyết não nghiêm trọng sau khi bị lính gác của Nhà tù Nữ Thành Đô đánh đập vào đầu năm 2020.

Nếu các học viên không từ bỏ đức tin hoặc phản đối việc giam giữ phi pháp bằng cách từ chối thực hiện mệnh lệnh thì họ sẽ bị trừng phạt biệt giam và không được gặp hay nhận điện thoại hay thư từ gia đình họ. Một số học viên đã bị giảm thời gian cho các bữa ăn xuống chỉ còn vài phút và một số khác bị cấm ngủ.

Sau đây là các trường hợp bị ngược đãi điển hình.

1.Các học viên Pháp Luân Công bị tra tấn trong Nhà tù Nữ tỉnh Cát Lâm

Từ khi ĐCSTQ bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công vào năm 1999, Nhà tù Nữ tỉnh Cát Lâm tại thị trấn Lan Gia, thành phố Trường Xuân, đã tích cực tham gia vào cuộc bức hại. Những thủ phạm này rất tàn bạo và gây ra nhiều thương tích nghiêm trọng cho nhiều học viên bị giam giữ, thậm chí là bị tử vong.

Từ ngày 12 tháng 7 năm 2020, nhà tù này phát động một chiến dịch mới với mục đích buộc các học viên phải từ bỏ đức tin của mình. Lính gác đã cách ly những người từ chối “bị chuyển hóa” và không cho phép họ tiếp xúc với các học viên khác.

Một số học viên đã bị còng tay trong hơn hai tuần. Một số khác bị ép ngồi trên sàn nhà suốt đêm trong khi lính gác phun nước lạnh vào họ. Một số học viên đã tiến hành tuyệt thực để phản đối. Sau đó, các tù nhân tiến hành bức thực và ép họ viết tuyên bố cam kết từ bỏ đức tin của mình. Nếu các học viên không chịu “chuyển hóa”, họ sẽ không được phép nghỉ giải lao ở hành lang hoặc bên ngoài.

Tại thời điểm viết báo cáo này, ở khu nhà giam số 8, còn được gọi là “khu giáo dục”, hơn 100 học viên đang bị giam giữ ở đó. Tiễn Vỹ, trưởng phòng, được chuyển tới phòng giam này vào năm 2019. Ông ta đã sử dụng mọi biện pháp không thể tưởng tượng được để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Ông ta cấm các học viên ăn, ngủ hoặc tắm và nhốt họ trong các phòng biệt giam.

Bà Kim Yến đã phản kháng và từ chối ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ, vốn là một phương thức tra tấn rất đau đớn. Bà đã bị tù nhân Vương Thục Văn đánh đập mấy lần, và bị biệt giam trong hơn hai tháng.

Bà Liên Kim Hoa cũng bị Vương Thục Văn đánh đập nhiều lần. Vào một buổi tối, Vương đã lôi bà Liên ra khỏi giường và yêu cầu bà viết tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

Tháng 7 năm 2020, bà Sở Chiêm Phong đã bị tù nhân Trịnh Đan đánh đập. Sau đó, bà Sở đã bị đội trưởng Lý Tiếu Lôi biệt giam và bị buộc phải viết tuyên bố bảo đảm từ bỏ tu luyện.

Bà Trì Thục Linh bị biệt giam ba tháng trong năm 2020 bởi bà bị “chuyển hóa” chưa đủ tốt.

Bà Xa Bình Bình bị biệt giam vào tháng 8 năm 2020. Bà đã tuyệt thực để phản đối và bị bức thực tàn bạo. Mỗi lần họ lôi ống dẫn thức ăn ra, nó đều bị dính máu.

2. Tra tấn trong Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh

Khu giam giữ số 12 của Nhà tù Nữ tỉnh Liêu Ninh được dành riêng cho tất cả các học viên Pháp Luân Công bị bắt giam vì đức tin. Họ thường xuyên bị đánh đập, cấm ngủ, lăng mạ, làm nhục, không cho tắm và không được cấp giấy vệ sinh.

