Bài của một học viên tại tỉnh Tứ Xuyên

[MINH HUỆ 29-12-2008]

Ngày 26 tháng sáu 2008, tôi bị chuyển từ một trung tâm cai nghiện tại tỉnh Tứ Xuyên đến Đội số 7 Trại lao động cưỡng bách nữ Nam Mộc Tự. Chỉ trừ nhà cầu từ tầng lầu thứ nhì đến tầng lầu thứ bốn, mỗi phòng có một cửa sổ nhỏ trên mỗi cánh cửa. Đó là để cho các lính canh dễ dàng theo dõi các tù nhân.

Ba ngày sau khi tôi đến nơi, tôi bị buộc phải làm việc nô lệ. Mỗi khi chúng tôi đi vào hoặc rời xưởng làm việc qua cánh cửa chính, chúng tôi bị yêu cầu báo cáo cho lính canh, nếu không chúng tôi sẽ không được phép đi nhà vệ sinh. Vì tôi không báo cáo trong hai ngày, tôi phải chờ đợi cho đến 11 giờ đêm để dùng nhà vệ sinh. Không bao lâu sau vụ này, các lính canh yêu cầu tất cả các học viên mà không ‘chuyển hóa’ phải làm việc trong phòng giam của họ khoảng 15 giờ mỗi ngày, thay vì tại xưởng làm việc.

Vào tối ngày 7 tháng Tám 2008, một học viên và tôi kêu lớn lên, “Pháp Luân Đại Pháp Hảo!” thay vì nói tên chúng tôi trong khi bị điểm danh. Khi phó giám đốc nhà tù biết việc đó, bà ta đã cắt cử một lính canh để buộc chúng tôi đứng im cho đến 12 giờ đêm, 1 giờ sáng hoặc thậm chí đến 2:30 giờ sáng, tùy theo cảm hứng của người lính canh. Đôi lúc người lính canh thuyết phục người phó giám đốc nhà tù để buộc chúng tôi đứng im cho đến 3 giờ sáng.

Ngày 13 tháng mười 2008, một nhóm học viên và tôi từ chối không làm công việc nô lệ nữa. Bảy ngày sau tôi bị nhốt trong phòng 3-1 với bốn học viên khác (những người mà từ chối làm công việc nô lệ bị nhốt trên tầng lầu ba và bốn). Cả hai tầng lầu đều có giấy dán bên ngoài tất cả các cửa sổ, để không cho chúng tôi nhìn ra ngoài và không cho người ngoài nhìn vào trong.

Các lính canh trước đã phát áo lạnh cho mọi người trong trại. Nhưng bốn người học viên này từ chối mặc chúng vì có những chữ in trước mặt ‘Trại Lao động Cưỡng bách nữ Tứ Xuyên” và những chữ phía sau lưng “Trường Giáo huấn nữ tỉnh Tứ Xuyên”. Không bao lâu sau đó, các lính canh mang đi tất cả các áo quần cá nhân mùa hè và mùa đông của họ, nói rằng chúng cần thực hiện một cuộc ‘kiểm tra an ninh’.

Hơn nữa, chúng còn mang đi các áo quần mùa hè của họ mà đã được giặt nhưng chưa xấy khô và giữ chúng trong một nhà kho chứa đồ. Những áo quần mà được trả lại cho các học viên chỉ là những áo quần mà tôi nhìn thấy họ mặc khi tôi lần đầu gặp họ: quần ngắn hoặc dài mùa hè làm bằng vải mỏng.

Vì trời rất lạnh tại tỉnh Tứ Xuyên vào tháng mười, tôi đưa cho mỗi người trong bốn người họ một bộ áo ngắn tay và quần của tôi để mặc. Người phụ trách theo dõi họ kêu các học viên trả lại tất cả áo quần của tôi cho tôi. Ngày 30 tháng mười, một trong bốn học viên bi buộc bởi một lính canh và một người từ Ủy ban Hành chính Nhân dân mặc áo quần mùa đông của trại. Không lâu sau đó, ba người học viên khác cũng bị buộc mặc áo quần mùa đông của trại lao động. Chỉ khi đó các lính canh mới trả lại các áo quần mà họ đã giữ của các học viên.

Một đêm vào khoảng 11 giờ tối, trong khi năm người chúng tôi đang bị buộc đứng im, có người gấp gáp gõ cửa. Khi người đó vừa vào trong phòng, bà ta thông báo gấp cho nhân viên Ủy ban Hành chính Nhân dân trực, nói rằng, “mạch của Trịnh Hữu Mai đang đập rất gấp!” Bà Trịnh là một học viên bị giam.

