Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 3-10-2016] Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã được 20 năm. Một lần khi đang đọc tuần báo Minh Huệ, một ý nghĩ chợt lóe lên trong tâm trí tôi: “Mình phải học cách nói chuyện cho dễ chịu.”

Tôi luôn bị chỉ trích bởi giọng nói của mình. Mặc dù ý định của tôi là tốt, nhưng mọi người không trân trọng cách mà tôi cố gắng để truyền đạt thông điệp.

Tất cả đều bắt nguồn từ sự giáo dục người dân Trung Quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trên thực tế, nếu không thể giao tiếp bằng [phía] thiện thì sẽ khó hòa hợp với người khác được.

Sau khi nhận ra điều đó, tôi dần học nói những lời dễ nghe. Tôi đã mất hơn 12 năm để sửa cách nói chuyện của mình qua tu luyện tâm tính. Gia đình và các đồng tu của tôi đã chứng kiến được sự thay đổi này.

Hướng ngoại thay vì hướng nội

Khoảng 10 năm trước, trạng thái tu luyện của học viên Trần [biệt hiệu] không được tốt. Bà chấp trước nặng vào tình. Chồng bà rời bỏ bà còn con gái bà thì sống ở xa, vì vậy bà rất chấp trước vào tình đối với con mèo của bà.

Các học viên rất lo lắng cho bà. Chúng tôi cố gắng giúp bà cải biến trạng thái tu luyện. Tôi tự nhủ rằng để giúp đỡ bà, tôi phải tiếp cận bà bằng thái độ ân cần.

Chúng tôi học Pháp và sau đó bắt đầu chia sẻ. Chúng tôi chia sẻ cùng nhau bằng tâm thái điềm tĩnh, nhưng chẳng bao lâu sau thì tranh luận bắt đầu nổi lên cho tới khi trở thành kích động. Chúng tôi lớn tiếng và tranh cãi.

Bà Trần bình tĩnh lại trước. Khi bà thấy tôi nổi giận, bà nói: “Một vị Phật đến để trợ giúp, nhưng bản thân cô ấy đã cư xử như thế nào?” Bà ấy ra khỏi phòng để chuẩn bị bữa trưa, tôi cảm thấy rất thất vọng và không có tâm trạng để ăn trưa. Tôi vừa khóc vừa đi về nhà.

Từ các Pháp lý, tôi hiểu rằng mình phải hướng nội thay vì hướng ngoại. Tuy nhiên, tôi chỉ tu trên bề mặt. Tôi thấy mình không biết cách ngoại giao, nhưng tôi vẫn cố tìm lý do cho bản thân mình.

Khi đó tôi có nhiều chấp trước. Tôi thiếu từ bi và không nhìn nhận mọi chuyện từ góc độ của người khác. Tôi nghĩ, sao tôi có thể giúp đỡ người khác đây? Tôi chỉ hướng ngoại mà thôi.

Hiểu nhầm tạo ra rắc rối

Trong một trường hợp khác, chấp trước vào tự ngã của tôi đã làm tổn thương người khác. Ông Hồ [biệt danh] là một thành viên trong nhóm học Pháp của chúng tôi. Học viên này có vấn đề với việc phát âm đúng một số từ. Tôi đã chủ động sửa cho ông.

Mỗi lần đến lượt ông đọc, tôi đều sửa cho ông. Tôi thấy rằng mình đang rất nghiêm khắc vì phải có trách nhiệm với ông. Thậm chí tôi còn soạn ra một danh sách các từ mà ông gặp vấn đề khi đọc và để cách phát âm ở phía trên.

Sau khi làm như vậy vài lần, ông đã không đến nhóm học Pháp của chúng tôi nữa. Học viên khác cố gắng động viên ông trở lại, nhưng ông đã không quay lại.

Chẳng phải hành động của tôi đã đẩy ông ấy ra hay sao? Tôi bắt ông ấy làm những gì tôi cho là đúng, tôi áp đặt quan điểm của mình cho người khác. Lời nói của tôi thì lỗ mãng và tôi không nói bằng thiện tâm, bỏ qua thực tế rằng những gì tôi cho là lỗi phát âm có thể đơn giản chỉ là thổ ngữ địa phương của ông.

Hay nổi nóng và dễ bị kích động

Hay nổi nóng và dễ bị kích động cũng là trở ngại lớn cho việc giao tiếp của tôi.

Một năm vào tháng Tám, địa điểm nơi chúng tôi in tài liệu giảng chân tướng rất ẩm ướt. Trước kia có một số đĩa DVD trắng không được đậy kín trong một khoảng thời gian. Khi chúng tôi định sử dụng thì thấy chúng không dùng được nữa. Dường như điều kiện ẩm ướt đã làm chúng hỏng.

Một vài ngày sau, khi tôi trở lại phòng, tôi thấy hộp đựng DVD lại bị mở ra. Tôi rất giận dữ.

Khi chỉ có một mình tôi đã không thể giữ bình tĩnh và đập mạnh tay xuống bàn. Tôi biết rằng để cho cơn giận nổi lên là không đúng, tuy nhiên tôi không thể kiểm soát được bản thân.

Cô Nguyên [biệt danh] cùng tôi làm tài liệu giảng chân tướng. Ngày hôm sau, khi thấy cô ấy, tôi đã cho cô xem các vết thâm tím của mình. Cô rất ngạc nhiên và hỏi chuyện gì đã xảy ra. Tôi buộc tội cô đã để hộp DVD trắng mở trở lại. Cô nói: “Bạn đùa tôi sao?”

Sao tôi có thể như vậy được? Cô ấy không cố ý làm việc đó. Khi thấy vấn đề, tôi nên chân thành nhắc cô cẩn thận hơn để chúng tôi không mất thêm đĩa DVD nào nữa. Tính nóng nảy khiến tôi phải chịu khổ, vì các vết thâm tím không nhanh lành.

Sư phụ giảng:

“Chư vị có cái tâm đó, thì tâm của chư vị mới động; chư vị không có cái tâm đó, thì tựa như gió thoảng qua, chư vị căn bản không cảm giác. Có người nói rằng chư vị sắp sát nhân phóng hoả, chư vị nghe xong cảm thấy quá thú vị rồi, (Sư phụ cười) ‘có thể vậy sao?’ Cười nhẹ một cái là xong. Hoàn toàn không coi đó vào đâu, là vì chư vị không có cái tâm đó, lời nói kia không động chư vị được. Không có cái tâm đó, đụng không tới chư vị. Nếu tâm chư vị động, thì nói lên rằng chư vị là có! Trong tâm chư vị xác thực rất bất bình, thì thuyết minh rằng những thứ ấy ở đó không nhỏ đâu. (vỗ tay) Đó chẳng phải nên tu sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)

Khi tôi cảm thấy mất cân bằng, lời của tôi nói ra không được bình hòa và cuối cùng dẫn đến làm tổn thương người khác. Trên bề mặt tôi có vẻ không biết ngoại giao, dường như không phải là một vấn đề lớn. Nhưng trong sâu thẳm, nó là biểu hiện của nhiều chấp trước ẩn sâu.

Sau khi loại bỏ những chấp trước này, tôi có thể tĩnh dễ dàng hơn. Tôi không dễ dàng bị dao động như trước đây nữa. Tôi cũng ít có khả năng bị kích động.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/3/335775.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/31/159753.html

Đăng ngày 18-12-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share