Bà Triệu Hồng Mai và bà Chu Ngọc Trinh bị bắt phải đứng trong nhiều ngày. Các tù nhân khác đã giật tóc trên đầu và lông mu của họ. Tiếng kêu thét vì đau đớn của hai bà hàng đêm nghe rất khủng khiếp. Bà Triệu đã tuyệt thực trong bốn ngày để phản đối sự chà đạp này. Cân nặng của bà giảm từ 70 kg xuống còn chưa đầy 40 kg.

Bà Lâm Mộng Phân đã có lần bị ép phải đứng im không được cử động trong bốn ngày. Bà buộc phải đi vệ sinh ngay tại chỗ.

Lính gác ở các phòng giam khác cũng bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Ở khu giam giữ số 1, bà Khương Vỹ bị xịt nước cay và kéo chân lê xuống cầu thang khiến đầu của bà bị đập xuống đất.

Ở khu giam giữ số 7, bà Trương Vỹ bị bắt đeo còng tay, bị đánh đập và đá vào lưng vì luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công. Một tù nhân nói rằng cô ta thà bị mất cơ hội được giảm án còn hơn là phải đánh bà Trương. Bà Trương đã viết hai lá thư khiếu nại vào ngày 22 tháng 3 năm 2020: lá đơn thứ nhất kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của chính quyền cộng sản, vì đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công, và lá đơn còn lại tố cáo những lính gác đã sử dụng bạo lực. Không rõ là lính gác có gửi các lá đơn của bà đi hay không.

Ở khu giam giữ số 10, bà Diệp Trung Thu bị các tù nhân nhục mạ và đánh đập. Sau đó, bà đã bị đột quỵ vì sự tra tấn này.

Bà Chu Hải Yến bị bắt phải lao động không công, bị ép đứng và ngồi xổm khi bà từ chối tuân thủ.

Bà Bạch Linh và bà Triệu Hồng Nga bị nhốt trong một căn phòng, và phải đứng trong nhiều giờ vì không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công.

3. Tra tấn bà Từ Quế Hiền tại Nhà tù Nữ Tỉnh Liêu Ninh

Bà Từ Quế Hiền, một học viên Pháp Luân Công 60 tuổi, ở Thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, đã bị Tòa án Quận Lăng Hà kết án bốn năm tù giam vào đầu tháng 3 năm 2019. Bà bị đưa tới tiểu đội 6 của khu giam số 15 của Nhà tù Nữ Tỉnh Liêu Ninh vào tháng 4 năm 2019 và bị tra tấn.

Ngày 1 tháng 6 năm 2020, những thủ phạm lại bắt đầu tra tấn bà Từ. Họ đánh bà bằng dùi cui điện, không cho bà dùng nhà vệ sinh, cấm ngủ và dội nước nóng lên người bà.

Trong ngày khi những người bị giam giữ khác đi làm, thì tù nhân Lâu Sảng Thủ đã đưa bà Từ tới một nhà kho và sốc bà bằng dùi cui điện khi không có ai khác ở xung quanh đó. Lâu chỉ dừng tra tấn và dùng một chiếc khăn mặt che dùi cui điện khi có người khác bước vào.

Từ ngày 1-3 tháng 6, bà Từ bị nhốt trong phòng trữ thực phẩm của khu giam giữ số 5 và không được phép sử dụng nhà vệ sinh. Bà buộc phải đại tiểu tiện ra quần. Vài tù nhân hình sự của đội sáu đã đánh đập và chửi rủa bà suốt cả ngày hôm đó. Lý Tinh Xuân và Vương Diềm được chỉ định giám sát và tra tấn bà Từ vào buổi tối hôm đó. Cả Lý và Vương đều được chuyển từ khu giam giữ số 12 đến khu giam giữ số 5 cách đây vài tháng, vì kinh nghiệm của họ trong việc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Họ bắt bà Từ đứng ở một tư thế cố định, và sẽ đánh đập bà nếu bà ngủ gật hoặc tư thế hơi thay đổi một chút.

