Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 15-12-2020] Theo thông tin nhận được từ trang Minh Huệ Net, có ít nhất 499 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Cát Lâm đã qua đời do bị bức hại vì đức tin của họ trong hơn hai thập kỷ qua. Pháp Luân Công còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện thiền định cổ xưa đã bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

61% số lượng học viên đã từng bị giam một lần và những người khác (39%) phải đối mặt với sự sách nhiễu liên tục từ chính quyền vì từ chối từ bỏ đức tin. Nhiều học viên bị giam đã bị tra tấn tàn bạo và một lượng lớn người bị tiêm thuốc phá huỷ hệ thần kinh trung ương.

499 cái chết được xác nhận xảy ra ở khắp chín thành phố tại tỉnh Cát Lâm. Thành phố Trường Xuân, nơi mà Pháp Luân Công được truyền ra công chúng lần đầu tiên vào tháng 5 năm 19992, chiếm số lượng cao nhất là 167 trường hợp. Kết hợp với 137 trường hợp ở thủ phủ tỉnh là thành phố Cát Lâm, hai thành phố này đã chiếm 61% tổng số cái chết trong tỉnh. Con số tử vong ở các thành phố khác như sau: 44 ở Diên Biên, 35 ở Bạch Sơn, 34 ở Tứ Bình, 34 ở Thông Hoá, 22 ở Tùng Nguyên, 19 ở Liêu Nguyên và 7 ở Bạch Thành.

e138d1a603561cb7400a300a7549feae.jpg

499 học viên, bao gồm 248 nữ (50%) và 9 (2%) không rõ giới tính. Những người qua đời là từ 19 tuổi trở lên với 9 người hơn 90 tuổi. Hầu hết trong số họ (110) là từ 60 đến 69 tuổi, tiếp đó là 55-59 tuổi (98 người), 40-49 tuổi (86 người), 30-39 tuổi (70 người) and 20-29 tuổi (18 người), 66 học viên trên 70 tuổi.

ecc8cf0f2c0bff8499eed82d88baf279.jpg

Vì bị phong toả thông tin và sự khó khăn khi đưa thông tin ra bên ngoài Trung Quốc, số ca tử vong đã qua xác nhận được tin rằng chỉ là một phần của con số chính thức trong cuộc bức hại cho đến nay.

Những cơ quan chính phủ phạm tội ác

9122abe6c28a479b8dc05c3e8223b179.jpg

Trong số 499 học viên mất đi mạng sống, hầu hết qua đời do bị sách nhiễu (195 người, 39%), tiếp đó là bị tra trấn trong các trại lao động cưỡng bức (99 người, 20%), nhà tù (71 người, 14%), trại tạm giam (67 người, 13%), sở công an (37 người, 7%), đồn công an (18 người, 4%), trung tâm tẩy não (7 người, 1%), bệnh viện tâm thần (2 người, <1%) và các cơ quan chính quyền khác (1 người, <1%).

Sau đây là tổng quan về các nguyên nhân tử vong do chính quyền và các cơ quan chính phủ gây ra.

(a) Sách nhiễu

Người của Phòng 610, đồn công an và viên chức chính quyền liên tục đến nhà của các học viên để sách nhiễu họ nhằm ngăn họ thường xuyên học các bài giảng của Pháp Luân Công và luyện các bài công pháp. Nhiều người trong số các học viên này đã phải chịu đựng những chấn thương tinh thần và thể chất trong khi họ bị giam hay cầm tù. Không được luyện công, họ không có cách nào để hồi phục sức khoẻ. Một số căn bệnh kinh niên hoặc bệnh giai đoạn cuối của học viên mà đã biến mất nhờ tu luyện Pháp Luân Công đã tái phát trở lại. Cũng có học viên đã bỏ trốn để tránh bị bức hại. Nhiều người trong số họ sau đó đã qua đời do bị căng thẳng và thiếu thốn do sống xa nhà.