Các lính canh trực, trưởng đội, giám đốc, một bác sĩ, và toàn đội an ninh đi đến lầu bốn. Tôi nghe họ la lớn, “Trịnh Hữu Mai! Trịnh Hữu Mai!” Sau đó chúng tôi nghe một người nói rằng bà không trả lời. Bà Trịnh tức thời được mang đi. Đó là lần cuối cùng chúng tôi nghe về bà. Hai người mà theo dõi bà trên tầng bốn được chỉ định xuống tầng lầu ba. Nhiều người nói rằng họ nhìn thấy các lính canh đã trộn thuốc vào thức ăn của bà Trịnh trước khi họ đưa nó cho bà. (Xem toàn bản báo cáo cái chết: en.minghui.org/html/articles/2008/11/17/102332.html).

Phòng giam của tôi ở tầng lầu hai và tôi bị buộc làm công việc như một nô lệ trong nhiều giờ. Một ngày kia tôi thình lình nghe có người la lớn từ tầng lầu ba, “Kỉ Tổ Liên đang đánh người!” Kỉ là một xì ke nữ mà được chỉ định theo dõi các học viên. Cô ta thường đánh ai mà cô ta được chỉ định theo dõi.

Người học viên mà la lớn lên chỉ là thúc dục các lính canh đến ngăn chặn Kỉ, cũng như cô ta đã thúc dục các viên chức nhà tù khi cô ta mới đến để rút ngắn thời gian lao động cưỡng bách và thời gian mà các học viên bị theo dõi. Khi các lính canh nghe tiếng la lớn, họ chụp lấy dùi cui và còng và chạy lên tầng lầu ba.

Nhưng thay vì nghe lời người học viên này mà la lớn, các lính canh và nhân viên Ủy ban Hành chánh Nhân dân đã còng tay bà và mang bà lên tầng lầu bốn. Trong khi hai tay bà bị còng ra sau lưng, các lính canh cố buộc bà viết tờ bảo đảm, là bà sẽ không còn la lớn nữa.

Người học viên này từ chối ký tên, vì vậy các lính canh không cho phép bà trở lại phòng giam của bà cho đến 12 giờ đêm. Người học viên mà bị đánh la lớn, “Pháp Luân Đại Pháp Hảo!” Tức thời các lính canh chuyển bà ta đến tầng lầu bốn nơi mà bốn người được chỉ định trông chừng bà ta, kể cả Kỉ Tổ Liên.

Các lính canh cột chân bà vào hai thành giường và kéo chân bà thành chữ V. Hơn nữa, chúng còng hai tay bà ra sau lưng và nhét một cái khăn vào trong miệng bà, để bà không thể kêu la. Bà bị buộc ở như vậy từ sáng cho đến đêm, chỉ trừ lúc bà ăn cơm hoặc dùng nhà vệ sinh.

Vì các lính canh sợ các học viên phơi bày các việc làm ác của họ, họ bị nhốt trong mỗi phòng trên tầng lầu ba và bốn. Bằng cách tra tấn những người tập luyện Chân Thiện Nhẫn, các lính canh đội số 7 cho thấy rõ ràng họ không có khả năng phân biệt đúng và sai. Trong thời gian tôi ở trong tù, nhiều học viên nhất định không xem mình là tù nhân. Khi một lính canh phát một tờ xuống điểm cho một người học viên, tám ngày được thêm vào thời hạn tù của họ. Nếu họ nhận một tờ cảnh cáo hoặc không chịu mặc đồ nhà tù trong bất cứ tháng nào, hoặc nếu họ la lớn, “Pháp Luân Đại Pháp Hảo!” trong lúc được gọi tên, năm ngày bị thêm vào thời hạn tù của họ.

Nói cách khác, các học viên mà sống tại tầng lầu ba và bốn là tất cả những người mà thời hạn giam bị gia tăng. Tôi được chuẩn bị rời trại lao động ngày 8 tháng mười một 2008, nhưng tờ thả ra ghi là “ngày 29 tháng mười một 2008.” Do ảnh hưởng của Phòng 610 địa phương, tôi không được thả ra cho đến ngày 3 tháng mười hai 2008.

Trước khi một học viên được thả ra, họ phải gặp nhân viên an ninh ĐCSTQ mà đến gặp họ, nếu không họ không được thả ra.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/12/29/192497.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/1/22/104106.html
Đăng ngày: 01-06-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share