Đến ngày 4 tháng 6, bà Từ không thể nhận ra bất kỳ ai do bị tra tấn.

Vào 8 giờ tối ngày 4 tháng 6, sau khi đưa bà Từ trở lại buồng giam, các tù nhân Tiếu Miểu và Tống Lan Kiệt đã dùng một chai nước giải khát đựng đầy nước sôi để làm bỏng bà Từ, trong khi Lý Phỉ Phỉ đè bà Từ xuống khiến bà không thể cựa quậy. Sau đó, nhiều người trong khu giam giữ đó đã thấy vùng da có kích thước khoảng 10×20 cm ở lưng của bà Từ bị tuột hết ra.

Sau đó, mặc dù lãnh đạo nhà tù đã đưa bà Từ đến bệnh viện để trị bỏng cho bà, song họ ép bà Từ phải hứa rằng sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự với những thủ phạm bức hại bà.

Ngoài những tù nhân đã đề cập ở trên, còn có Ngưu Tĩnh Tĩnh, đội tưởng tiểu đội 6 của khu giam số 5, và Vương Hoành Vân, trưởng khu giam giữ số 5 của nhà tù, cũng tham gia bức hại bà Từ.

4. Nhà tù Nữ tỉnh Hắc Long Giang vẫn đang tra tấn và tẩy não các học viên Pháp Luân Công

Có thêm 132 học viên khác đã bị kết án tù trong nửa đầu năm 2020 vì từ chối từ bỏ đức tin của họ.

Trong hai thập niên qua, Nhà tù Nữ Tỉnh Hắc Long Giang ở thành phố thủ phủ Cáp Nhĩ Tân, là một trong những nơi giam giữ hầu hết các học viên, tính đến nay đã hơn 1.000 người. Hiện tại, có khoảng 200 học viên bị cầm tù nơi đây.

Có ba khu vực chính được thiết kế đặc biệt nhằm tra tấn các học viên để khiến họ từ bỏ đức tin và “chuyển hoá” họ. Đó là khu giam số 8, khu giam số 9 và khu bệnh viện. Những học viên vừa vào tù bị đưa vào khu giam số 9, sau đó chuyển đến khu số 8 nơi mà việc tra tấn và tẩy não ngày càng gia tăng. Các học viên bị thương nặng sau đó bị đưa đến khu bệnh viện.

Các lính canh không bao giờ tham gia ngược đãi các học viên. Họ ra lệnh cho những tù nhân mang trọng án, hầu hết là tội ma tuý, thực hiện công việc và chỉ định họ làm trưởng các đội khác nhau trong khu. Những đội trưởng này báo cáo trực tiếp cho các lính canh.

Sau đây là nhiều cách mà quản lý nhà tù tra tấn các học viên kiên định nhằm khiến họ phục tùng và từ bỏ đức tin.

a. Tẩy não

Khi các học viên tới nhà tù này, họ được đưa tới nhóm “chuyển hóa” ở khu giam giữ số 9, nơi họ phải đối mặt với các cộng tác viên, những người được đào tạo chuyên nghiệp cho việc tẩy não. Những cộng tác viên này sẽ làm việc lần lượt với từng học viên dựa theo tập quán sinh sống và gia đình của họ. Sau đó, họ lợi dụng nỗi sợ hãi của các học viên về việc mất gia đình, tự do và sức khỏe để cố khiến họ từ bỏ đức tin. Với các học viên kiên định, những cộng tác viên này thay phiên nhau chuốc sự sợ hãi và lo lắng lên các học viên.