(b) Các trại lao động cưỡng bức, nhà tù, trại tạm giam và trung tâm tẩy não

Sau khi các học viên bị đưa đến các cơ sở giam giữ khác nhau, các lính canh đã đánh đập, tra tấn họ tàn bạo hoặc tiêm họ những thuốc không rõ nguồn gốc. Thường là, khi học viên ở bên bờ cái chết, để tránh bị truy cứu trách nhiệm, chính quyền đã bảo gia đình đưa họ về hoặc thả họ với danh nghĩa là “bảo lãnh điều trị” hay “bảo lãnh trong khi chờ phiên toà”. Nhiều học viên đã qua đời không lâu sau khi về nhà.

c) Các sở công an, đồn công an và các ban ngành chính phủ

Công an và viên chức chính phủ, sau khi họ bắt giữ hay bắt cóc các học viên, họ sẽ đánh đập và tra tấn học viên nhằm ép từ bỏ tu luyện. Nhiều học viên đã chết ngay tại chỗ. Những người khác bị đưa về nhà sau khi bị tra tấn đến gần chết và qua đời không lâu sau khi ở nhà.

(d) Các bệnh viện tâm thần

Thông thường, các chuyên gia y tế trong những bệnh viện tâm thần đều tiêm hoặc cho học viên ăn thuốc phá huỷ thần kinh. Những học viên từng khoẻ mạnh đã chết tại chỗ hoặc bị suy sụp tinh thần. Một số bị đưa về nhà rồi qua đời.

(e) Các toà án

Khi các học viên bị xét xử tại toà, các viên chức toà án đã sách nhiễu, ngược đãi và cuối cùng dẫn đến cái chết của họ.

Một số trường hợp bị bức hại

1. Cô Triệu Phượng Anh qua đời sau khi bị chính quyền huyện giam giữ và phạt tiền

Cô Triệu Phượng Anh là một học viên ở làng Vương Gia, huyện Phù Dư. Tháng 3 năm 2000, cô đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công. Cô đã bị chính quyền huyện giam giữ phi pháp 15 ngày và bị phạt 5.300 nhân dân tệ. Cô Triệu đã bị tổn thương vì cuộc bức hại và đã qua đời vì bị đột quỵ vào tháng 7 năm 2001 ở tuổi 38.

2. Bà Ngô Liên Kiệt bị người của Cục Công an giết

Bà Ngô Liên Kiệt sống ở thành phố Bạch Thành. Từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2000, bà và hai học viên khác là bà Vương Ngọc Hoàn và bà Mãn Thu Cúc bị tra tấn trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Cát Lâm.

Tối ngày 19 tháng 8 năm 2001, bà khi bà đang phân phát tài liệu Pháp Luân Công ở thành phố Công Chủ Lĩnh, nhiều công an đã bắt giữ và đưa bà đến Cục Công an Công Chủ Lĩnh. Vào ngày 20 tháng 8, chỉ hai ngày sau khi bị bắt, bà đã qua đời ở tuổi 50. Công an tuyên bố bà đã tự sát bằng cách nhảy khỏi toà nhà.

Một nguồn tin tiết lộ rằng, vào sáng sớm ngày 20 tháng 8 năm 2001, khi bà Ngô đang rơi từ tầng năm xuống, một người đã nhìn từ trên tầng cao xuống nhưng không hề tỏ vẻ ngạc nhiên. Các chuyên gia phân tích tình huống nghi ngờ có thể công an đã đánh đập bà Ngô đến chết hoặc gần chết và sau đó, để trốn tránh trách nhiệm, họ đã ném bà xuống từ tầng năm để nguỵ tạo vụ tự sát. Trường hợp của bà đã không được điều tra thêm.

3. Cô Lý Tinh qua đời trong khi bị công an giam giữ

Cô Lý Tinh là một sinh viên 21 tuổi của Đại học Kinh Doanh Chuyên nghiệp Tỉnh Cát Lâm. Cô đã bị giam nhiều lần trong năm 1999 vì đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công.

Ngày 31 tháng 10 năm 2000, người của Cục Công an Thành phố Trường Xuân đã đưa cô Lý đến một trại lao động để thụ án ba năm. Cô đã được thả vào đầu năm 2001.

Ngày 11 tháng 10 năm 2001, hai công an thành phố Trường Xuân là Lý Hải Phong và Lý Châu Cát ở Đồn Công an Quảng trường Tây An đã đưa cô từ thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ ở tỉnh Hắc Long Giang đến thành phố Trường Xuân ở tỉnh Cát Lâm. Cuộc đời của cô gái trẻ đã kết thúc ở một nơi cách thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ 80 km. Công an tuyên bố cô chết do nhảy ra khỏi xe lửa, nhưng gia đình nghi ngờ rằng cô đã bị tra tấn đến chết.

