Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Mỹ

[MINH HUỆ 20-1-2016] Tôi muốn chia sẻ một số thể ngộ gần đây của tôi về Pháp. Tôi hy vọng bài chia sẻ của mình sẽ giúp các học viên gặp khó khăn trong việc “tu luyện như thuở đầu” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế New York năm 2009) có thể duy trì tu luyện tinh tấn.

Tôi có một bước đột phá lớn trong tu luyện thông qua học Pháp. Tôi thấy mình có thể nhìn thấy gốc rễ sâu xa và căn bản của nhiều vấn đề. Tôi cảm thấy mình có trí huệ và trở nên tự tin. Tôi đã đạt được một số thành tựu trong sự nghiệp của mình nhờ trí huệ mà Pháp cấp cho tôi.

Tôi có một thói quen xấu. Khi phối hợp với các đồng tu, tôi nghĩ rằng mình có thể nhìn rõ vấn đề và có thể nói ra được lý do tại sao và làm thế nào mà một học viên lại bị mắc kẹt. Thi thoảng tôi cảm thấy rằng tôi biết giải pháp để giải quyết vấn đề trong hạng mục của chúng tôi, nhưng tôi không hiểu tại sao các học viên lại không làm như tôi đề xuất. Tôi bắt đầu xem thường những người khác.

Tôi đã hình thành quan niệm rằng mình biết tu luyện như thế nào. Dựa trên những trải nghiệm tu luyện của mình, tôi tin rằng tôi có thể sử dụng trí huệ của mình từ Pháp để giải quyết tất cả mọi vấn đề mà tôi gặp phải. Tôi dần buông lơi việc học Pháp và luyện công. Tôi không nghĩ rằng đó là vấn đề, vì tôi nghĩ rằng tôi có chính niệm mạnh.

Sau đó, tôi đã gặp phải nhiều vấn đề. Tôi thấy mình luôn xem xét mọi việc từ góc độ của người thường. Khi gặp can nhiễu tôi cố gắng xử lý các tình huống dựa vào những kinh nghiệm tu luyện trước đây của mình, nhưng thường là không vượt qua được khổ nạn. Trí huệ của tôi dường như “đã cạn.”

Ngay cả giữa những khó khăn này, tôi vẫn không nhắc mình phải học Pháp và siêng năng luyện công. Trong tâm, tôi luôn trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, một phần của tôi ôm giữ Pháp và phần khác thì ôm giữ những quan niệm người thường.

Có lần tôi gặp phải một số khó khăn và khăng khăng đòi giải quyết theo cách của mình. Một học viên đã đề nghị tôi nên học Pháp. Tôi miễn cưỡng làm theo lời cô và nghĩ rằng sau khi học Pháp tôi sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề theo cách của mình. Nhưng sau 15 phút học Pháp, những suy nghĩ của tôi đã thay đổi. Khó khăn và can nhiễu đã biến mất. Tôi nhận ra rằng “cách của tôi” không đúng. Chỉ khi đó tôi mới nhận ra rằng tôi nên học Pháp cẩn thận.

Chính niệm của tôi đã được đánh thức khi tôi mở cuốn Chuyển Pháp Luân và đọc dòng đầu tiên trong Luận Ngữ, “Đại Pháp là trí huệ của Sáng Thế Chủ.”

Tôi từng cảm thấy mình rất thông minh, nhưng trí huệ của tôi không sánh được với Đại Pháp. Tất cả mọi thứ của tôi là do Đại Pháp tạo ra. Tôi cũng nhận ra rằng thi thoảng tôi nghĩ rằng mình đã nhìn rõ được gốc rễ của một vấn đề, nhưng điều tôi nhìn thấy thật ra chỉ dựa trên những quan niệm của người thường.

Sâu thẳm trong tâm, tôi có tâm lý hiển thị, xem thường người khác và là người không có tổ chức. Tôi cố gắng bảo vệ các chấp trước vào danh lợi tình của mình. Tôi có quan niệm rằng tôi luôn đúng và người khác thì sai. Tôi không muốn ước thúc bản thân mình.