Các cộng tác viên liên tục mở những đoạn phim phỉ báng Pháp Luân Công và ép các học viên phải xem, có lúc hơn 10 tiếng mỗi ngày. Việc lặp đi lặp lại thậm chí còn khiến các cộng tác viên đau đầu.

b. Tra tấn thể xác

Ngồi bất động trên một ghế đẩu nhỏ

Hầu hết các học viên kiên định đều bị buộc phải ngồi trên một chiếc ghế đẩu nhỏ. Ghế đẩu này cao khoảng 15 cm và rộng khoảng 20 cm với những gờ được chạm trên mặt ghế. Các học viên phải ngồi với lưng thẳng, hai đầu gối chạm vào nhau và hai tay đặt lên đầu gối. Ghế ngắn đến nỗi học viên phải rướn người về phía trước, và kết quả là trọng lượng cơ thể dồn vào xương cụt. Khi xương cụt cọ vào gờ trên ghế, 10 phút sau nó bắt đầu đau. Học viên phải ngồi trên ghế từ 15 đến 18 tiếng mỗi ngày trong nhiều tháng.

Bà Lý Tuyết Diễm từng bị tra tấn cách này trong 56 ngày. Bà Vu Quế Vinh ngồi trên ghế hơn 100 ngày trong khi phạm vi hoạt động cơ thể của bà bị hạn chế trong kích thước của một viên gạch (70 X 70 cm) trong thời gian đó.

Khi bà Lý Minh Tú ngồi trên ghế, các cộng tác viên đã tát vào mặt bà liên tục. Mọi người trong xà lim của bà bị ép phải xem các tài liệu tuyên truyền lăng mạ cùng bà vì bà từ chối từ bỏ đức tin của mình. Do đó các tù nhân khác có ác cảm với bà, đánh đập và bắt nạt bà.

Đánh đập tàn nhẫn

Đối với các học viên từ chối từ bỏ đức tin của họ hoặc hợp tác với quản lý nhà tù trong quá trình kiểm tra sức khoẻ hoặc kiểm tra máu, các cộng tác viên sẽ thay phiên nhau đánh đập họ. Những người này không bao giờ bị phạt thậm chí nếu học viên tố cáo họ.

Bà Lý Nhị Anh bị trói và bị đánh đến mức bị thương không thể tự chăm sóc cho bản thân mình.

Sau khi bà Dương Thục Cần đến nhà tù được 10 phút, một cộng tác viên đã đấm đá bà trước khi cô ta hỏi bà địa chỉ nhà. Vì bà vẫn kiên định nên cô ta đấm vào mặt bà mạnh đến nỗi răng giả của bà văng ra khỏi miệng. Bà bị ép phải ngồi trên một cái ghế đẩu nhỏ và cộng tác viên dùng một cái móc vải để quất bà. Ngay khi bà bắt đầu run lên vì đau, cộng tác viên đá bà ra khỏi ghế và bà không thể đứng dậy.

Bà Dương từng bị đau đầu dữ dội sau khi bị ngã trong một trại tạm giam trước khi bị đưa vào tù, vì thế cú đá khiến tình trạng của bà tồi tệ hơn. Bà không thể lao động cường độ cao trong xưởng làm việc của nhà tù, khiến bà thường xuyên bị đánh đập.

Bà Lương Thục Vinh, ngoài 70 tuổi. Nhiều cộng tác viên đã nhấc bà lên và đập xuống đất. Từ đó bà không thể đi lại hoặc thẳng lưng. Có lúc cộng tác viên ném thức ăn của bà xuống đất và ép bà phải bò đến lấy.

Hạn chế sử dụng nhà vệ sinh

Các học viên chỉ được phép đi vệ sinh ba lần một ngày. Nhiều học viên đã hơn 70 tuổi. Buổi tối, họ thường phải xếp hàng để đi vệ sinh, và nhiều người cuối cùng đã phải đi bên ngoài. Thậm chí ngay cả những học viên trẻ tuổi hơn cũng gặp vấn đề tương tự. Cô Mã Thuý Chi có lúc phải đi vệ sinh trong một cái xô và các cộng tác viên ép cô phải uống nước tiểu của mình. Cuối cùng họ đổ hết lên người cô.