4. Anh Lưu Thành Quân bị đối xử tàn bạo trong tù

Anh Lưu Thành Quân sống ở thành phố Trường Xuân. Ngày 5 tháng 3 năm 2002, anh cùng nhiều học viên khác đã can thiệp vào mạng cáp truyền hình thành phố và phát sóng thành công một chương trình về chân tướng của Pháp Luân Công ở Trường Xuân và Tùng Nguyên trong 50 phút, đạt đến hơn 100.000 lượt xem. Chiến công can đảm trong việc vạch trần bức hại này sau đó đã được dựng thành phim, 50 phút vĩnh hằng.

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phẫn nộ trước hành động này và bắt đầu truy lùng các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn.

Anh Lưu bị bắt vào ngày 24 tháng 3. Công an đã bắn vào hai chân anh gây chấn thương nghiêm trọng. Anh được đưa vào Bệnh viện Tỉnh Cát Lâm với hai tay bị còng vào giường. Chính quyền đã xích anh lại vì anh từ chối nói chuyện với các phóng viên vì biết rằng họ sẽ biên soạn và bẻ cong lời anh nói trở thành những tuyên truyền chống lại anh và Pháp Luân Công.

Ngày 18 tháng 9 năm 2002, anh Lưu bị kết án 19 năm tù và bị chuyển đến Nhà tù Cát Lâm.

Lính canh đã dùng những ván giường gỗ dày để đánh đập anh, khiến hông và mông anh chảy máu. Quần của anh dính đầy máu và dính vào da không thể gỡ ra được. Họ đã làm gãy nhiều miếng ván trong quá trình đánh đập. Một tù nhân đã tấn công an bằng một thắt lưng da. Thắt lưng quất vào mặt và mắt anh khiến máu chảy rất nhiều.

Hàng ngày, lính canh ép anh Lưu phải ngồi trên giường từ 4 giờ 30 sáng đến 7 giờ 30 tối và chỉ được nghỉ ngơi một lát để ăn và đi vệ sinh. Anh hầu như không thể nói chuyện do bị tra tấn và ngược đãi. Có lúc chính quyền đưa anh vào Bệnh viện Tỉnh Cát Lâm để cấp cứu. Bác sỹ đã ra một thông báo về tình trạng bệnh nghiêm trọng. Bất chấp mạng sống đang trong tình trạng nguy hiểm của anh, người của Phòng 610 vẫn kiên quyết chuyển anh đến Bệnh viện Cục Công an Cát Lâm.

Ngày 26 tháng 12 năm 2003, anh Lưu qua đời ở tuổi 32 sau 21 tháng bị ngược đãi và tra tấn không ngừng.

5. Bà Vương Phượng Nguyệt, 70 tuổi, qua đời vì bị sách nhiễu liên tục

Bà Vương Phượng Nguyệt sống ở thành phố Bạch Sơn. Cung Sĩ Thuận thuộc Cục Lâm Nghiệp Tuyền Dương và một công an ở Đồn Công an Đông Bắc Xoá Lâm Tràng đã lục soát nhà bà Vương vào tháng 10 năm 1998, một năm trước khi cuộc đàn áp “chính thức” bắt đầu.

Những cơ quan này đã quay lại nhà bà nhiều lần sau khi cuộc đàn áp bắt đầu vào tháng 7 năm 1999. Chồng bà là ông Trần Tuấn Công, cũng là một học viên Pháp Luân Công, đã qua đời sau khi cuộc đàn áp diễn ra vài tháng.

Sau cái chết của chồng bà, sự sách nhiễu càng gia tăng. Chính quyền cứ vài ngày lại lục soát nơi ở của bà một lần khiến cho bà phải rời khỏi nhà để tránh bị sách nhiễu. Bà đã qua đời vào ngày 16 tháng 7 năm 2004.