Khi tôi đọc lời giảng của Sư phụ trong Luận Ngữ, tôi thấy rằng gốc rễ của những quan niệm người thường của mình đến từ tư tưởng “bài xích Thần.” Những quan niệm của tôi không phù hợp với tiêu chuẩn của Thần và của Pháp Luân Đại Pháp. Những quan niệm này làm cho tôi trở nên kiêu ngạo và tự phụ. Khi trong tâm tôi chỉ có bản thân mình thì tôi không thể nghĩ đến những sinh mệnh cao hơn tôi và cũng không thể nghĩ [vấn đề] tại tầng thứ cao hơn tầng thứ của người thường.

Tôi nhận ra rằng cho dù tôi có nghĩ mình đúng đến thế nào đi chăng nữa, thì tôi cũng nên buông bỏ những quan niệm của mình. Tôi cố gắng loại bỏ những quan niệm, gồm cả những thứ gọi là “kinh nghiệm tu luyện” của tôi, vì những thứ này chỉ là thể ngộ của tôi tại một tầng thứ nào đó trước đây. Tôi không nên ôm giữ chúng mãi. Bây giờ tôi cố gắng giữ cho tâm trí mình trống rỗng và nhường không gian đó cho Pháp. Tôi cố gắng đồng hóa với Pháp. Nếu tôi luôn ở trong Pháp, tôi sẽ không có bất kỳ khó khăn nào.

Khi nhận ra tất cả những điều này, tôi phát hiện thấy thật dễ để buông bỏ các tâm chấp trước mà trước đây không dễ để tôi có thể loại bỏ. Những chấp trước này đã chiếm giữ tâm trí tôi một thời gian quá dài khiến tôi không thể đưa Pháp vào trong tư tưởng. Nếu một người không thể bỏ những thứ cũ đi, thì những thứ quý giá mới không thể tiến vào được.

Tôi cũng hy vọng rằng các học viên là người trí thức đừng nên nhấn mạnh quá mức vào các kỹ năng phân tích học thuật được phát triển trong xã hội người thường, vì những tư tưởng này không phù hợp với Pháp và chúng đều dựa trên tư tưởng “bài xích Thần.” Nhiều học viên, bao gồm cả bản thân tôi, nói thể ngộ của họ về Pháp rất tốt, nhưng không giỏi đem vào thực hành tu luyện và đồng hóa với Pháp.

“Đại Pháp là trí huệ của Sáng Thế Chủ.” Không có quan niệm hay chấp trước nào có thể so sánh được. Khi nghĩ về đoạn Pháp này, tôi có cảm giác thôi thúc muốn học Pháp và để sức mạnh của Pháp tiêu hủy hết thảy mọi quan niệm người thường của tôi. Tôi có động lực mạnh mẽ muốn tìm hiểu “trí huệ của Sáng Thế Chủ.” Tôi nhận ra rằng trước đây tôi đã ôm giữ nhiều quan niệm khi đọc Pháp và có một số tư tưởng người thường mà tôi không muốn loại bỏ. Điều này đã khiến trường năng lượng của tôi trở nên bất thuần.

Bây giờ thậm chí sau khi đã đọc xong một hoặc hai bài giảng tôi vẫn cảm thấy mình vẫn chưa đọc đủ. Tôi cảm thấy một trường năng lượng mạnh mẽ chế ngự những quan niệm người thường của mình. Tôi cũng ngộ ra rằng sức mạnh đã ức chế những tư tưởng xấu của chúng ta cũng sẽ có thể ức chế những tư tưởng xấu của người thường. Nếu chúng ta phát ra sức mạnh này, nó sẽ giúp chúng ta cứu người. Để cứu được nhiều người hơn nữa, tôi nên làm cho sức mạnh của mình mạnh hơn nữa để có thể kiểm soát được các tư tưởng người thường và thanh lọc bản thân. Trong một khoảng thời gian ngắn, tôi có cảm giác như được tái sinh.