Cách ly

Mỗi xà lim đều có rèm cửa để ngăn các học viên nhìn thấy nhau. Các học viên bị biệt giam và phải thay phiên nhau dùng nhà vệ sinh, rửa bát và tắm. Ban đêm họ thường phải đợi ít nhất nửa tiếng trước khi được gọi và cho dùng nhà vệ sinh. Lính canh chỉ trích hoặc phạt các cộng tác viên nếu họ vô tình để các học viên gặp nhau hoặc chào hỏi nhau. Mỗi hành vi của học viên đều được báo cáo bằng giấy lên lính canh.

Bà Cao Tú Trân bị ép phải viết một tuyên bố từ bỏ đức tin và sau đó đã xé nó. Chính quyền nhà tù đã trừng phạt bà bằng cách tiêm cho bà thuốc không rõ nguồn gốc và biệt giam bà.

Đứng trong thời gian dài

Khi một cộng tác viên lệnh cho một học viên đứng trong thời gian dài, có lúc tất cả tù nhân trong xà lim đó phải đứng cùng với học viên. Điều này dấy lên lòng thù hận và kích động ngược đãi đối với học viên.

Lừa gạt

Các học viên được thông báo rằng họ sẽ không bao giờ được trở về nhà nếu họ từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, thậm chí sau khi kết thúc án tù. Họ bị cảnh báo là phải đến một trung tâm tẩy não hay trại tạm giam sau khi kết thúc án tù.

Trong các cuộc trò chuyện ngẫu nhiên, các cộng tác viên phải bảo đảm rằng học viên nghe được những gì họ nói. “Người nào đó đã bị đưa vào một trại tạm giam sau khi kết thúc án tù và hiện bị đưa trở vào tù vì từ chối ‘chuyển hoá’, cách duy nhất để thoát ra là phải ‘chuyển hoá’.“

Đội xử lý đe dọa và khủng bố

Theo lời các lính canh, có một chiến thuật để “xử lý” những học viên kiên định trong khu 9, còn được biết đến là đội xử lý. Cát Tuyết Hồng, cựu đội trưởng khu 8, nói rằng các cộng tác viên sẽ đảm nhận những vai trò khác nhau nhằm lừa dối học viên: một số đánh đập tàn bạo học viên, lăng mạ bà ấy, hoặc đe doạ giết bà ấy, trong khi những người khác là “người nhẹ nhàng” “thông cảm và trợ giúp” các học viên.

Người nhẹ nhàng rót vào học viên những lời dối trá và hăm doạ bằng cách nói những lời như: “Người nào đó đã đồng ý ‘chuyển hoá’ và bản án của cô ấy đã được giảm”, “Ai đó đã từ chối hợp tác và bị đánh đập, con cái bị đuổi ra khỏi trường và không thể rời quê hương” hoặc “Ai đó bị đưa trở lại nhà tù vì từ chối từ bỏ tu luyện”. Các học viên chịu áp lực lớn về tinh thần và thể chất to lớn đã có xu hướng tin vào những cộng tác viên “tốt bụng” và cảm kích sự hỗ trợ tốt của họ, và một số lo lắng cho gia đình họ và quyết định từ bỏ tu luyện.

Khi học viên lần đầu tiên bị đưa đến đội xử lý, họ phải ngồi trên những chiếc ghế nhỏ mỗi ngày. Một số không thể chịu nổi nữa và đã ký vào tài liệu phỉ báng Pháp Luân Công. Sau đó họ có thể chuyển đến những đội khác.

Tuy nhiên, các học viên kiên định phải đối mặt với sự bức hại tàn bạo hơn. Bà Cao Thục Anh, 56 tuổi, ở huyện Tha Hát, Hắc Long Giang, bị đưa vào đội xử lý vào tháng 5 năm 2018. Bà ngồi trên cái ghế nhỏ từ 5 giờ 30 sáng đến 10 giờ tối trong năm tháng. Nếu bà cử động, các cộng tác viên sẽ giẫm và đấm bà. Cuối năm 2019, bà từ chối viết một hối quá thư. Bà bị ép phải ngồi trên một chiếc ghế nhỏ trong tám ngày.