6. Bà Lưu Ba Nhất bị tiêm thuốc không rõ nguồn gốc trong hai năm ở bệnh viện tâm thần

Bà Lưu Ba Nhất sống ở thành phố Diên Cát. Bà bị tra tấn từ cuối năm 2003 đến năm 2004 rồi qua đời. Chồng bà đã ly dị bà, để lại cho bà một đứa con.

Anh trai bà đã giúp trưởng Phòng 610 là Tiếu Bân (nam) bắt giữ và giam bà ở Bệnh viện Tâm thần Diên Cát trong hai năm. Bà bị ép dùng nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc và được thả khi đã trở nên rất yếu. Tại thời điểm đó, bà nói với anh trai: “Em không bị bệnh tâm thần. Anh không nên hợp tác với công an xấu xa để tra tấn em.” Một tháng sau khi trở về nhà, bà lại bị người của Phòng 610 bắt giữ và bị tra tấn đến chết ở tuổi 43.

7. Ông Lưu Vĩnh Cơ qua đời sau ba ngày ở trong trại lao động cưỡng bức

Ngày 10 tháng 12 năm 2004, ông Lưu Vĩnh Cơ ở thành phố Bạch Sơn bị đưa vào Trại Lao động Cưỡng bức Triều Dương Câu. Nhiều người đã nghe ông hô to “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” ngay khi ông vào trại lao động tối hôm đó.

Ông đã qua đời vì bị tra tấn tàn bạo vào ngày 13 tháng 12 năm 2004, ngày thứ ba sau khi bị giam. Thi thể ông được mang ra khỏi trại. Quản lý trại đã che giấu mọi thông tin về ông.

8. Bà Lương Hiểu Quang khoẻ mạnh qua đời vì bị ung thư trong trại tạm giam

Ngày 26 tháng 5 năm 2012, người của Đồn Công an Tứ Bình đã bắt giữ bà Lương Hiểu Quang. Công an đã lấy chìa khóa của bà rồi lục soát nhà và lấy đi các đồ vật liên quan đến Pháp Luân Công mà bà không biết. Họ đã thẩm vấn chồng và em trai bà tại nhà.

Bà bị đưa đến trại tạm giam Tứ Bình và không được gặp gia đình. Toà án Tứ Bình đã kết án bà sáu năm tù mà không thông báo cho gia đình bà. Bà đã từ chối ký vào các biên bản toà án và đã kháng án.

Bà đã bị đưa đến Bệnh viện Nhân dân Số 1. Bốn ngày sau, vào ngày 23 tháng 11 năm 2012, trại tạm giam Tứ Bình đã thông báo cho gia đình rằng bà đã qua đời do bị “ung thư phổi” và thi thể bà đã được hoả táng.

Ngày 3 tháng 7 năm 2013, phó giám đốc trại tạm giam Tứ Bình là Vương Hải Ba đã gặp chồng bà và đề nghị ông ký vào thông báo hoả táng bắt buộc. Ông ta nói rằng thi thể của bà sẽ bị hoả thiêu trong vòng 15 ngày bất chấp có được sự đồng ý của gia đình hay không. Cảm thấy bất lực và đang trong tình trạng vô cùng tổn thương về thể chất và tinh thần, chồng bà đã đồng ý và ký vào thông báo.

9. Ông Vương Hải Điền qua đời sau hai tháng bị tra tấn trong trung tâm tẩy não

Ông Vương Hải Điền ở Mông Cổ, cũng có tên là Bao Văn Cúc. Ông điều hành một tiệm bán đồ ăn ngon ở thành phố Cát Lâm. Ông bị bắt ở bên ngoài nhà vào ngày 18 tháng 10 năm 2013. Người của Phòng Công an Cát Lâm và Đồn Công an Trí Hoà đã đưa ông đến Trung tâm tẩy não Sa Hà Tử.

Sau khi được thả khỏi Trung tâm tẩy não Sa Hà Tử vào ngày 5 tháng 12 năm 2013, sức khoẻ của ông đã suy giảm nhanh chóng. Ông bị khó thở, bụng sưng phồng và táo bón. Ngày 2 tháng 2 năm 2014, hai tháng sau khi được thả, ông đã qua đời ở tuổi 45.

Người ta tìm thấy những hạt đen nhỏ cỡ viên gạo trong tro của ông. Gia đình nghi ngờ rằng ông đã bị tiêm thuốc độc.

