Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-12-2020] Nam học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Tứ Xuyên thường bị giam giữ tại Nhà tù Gia Châu ở thành phố Lạc Sơn. Nhà tù này chủ yếu thực hiện các công việc cần đến nhiều nhân công như may quần áo và cuộn dây điện.

Ngoài lao động cưỡng bức không được trả lương, các học viên bị cầm tù ở đó còn phải chịu đựng nhiều hình thức tra tấn khác nhau. Tra tấn thân thể gồm có đứng thời gian lâu, sốc điện, đánh đập và hạn chế thời gian ăn. Họ còn bị cưỡng chế phải viết bảo chứng thư từ bỏ đức tin của mình.

Xịt hơi cay, đánh đập và hạn chế thời gian ăn

Ngày 4 tháng 6 năm 2015, ông Lỗ Sinh Lễở thành phố Đức Dương bị bắt giữ tại nhà riêng và sau đó bị kết án năm năm tù giam cùng với 5.000 nhân dân tệ tiền phạt. Sau khi tới nhà tù, ông được lệnh phải viết bảo chứng thư. Khi ông từ chối, lính canh đã buộc ông phải đứng từ 7 giờ sáng tới 10 giờ đêm trong ba ngày liên tiếp cho đến khi tay và chân của ông sưng tấy. Lính canh chỉ cho ông vài giây để ăn cơm và sẽ ném những thứ còn lại đi sau khi thời gian kết thúc.

Học viên đang bị quản chế nghiêm ngặt sẽ bị đánh đập, đứng, ngồi xổm, cấm ngủ và được lệnh viết bảo chứng thư. Họ sẽ bị cấm nói chuyện hoặc di chuyển xung quanh. Phơi các học viên dưới ánh nắng thiêu đốt, trùm đầu bằng mũ bảo hiểm, xịt hơi cay vào mũi và hạn chế thời gian ăn của họ là một số những hình thức phổ biến được sử dụng tại Nhà tù Gia Châu.

2010-1-2-211541-1--ss.jpg

Mô phỏng tra tấn: Sử dụng dùi cui để sốc điện

Ông Tôn Nhân Trí bị sốc điện bằng dùi cui điện và xịt hơi cay vào mắt vì từ chối mặc quần áo phạm nhân. Khi ông từ chối viết bảo chứng thư, cảnh sát đã quản thúc ông nghiêm ngặt để tra tấn ông và còn phơi ông dưới ánh nắng mặt trời vào mùa hè trong thời gian dài.

2012-6-19-cmh-kuxingtu-17--ss.jpg

Mô phỏng tra tấn: Đứng dưới ánh nắng thiêu đốt

Ông Cổ Chí Quang bị bỏ đói vài ngày sau khi ông từ chối chuyển hóa. Ông còn bị phạt phải đứng trong thời gian dài với tay và chân bị cùm. Trong hơn một năm, ông thường bị đánh đập, xịt hơi cay và cấm ngủ.

c43338037838950ebf125487f94fda4f.jpg

Mô phỏng tra tấn: Đánh đập

Ông Lương Quân Hoa và ông Ngụy Vĩnh Thanh bị quản chế nghiêm ngặt và hạn chế thời gian ăn khi họ từ chối viết bảo chứng thư hay ghi nhớ những quy định nhà tù. Ông Ngụy, 81 tuổi bị cưỡng chế ngồi dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài đến khi mông của ông bị mưng mủ và ông còn bị sốc điện bằng dùi cui điện. Ông cũng bị xịt hơi cay vào người.

Những người bị quản thúc nghiêm ngặt cấp độ 1 sẽ bị hạn chế thời gian ăn trong vài giây. Những tù nhân có 20 giây cho mỗi bữa ăn để ăn hết bát cháo nhỏ, nhưng thực tế họ chỉ được cho phép 15 giây. Theo những người từng trải qua việc đó, họ ăn nhanh nhất có thể được bốn ngụm cơm và những người chậm hơn thì chỉ ăn được 2 hoặc ba ngụm. Nhìn chung, lính canh sẽ áp dụng hình thức tra tấn này từ 3 đến 5 ngày. Tuy nhiên thời gian áp dụng cho các học viên có thể kéo dài vô thời hạn cho đến khi họ từ bỏ đức tin của mình.