Đối xử tệ hơn đối với những học viên hối hận sau khi từ bỏ đức tin

Một số học viên đã hối hận sau khi ký vào các biên bản từ bỏ đức tin trong lúc không tỉnh táo sau khi bị tra tấn. Những học viên này đã cố gắng xoá bỏ những tuyên bố của họ và sau đó bị đối xử tệ hơn. Đội 16 trong khu giam số 8 đặc biệt xử lý những học viên này. Người ta thường nghe thấy đội trưởng hét lên và lăng mạ họ.

Đội trưởng Cái Hâm khoe khoang về việc bà ta ngược đãi một học viên: “Tôi bắt cô ấy nằm xuống đất, sau đó dẫm lên đầu cô ấy trong khi bức thực bằng thuốc không rõ nguồn gốc. Ngày hôm sau cô ấy tự nguyện dùng thuốc, nhưng điều đó chưa đủ. Tôi đã vật cô ấy xuống và dẫm lên đầu cô ấy trong khi cô ấy uống thuốc. Ngày thứ ba cô ấy muốn trốn tránh sự khốn khổ và đồng ý ký vào tuyên bố từ bỏ đức tin. Nhưng tôi nói với cô ấy rằng đó là không đủ vì tôi chỉ muốn tra tấn cô ấy.”

Bà Tiết Lệ thường xuyên chịu sự sỉ nhục như thế. Một đội trưởng thường xuyên đưa bà đến nhà vệ sinh vào mùa đông và liên tục đổ những xô nước lạnh lên người bà. Các lính canh khuyến khích các đội trưởng và cộng tác viên tra tấn các học viên để “chuyển hoá” họ hiệu quả hơn.

Lao động cường độ cao

Không có xưởng trong nhà tù nên các tù nhân bị ép phải lao động cường độ cao trong xà lim. Công việc thường liên quan đến lắp ráp nắp cho chai rượu vang hoặc gấp túi giấy. Họ thường phải làm việc đến tận 8 giờ tối hay 11 giờ tối nếu chưa hoàn thành hạn mức.

Các khu thường nhận thông báo trước khi thanh tra đến. Sau đó các trưởng đội bắt các tù nhân giấu tất cả tài liệu và giả vờ “đang học”. Các thanh tra sau đó đến một phòng họp nơi mà các tù nhân đang thực hiện một buổi trình diễn.

Bà Tào Thục Vân, 68 tuổi, ở huyện Y An, tỉnh Hắc Long Giang. Bà làm việc sau 11 giờ đêm vào một buổi tối năm 2019 và phải thức dậy lúc 3 giờ sáng để hoàn thành hạn mức. Bà kiệt sức đến nỗi không thể đứng dậy. Đội trưởng và một tù nhân khác đã đè bà xuống và đánh đập bà.

Các cộng tác viên liên tục cấu véo làm thâm tím khuôn mặt và đá bà Đàm Nhị bởi bà không thể làm việc nhanh như họ mong muốn.

5. Lính canh lộn ngược và đập đầu người đàn ông xuống sàn nhà để buộc ông phải im lặng

Ông Hoàng, một cựu cán bộ thẩm định đất đai ở huyện Tế Đông, tỉnh Quảng Đông, đã bị bắt vào ngày 11 tháng 3 năm 2016 vì đức tin. Ông bị bắt giữ hai tuần sau khi ông thoát khỏi một cuộc truy quét tập thể vào ngày 25 tháng 2 vì không có ở nhà khi công an đến. Bằng cách theo dõi điện thoại di động của ông, công an đã tìm thấy ông tại nơi ở của một học viên khác và bắt ông ở đó.

Ông Hoàng đã bị Tòa án Quận Dong Thành xét xử vào ngày 1 tháng 11 năm 2016, và bị kết án 5,5 năm tù giam.

Sau khi ông Hoàng bị đưa đến Nhà tù Tứ Hội, lính canh thường xuyên ra lệnh các phạm nhân mắc trọng tội đánh đập ông, khiến ông chảy máu mũi và miệng.