Theo lời kể của gia đình, ông đã bị tra tấn trong trung tâm tẩy não, bao gồm bức thực bằng nước ớt và mù tạt qua lỗ mũi và bị nhét thuốc lá vào lỗ mũi. Công an từng đe doạ cắt bỏ giác mạc của ông.

10. Bà Điền Ngọc Mai qua đời sau khi các thư ký toà án đến gặp

Công an ở thành phố Đào Nam, Bạch Thành đã bắt và giam giữ bà Điền Ngọc Mai nhiều lần. Sức khoẻ của bà đã suy giảm sau khi bị tra tấn trong trại tạm giam.

Bà đã bị ngã và gãy hông trái vào mùa đông năm 2016. Bà không thể di chuyển vì bị thương. Công an đã ép chồng bà viết một tuyên bố phỉ báng Pháp Luân Công và nắm tay bà in dấu vân tay lên đó.

Toà án địa phương đã gửi một thẩm phán đến nhà bà và kết án bà một năm tù và một năm quản chế từ ngày 16 tháng 12 năm 2016 đến 15 tháng 12 năm 2017. Bà bị lệnh phải nộp “báo cáo tư tưởng” hàng tháng trong thời gian quản chế.

Chồng bà vì không muốn bà phải chịu bức hại thêm nữa nên ông đã thay bà viết 12 báo cáo và gửi chúng cùng một lúc mà không cho bà biết.

Tháng 10 năm 2017, hai thư ký toà án đã đến nhà bà để kiểm tra xem bà còn tu luyện Pháp Luân Công không. Thời điểm đó bà đã ở bên bờ cái chết. Vài ngày sau, vào ngày 28 tháng 10 năm 2017, tim bà đột ngột ngừng đập và bà bất tỉnh. Hai cô con gái lập tức đưa bà đến bệnh viện và bà đã qua đời 30 phút sau đó. Khi đó bà 66 tuổi.