Sư phụ đã giảng trong Chuyển Pháp Luân:

“Người ta cũng nói với tôi: ‘Ông để họ tu được cũng dễ dàng quá. Bản thân người ta chỉ có một chút nạn, giữa người với người có không mấy sự việc, còn có rất nhiều tâm vẫn chưa thể vứt bỏ được! Trong khi mê hoặc [họ] có thể nhận thức bản thân Đại Pháp của ông được hay không vẫn còn là một vấn đề!’ Có vấn đề như thế; do vậy sẽ có can nhiễu, sẽ có khảo nghiệm.” (Chuyển Pháp Luân)

Nhận thức của tôi là nếu chúng ta cảm thấy khó tu luyện tinh tấn và phải vật lộn với những quan niệm người thường của chúng ta, chúng ta nên cố gắng tìm ra gốc rễ căn bản của vấn đề. Đó có phải là vì chúng ta vẫn còn có một số tâm chấp trước? Hoặc đó có phải là vì chúng ta vẫn chưa thấy được Đại Pháp thật sự là gì?

Sư phụ giảng:

“…trường năng lượng tôi phát ra phân bố đều, năng lượng có tính nhắm thẳng.” (Giảng Pháp tại Lễ thành lập Phật học hội Singapore [1996])

Tôi muốn nhận được năng lượng này. Tôi từng không hăng hái luyện công, nhưng giờ tôi muốn luyện công mà không cần ai phải nhắc nhở. Vì tâm tôi muốn thế. Tôi muốn học Pháp và tìm hiểu nhiều hơn từ “trí huệ của Sáng Thế Chủ.”

Tôi nghĩ đến một bức tranh. Phần trên của bức tranh là Sư phụ và tất cả các đệ tử Đại Pháp đang ngồi bên dưới. Mỗi người trong chúng ta giống như một đồ chứa đựng và Sư phụ muốn rót trí huệ của Ngài vào chúng ta. Nếu chúng ta có thể buông bỏ hết quan niệm tại các tầng khác nhau, thì trí huệ và sức mạnh của Đại Pháp sẽ đến và chúng ta sẽ có thể thật sự trở thành những lạp tử của Đại Pháp. Chỉ bằng cách này thì chúng ta mới đạt đến tiêu chuẩn của Đại Pháp và giúp Sư phụ chứng thực Pháp.

Nếu chúng ta vẫn ôm giữ những quan niệm cũ và tư tưởng người thường trong khi cảm thấy tự mãn thì có lẽ chúng ta sẽ hành động ngược lại với Pháp. Những quan niệm này bao gồm thể ngộ của chúng ta về Pháp. Ví dụ, các học viên thường nói rằng: “Nếu mỗi người trong chúng ta đều tu luyện tinh tấn thì việc gì chúng ta cũng có thể làm được.” Thi thoảng lý do đằng sau điều này là quan niệm về thành tích. Tôi ngộ rằng tất cả chúng ta nên đề cao nhận thức Pháp của mình và phối hợp với nhau. Nó không chỉ đơn thuần là vấn đề có sức mạnh tập thể.

Vì có tư tưởng “bài xích Thần,“ nên chúng ta thường xem bản thân là trung tâm và trở nên cao ngạo. Chúng ta thường làm mọi thứ từ góc độ của bản thân và không thử cân nhắc xem đó có phải là điều Sư phụ muốn hay không. Vì thế đôi lúc nó giống như chúng ta đang cố gắng giúp Sư phụ, nhưng cuối cùng chúng ta lại tạo ra nhiều trở ngại cho bản thân.