Bởi vì ông Hoàng thường hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo” để phản đối việc bị đánh đập, các lính canh đã lộn ngược và đập đầu ông xuống sàn nhà để bịt miệng ông. Để ngăn các tù nhân khác nhìn thấy cảnh tra tấn, các lính canh ra lệnh cho các tù nhân ở yên trong phòng giam của họ và xem tivi. Mặc dù các lính canh đặt âm lượng tivi rất lớn, nhiều tù nhân vẫn cảm thấy được rằng đầu của ông Hoàng bị đập xuống sàn.

Ông Hoàng đã bị thương tích nghiêm trọng và phải nằm viện. Gia đình ông đã kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp giải cứu ông.

6. Người đàn ông trong tình trạng nguy kịch bị đưa trở lại nhà tù sau khi được điều trị tại bệnh viên, bị từ chối tại ngoại để điều trị y tế

Sau một tháng được điều trị tại bệnh viện, ông Lại Chí Cường đã bị đưa trở lại nhà tù vào ngày 9 tháng 9 năm 2020, để hoàn thành án tù 7 năm vì tu luyện Pháp Luân Công, mặc cho ông đang trong tình trạng nguy kịch.

Ông Lại, một cư dân ở Thành phố Đường Sơn, Tỉnh Hà Bắc, đã phải nhập viện vào đầu tháng 8 năm 2020, sau khi ông bắt đầu có triệu chứng khó thở. Ông đã ốm liệt giường và gần như bị liệt toàn thân sau một cơn đột quỵ vào năm 2019. Bác sỹ làm thủ thuật mở khí quản cho ông cho biết họ không thể làm gì hơn cho ông Lại và ông không có nhiều cơ hội bình phục. Ban quản lý nhà tù vẫn không cởi bỏ xiềng xích cho ông Lại trong suốt cả tháng ông nằm viện.

Trong năm qua, gia đình ông Lại liên tục yêu cầu bảo lãnh tại ngoại cho ông để điều trị y tế. Quản lý nhà tù đã viện cớ rằng họ cũng muốn trả tự do cho ông nhưng quyết định đã bị văn phòng tư pháp địa phương bác bỏ. Khi gia đình ông Lại tới văn phòng tư pháp theo đề xuất của nhà tù nhưng họ không được phép vào trong.

Ông Lại, một lái xe taxi, bị bắt giữ vào ngày 31 tháng 3 năm 2016 trong khi tới thăm một học viên Pháp Luân Công khác. Việc bắt giữ ông là một phần của chiến dịch truy quét trong thời gian diễn ra Triển lãm Văn hóa làm vườn ở Đường Sơn, khi chính quyền cố gắng ngăn chặn các học viên công khai phơi bày cuộc bức hại. Sau sáu tháng bị tạm giam, ông đã bị kết án 7 năm tù và đưa tới Nhà tù Ký Đông vào ngày 17 tháng 10 năm 2016.

Ban quản lý trại tù đã giam ông Lại trong khu quản lý nghiêm ngặt trong hơn 3 năm và không cho gia đình ông vào thăm. Cuối cùng vào giữa tháng 1 năm 2020, ban quản lý trại tù cũng đồng ý cho vợ ông vào thăm nhưng ông đã bị liệt hoàn toàn do bị đột quỵ năm 2019. Ông đã được một vài lính gác khiêng ra. Ông không có bất kỳ phản ứng nào trên khuôn mặt và có vẻ như ông cũng không nhận ra vợ mình.

Vào tháng 8 năm 2020, trước khi đưa ông vào bệnh viện, ban quản lý nhà tù đã giam ông Lại trong phòng y tế của nhà tù. Các lính gác đã đặt một ống dẫn thức ăn trong dạ dày ông và cho ông ăn qua ống mỗi ngày. Do không được cho uống đủ nước nên môi ông Lại rất khô. Thỉnh thoảng, một vài lính gác dùng một cái khăn bông để nhỏ một chút nước vào miệng ông. Ông thường chảy nước mắt khi họ làm như vậy. Ông cũng mấp máy môi nhưng không thể nói được.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/26/416854.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/9/189836.html

Đăng ngày 27-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share