Các học viên Pháp Luân Công đã qua đời trong cuộc bức hại

1. Thành phố Trường Xuân (167 học viên)

Ngụy Xuân Vũ, Bạch Á Thanh, Thịnh Quý Trăn, Vương Kì Gia, Đổng Huệ Như, Hà Minh Hà, Kim Mẫn, Hoàng Tĩnh Trân, Lý Phong Lan, Cận Thục Hiền, Mã Xuân Ba, Thái Thanh Hoa, Trương Tương Quốc, Tôn Hiểu Thu, Vu Quế Chi, Mã Sĩ Anh, Tân Trường Niên, Thôi Đồng, Cao Kế Đông, Điền Viên, Lưu Kim Quốc, Vương Tuấn, Khương Thục Phương, Từ Tư Minh, Lý Thụ Phát, Vương Quế Trân, Lý Kim Vinh, Ngô Thục Lan, Khâu Lan Phân, Khương Kế Phân, Trương Hồng Hữu, Mục Tinh Bá, Lưu Cự Nguyên, Trình Thiệu Thuận, Kim Tú Khôn, Tôn Thế Bân, Lưu Hiếu Nhân, Trương Lập Tân, Vu Khâm Hải, Kiều Ngọc Trân, Lưu Phong Vân, Vương Tú Hoa, Lưu Tú Lan, Đàm Hi Quân, Trần Gia Mai, Tiết Hàm, Khương Toàn Đức, Vu Phượng Trân, Lý PhongTrân, Lý Hiển Tuệ, Lý Thúy Văn, Lưu Trường Thái, Vương Hiển Quốc, Tất Húc Minh, Triệu Phương Lan, Trương Thủ Tiên, Diêu Thục Phân, Tôn Tú Hoa, Bành Chiêm Vinh, Hác Hồng, Trịnh Tuyên Quang, Vương Sĩ Cần, Tiết Phượng Kì, Phòng Ngọc Trân, Trương Viên Viên, Nhậm Thục Thanh, La Thục Xuân, Tống Chí Vĩ, Mã Trị Kim, Từ Thục Hương, Tập Cảnh Xương, Chu Đức Thành, Vương Ngọc Hoàn, Lưu Bác Dương, Lưu Lỗi, Lưu Hải Ba, Trương Chí Thu, Lưu Nghĩa, Vương Viêm, Hầu Tú Bình, Trương Văn Á, Hầu Lệ Quân, Lý Dong, Điền Tú Lan, Vu Ngạn, Vương Thủ Tuệ, Quan Minh Đức, Lý Hồng Kiệt, Vu Quế Hương, Khương Dũng, Cao Nhã, Trầm Kiếm Lợi, Trâu Bổn Tuệ, Lý Thục Cần, Dương Diễm, Lữ Khánh Hoa, Vương Thủ Kì, Thôi Kiến Ba, Lữ Vĩnh Trường, Vương Tú Phân, Vu Trường Lệ, Lưu Lệ Hoa, Tất Dược Phát, Lý Hoa, Vương Thục Hiền, Đổng Kim Xương, Lý Phượng Cần, Tống Triệu Hằng, Lý Thục Hoa, Vi Diễm Bân, Vu Phượng, Vương Đông Bưu, Dương Minh Lập, Trương Chánh Vinh, Tôn Thục Hương, Thường Suất, Lương Bách Sanh, Trịnh Vĩnh Quang, Tống Xương Quang, Từ Tích Quân, Vương Khả Phi, Ân Thục Vân, Bạch Hiểu Quân, Lý Thu, Vu Hiển Giang, Lưu Chí Thần, Lý Ngọc Đồng, Đổng Đức Quân, Vương Hồng Điền, Tiết Thụ Nghĩa, Lý Ngọc Trụ, Trương Hồng Hoài, Tôn Thế Văn, Lý Thiết Quân, Đổng Tố Vân, Tào Nhã Lệ, Mạnh Khánh Hiệp, Trương Viễn Minh, Lý Kế Vượng, Vương Tiên Hữu, Hoàng Bảo Thần, Nhạc Khải, Hàn Ngọc Châu, Lưu Tố Yến, Diêm Cảnh Hữu, Trần Liên Đông, Tôn Tú Hà, Lương Chấn Hưng, Dương Quang, Trương Quý Bưu, Tôn Trường Đức, Lưu Kiến Anh, Tiếu Vĩnh Phân, Khương Xuân Hiền, Vương Diễm Cần, Vương Khải Ba, Lưu Thành Quân, Lưu Chí Quân, Lưu Thục Diễm, Chu Hải San, Trịnh Phúc Tường, Trương Kiến Hoa, Thôi Chiêm Vân, Trương Thụ San và ba học viên chưa xác định được tên.