Một hình thức tra tấn khác gọi là “lái xe máy.” Với hình thức tra tấn này, lính canh sẽ đội một chiếc mũ bảo hiểm lên đầu của học viên rồi xịt hơi cay vào họ và sau đó đóng nắp mũ bảo hiểm lại. Sự tra tấn này sẽ khiến nạn nhân nghẹt thở trong không gian chật hẹp và ho không thể kiểm soát được. Sau đó nạn nhân bị cưỡng chế mặc áo bó sát thân và phơi dưới trời nắng mà không được uống nước. Ông Vương An Năng từng phải chịu đựng hình thức tra tấn này khi ông từ chối ghi nhớ quy định của nhà tù.

2020-12-29-mh-yueshudai-1--ss.jpg

Mô phỏng tra tấn: Mặc áo bó sát thân và bị trói

Hiện tại vẫn còn năm học viên đang bị giam giữ tại Khu số 8: Ông Trương Chí Cương (bị kết án 4 năm), ông Đặng Đạo Hằng (bị kết án 8 năm), ông Văn Hưng Thái (bị kết án 7 năm), ông Lương Quân Hoa (bị kết án 6 năm) và ông Tả Quốc Thành (bị kết án một năm rưỡi).

Lao động cưỡng bức

Nhà tù ký hợp đồng sản xuất với một số công ty và buộc các phạm nhân phải làm việc để hoàn thành đơn hàng. Một xưởng trong nhà tù có thể kiếm được 2 đến 3 triệu nhân dân tệ mỗi năm.

Những tù nhân bị buộc phải làm việc 12 giờ mỗi ngày và có 10 phút để ăn trưa tại chỗ ngồi. Những người không hoàn thành sản lượng sẽ bị phạt. Hình phạt nhẹ gồm có đứng ở một địa điểm cụ thể sau giờ làm cho tới 10 giờ đêm và làm theo động tác của một người hoặc đi trên cánh đồng có nhiều hình dạng khác nhau. Hình phạt nặng gồm có giảm khẩu phần ăn (chỉ được chia một khẩu phần ăn “cho trẻ em”). Trong thời gian này, nạn nhân không được phép mua đồ ăn hay các nhu yếu phẩm hàng ngày.

Học viên không được phép nói chuyện với nhau, ở trong cùng một phòng và không được làm việc gần nhau Những cuộc điện thoại của họ sẽ bị giám sát.

Một học viên cao niên ở Tứ Xuyên đã từng bị cầm tù tại Nhà tù Gia Châu kể lại chi tiết trải nghiệm của mình cho trang Minh Huệ Net. Ông kể lại rằng khi ông mới tới nhà tù, một vài học viên đã giúp ông lấy những nhu yếu phẩm hàng ngày và cho ông một chút thức ăn. Tuy nhiên, một ngày có ai đó đã nhìn thấy ông và một học viên khác chia sẻ thể ngộ tu luyện của mình và đã tố cáo họ.

Học viên đó 65 tuổi bị quản thúc nghiêm ngặt vào ngày hôm sau và cấm không được ăn bất kỳ thứ gì mà ông đã đặt trước đó. Ông cũng bị cưỡng chế ăn “bữa ăn trẻ em” và trở nên rất tiều tụy. Sự quản thúc nghiêm ngặt kéo dài 52 ngày. Vị học viên cao niên này đã nhiều tuổi nên ông không bị phạt.

Các tù nhân chỉ được một giờ nghỉ ngơi trong một tuần và họ phải kiểm tra an ninh trước và sau giờ làm việc để đảm bảo rằng họ không mang bất kỳ đồ vật bị cấm nào về phòng giam.

Một học viên vẫn bị cưỡng chế lao động tăng cường và không được nghỉ ngơi bất chấp ông đang trong tình trạng nguy kịch. Tháng 5 năm 2020, ông được đưa tới bệnh viện và hai ngày sau, ông đã qua đời ở tuổi 67.

Bài liên quan:

Tra tấn thân thể: trấn nước, bỏ đói và cấm sử dụng nhà vệ sinh

Tứ Xuyên: Ông Minh Thiệu Lâm thuật lại sự tra tấn tàn bạo không thể tả mà ông phải chịu đựng khi bị cầm tù vì đức tin của mình


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/12/30/417443.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/1/7/189792.html

Đăng ngày 19-01-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share