Điều này nhắc tôi nhớ đến tất cả những vấn đề mà chúng ta gặp phải trong khi vận hành các kênh truyền thông và hạng mục khác. Tôi thường thấy rằng các học viên cố gắng tìm mọi cách để giải quyết các vấn đề, nhưng có vài người trong chúng ta bị mắc kẹt trong việc truy cầu tiền bạc, trong khi những người khác lại truy cầu danh lợi, một số lại xem thường người khác và một số thì lại không tin tưởng người khác. Tôi ngộ ra rằng tất cả những vấn đề này xuất phát từ tư tưởng “bài xích Thần.” Chúng ta có xu hướng nhấn mạnh khả năng và ý tưởng của bản thân một cách quá mức.

Khi gặp vấn đề, nếu chúng ta có thể đồng hóa với Pháp và để cho “trí huệ của Sáng Thế Chủ” đổ tràn vào tâm trí chúng ta, thì chúng ta sẽ tự động biết được mình nên làm gì và cách để có thể giúp đỡ người khác. Nếu chúng ta cứ khăng khăng giữ quan điểm của mình thì chúng ta sẽ không hoàn thành điều Sư phụ muốn. Khi chúng ta đề cao bản thân, tình trạng của chúng ta sẽ được cải thiện. Nếu chúng ta tìm kiếm giải pháp bên ngoài, có lẽ chúng ta sẽ nhận được kết quả trái ngược với những gì chúng ta muốn.

Sư phụ đã giảng trong bài thơ “Giác Giả”:

“Thường nhân bất chi ngã, Ngã tại huyền trung tọa; Lợi dục trung vô ngã, Bách niên hậu độc ngã.”

(Giác Giả, Hồng Ngâm I)

Tạm dịch:

“Người thường không biết ta, Ta ngồi nơi huyền mật; Chẳng ở chốn lợi dục, Trăm năm sau mình ta.” (Giác Giả, Hồng Ngâm I)

Tôi có thể ngộ mới về “lợi dục trung vô ngã …” Tôi tin rằng thật vô ích nếu các kênh thông tin của chúng ta chạy theo lợi nhuận và xin Sư phụ giúp đỡ để đạt được việc này, vì Sư phụ không ở trong lợi. Chúng ta nên tiếp tục đồng hóa với Pháp và đạt đến tiêu chuẩn của Sư phụ. Nếu không, cho dù từ góc độ của một người thường ý tưởng của chúng ta có hay đến đâu đi chăng nữa, thì chúng có thể không phải là những gì Sư phụ muốn.

Vì tôi muốn đồng hóa với Pháp và học Pháp, nên tôi đạt được những nhận thức mới. Khi tôi thật sự muốn tìm hiểu về “trí huệ của Sáng Thế Chủ,” tôi cảm thấy một nguồn năng lượng mạnh mẽ và toàn bộ các tư tưởng người thường của tôi đã được tiêu trừ. Khi gặp khó khăn hay cảm thấy phiền lòng, tôi đi học Pháp. Khi ấy, tôi cũng không nghĩ đến xem liệu các vấn đề của tôi có được giải quyết hay không. Tôi chỉ muốn loại bỏ mọi tư tưởng hỗn loạn và dành chỗ cho Pháp. Thường thì các vấn đề của tôi đều được Pháp hóa giải một cách hiệu quả.

Tôi hy vọng rằng mỗi học viên chúng ta sẽ chú ý đến việc học Pháp và loại bỏ các quan niệm vô thần của khoa học hiện đại. Tôi hy vọng các học viên sẽ không học Pháp trong khi đang ôm giữ những quan niệm người thường. Cựu thế lực đang ẩn mình trong những quan niệm của chúng ta, vì đó là những an bài của chúng. Khi chúng ta loại bỏ những quan niệm và nhường chỗ cho Pháp, thì những tư tưởng này sẽ biến mất và cựu thế lực sẽ không còn nơi để ẩn nấp. Sức mạnh để cứu người của chúng ta sẽ được gia trì và tà ác sẽ bị loại bỏ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/1/20/322470.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/15/159552.html

Đăng ngày 6-12-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share