2. Thành phố Cát Lâm (137 học viên)

Chu Diễm, Vu Phượng Châu, Vương Diễm Thu, Nghê Diễm Bình, Khương Ngọc Thanh, Trương Quế Chi, Tiền Cảnh Hiên, Từ Tử Lâm, Hướng Tiểu Quân, Trương Thế Anh, Đổng Tú Cần, Lưu Ngọc Hiền, Tề Ngọc Trân, Vương Tuệ Mẫn, Ân Phượng Cầm, Thôi Trọng Huyễn, Hồ Cần Trung, Trương Chí Triết, Cao Ngọc Cầm, Lưu Phương, Đái Tố Hữu, Triệu Nhã Cầm, Vương Vĩnh An, Từ Mậu Thịnh, Vương Kì Vinh, Trương Quế Cần, Hạ Quế Cần, Kiều Tuyết Thầm, Tống Ngọc Phương, Tô Phương, Loan Tố Khôn, Thân Thục Hoa, Dương Lăng Vân, Trương Lệ Hương, Kỉ Thục Nguyên, Vương Hữu, Vương Nhã Kiệt, Tôn Ngọc Hiền, Vương Phúc Đông, Trần Bảo Anh, Đan Tinh Hoa, Mã Hữu Lương, Vương Quế Anh, Vương Đông Huy, Tô Phượng Trân, Lưu Thục Hà, Triệu Hồng Mai, Kì Lai Hưng, Tống Hữu Hải, Tiền Tuấn Lâm, Khuất Cảnh San, Lý Anh Hoa, Lâm Tùng Bách, Mã Lý Thị, Quách Hồng Thanh, Lâu Khánh Vân, Tôn Kiến Hoa, Tùy Nga, Khương Vĩnh Cần, Lý Hải Long, Bùi Vịnh Mai, Vu Học Trung, Quách Thục Phân, Lý Tinh, Kiều Ngạn Thanh, Hầu Minh Khải, Triệu Tĩnh, Vương Tú Lan, Lữ Tố Thu, Khúc Tuấn Lị, Thôi Quốc Khánh, Sa Nãi Ý, Thiệu Tuệ, Thái Huệ Lan, Trịnh Quân Thục, Tính Danh Bất Tường, Vương Quốc Bình, Vương Mẫn Lệ, Vu Toàn, Vương Kiến Quốc, Dương Hồng Quyền, Vương Ngân Quý, Vu Thuần Hải, Lý Truyện Bình, Phó Xuân Sanh, Hàn Hồng Hà, Phạm Nghĩa Xương, Tiếu Kim Vinh, Vu Thu Thật, Khương Thục Lan, Công Phương Lợi, Trương Huệ Cầm。 Bàn Thạch Nhân: Lưu Văn Sanh, Dương Tuấn Phong, Tống Băng, Sơ Tùng Duệ, Vương Cát Xuân, Hầu Chiêm Hải, Trần Vĩnh Triết, Lưu Minh Khắc, Lưu Ngọc Châu, Tiếu Kính Tùng, Vương Lập Tân, Lý Tái Cức, Vương Tử Quang, Từ Vệ Đông, Thôi Chánh Thục, Lưu Sĩ Vĩ, Lý Vinh Hiển, Khương Lai Hữu, Đông Chấn Thiên, Vương Thụ Toàn, Trần Đức Hỉ, Khổng Phồn Vinh, Quách Nhã Linh, Lưu Quế Cần, Lý Tùng Thiên, Trần Thục Cần, Mã Chiêm Phương, Tào Hồng Ngạn, Trương Minh Di, Hứa Bách Nghĩa, Vu Lập Tân, Đặng Thế Anh, Lữ Nhật Chiêu, Bạch Tinh Chí, Vương Tú Vân, Ngụy Tu San, Thường Quế Vân, Lưu Diên Long, Lưu Khánh Điền, Trương Hồng Vĩ, Vu Thụ Kim, Vương Hải Điền, Lô Kim Thuận, Văn Ngọc Mai và một học viên không biết tên.

3. Thành phố Diên Biên (44 học viên)

Toàn Đồng Cử, Tôn Nguyên Vũ, Đằng Phái Hương, Ngô Anh Tử, Kim Hi Phạm, Kim Anh Đan, Tào Vĩnh Đức, Ngô Xuân Diên, Tống Nhã Cầm, Cố Khánh Xuân, Dương Phúc Tiến, Phác Cát Tử, Lâm Phượng Liên, Tiếu Quốc Binh, Phác Thế Hạo, Dương Trung Phương, Trương Thục Hiền, Hoàng Khuê Hỉ, Khương Quế Vinh, Lưu Hoành, Kinh Thục Hoa, Tống Vĩnh Hoa, Trương Ngọc Lan, Vương Thiết Tùng, Kim Đức Thù, Hứa Quân, Kim Vĩnh Nam, Kim Phạm Long, Trì Diệu Tài, Ôn Thục Cầm, Trương Khánh Quân, Hoàng Khuê Hi, Kim Tuấn Kiệt, Trương Huy, Thái Phúc Thần, Tân Diên Tuấn, Tôn Hi, Lâm Thế Hùng, Hác Nghênh Cường, Lý Kì Ngọc, Trì Huy Văn, Lưu Ba, Lưu Ba Nhất và một học viên không biết tên

4. Thành phố Bạch Sơn (35 học viên)

Trâu Phượng Hà, Lý Thụy Vân, Hứa Vận Quý, Nguyễn Ngọc Kì, Trần Tuấn Công, Tào Quế Chi, Vương Phượng Nguyệt, Vương Vĩnh Tuấn, Trịnh Bảo Hoa, Đại Thục Phân, Vương Phiến Linh, Từ Đông Thành, Quan Thục Anh, Vương Vạn Trân, Lý Thuận Phong, Trì Dân Hữu, Lý Xuân Diễm, Tôn Ngọc Phát, Vương Minh Chi, Lưu Vĩnh Kì, Trịnh Vĩnh Bình, Đinh Vận Đức, Cao Thành Cát, Lưu Tử Nguy, Vương Vệ Đông, Trương Thắng Khởi, Vương Cát Niên Tôn Ngọc Phát, Trương Toàn Phúc, Trương Khải Phát, Vương Thụ Khâm, Từ Hội Kiến, Lưu Triệu Kiện, Lôi Minh, Chu Kế An và Vương Học Châu.

5. Thành phố Tứ Bình (34 học viên)

Lưu Phong Cần, Trương Vân Chi, Trương Hải Thanh, Đinh Quế Hương, Mạc Trung Nhân, Trương Hiểu Đồng, Trình Ngọc Vinh, Tôn Quế Lan, Trần Kính Nho, La Chấn Tài, Lưu Thục Hương, Vương Thục Trân, Lệ Ái Anh, Lưu Kim Như, Tống Thế Kiệt, Chi Quế Hương, Lưu Quế Hồng, Tôn Hữu Phát, Đái Xuân Hoa, Lương Hiểu Quang, Chân Quế Chi, Vu Văn Giang, Viên Văn Thứ, Lệ Vạn Vân, Đặng Văn Kiệt, Lệ Hiểu Đông, Trịnh Lâm, Điền Tuấn Long, Trương Ngọc Khoa, Triệu Diễm Hà, Lệ Lệ, Lưu Khánh Hoa, Hàn Xuân Viện và Hàn Thúy Viện.

6. Thành phố Thông Hoá (34 học viên)

Tào Vĩnh Phồn, Lưu Quế Lan, Triệu Thục Vinh, Vương Thục Kiệt, Tào Vân Lộc, Vương Tùng Hoa, Lý Hoa Phượng, Lý Thủ Thần, Tôn Hiển Minh, Trần Chí Anh, Trương Phượng Trân, Trần Quang Mĩ, Trương Nghiễm Hiếu, Nghê Kim Thành, Quách Khải Nguyên, Trang Tân Thành, Lý Thục Trân, Lý Hỉ Phương, Lưu Nhân Các, Trần Thủ Khố, Vu Đông Hoa, Lý Kính Chi, Vương Ngọc Phương, Vương Quý Minh, Tống Văn Hoa, Hạ Lâm Côn, Trương Bách Thành, Lý Truyện Văn, Huyền Hồng Quế, Tùy Phúc Đào, Mã Thế Diễm, Vu Liên Hòa, Vương Điện Nhân và Thôi Vĩ Đông,

7. Thành phố Tùng Nguyên (22 học viên)

Lý Thế Thần, Lưu Tỉnh Ngọc, Vu Giáp Khoan, Trâu Vân Cần, Lô Thị, Lý Ngọc Lan, Vương Vi Quốc, Dương Bảo Trân, Dương Thục Thanh, Triệu Thuần, Sài Ngọc Quyên, Cao Phương Vinh, Vương Quốc Trân, Dương Lập Đông, Tôn Thế Trung, Trữ Quế Nhân, Vương Ân Tuệ, Đổng Phượng San, Tùng Quế Hiền, Dương Bảo Sâm, Trương Cảnh Trọng và Triệu Phượng Anh.

8. Thành phố Liêu Nguyên (19 học viên)

Tôn Bảo Tài, Lý Tú Lan, Vương Nham, Lưu Đoan Thắng, Khang Vân Lĩnh, Triệu Hỉ Cần, Trương Thuận Long, Chu Văn Kiệt, Ngụy Phượng Cử, Khúc Hồng Khuê, Lưu Cảnh Vinh, Lưu Bách Nhân, Lưu Kiến Khôn, Trương Bình, Úc Đông Huy, Hà Nguyên Tuệ, Mã Ngọc Hoàn, Dương Quế Cầm và Dương Quế Tuấn.

9. Thành phố Bạch Thành (7 học viên)

Vương Chiêm Sanh, Triệu Thanh Liên, Ngô Liên Kiệt, Đông Quý Khiết, Điền Ngọc Mai, Ổ Toàn Nghĩa, Lưu Vũ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/15/416519.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/12/24/188975.html

Đăng ngày 07-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share