[MINH HUỆ 24-02-2009]
Từ ngày 25 tháng giêng 2009 đến cuối tháng hai 2009, Phòng 610 tại thành phố Thanh Đảo đã phối hợp cùng các viên chức cảnh sát từ Bộ Công An Bắc Kinh và Phòng 610 tỉnh Sơn Đông ra lệnh cho các viên chức từ Phòng cảnh sát hình sự tại phân khu Thị Bắc thành phố, đội cảnh sát hình sự, và tất cả các đồn để bắt các học viên bà Kinh Phụng Lị, bà Lục Tuyết Cầm, ông Trịnh Hiểu Cương, ông Quách Chí Cương, ông Từ Trí Phong, ông Lí Toàn Phúc, ông Lưu Liên Quân, ông Duẫn Tín Hiểu, bà Lương Lệ Quân, bà Tôn Lệ Bình, ông Hùng Tiên Vịnh, ông Trương Thủ Vĩ, và ông Lí Đào. Mười ba học viên này bị bắt bất hợp pháp và đang còn bị giam. Tất cả mười ba người đều đã nhận tội vì bị tra tấn và không cho ngủ trong thời gian hai tuần lễ hay lâu hơn. Trong số họ, bà Lục Tuyết Cầm đã bị tra tấn nặng nề đến bị tàn tật, và nhiều lần bà ở trong tình trạng nguy kịch. Các gia đình của các học viên Đại Pháp này, với sự giúp đỡ của 9 luật sư, đang kiện họ vì điều này.
Bà Lục Tuyết Cầm bị cảnh sát viên Mẫn Hành từ Đồn cảnh sát đường Liêu Nguyên và Phòng cảnh sát hình sự số 3 của phân khu Thị Bắc thành phố đánh đập. Bà bị đánh nặng nề đến bị nghẽn mạch máu não và thân dưới bị tê liệt. Bà bất tỉnh nhiều lần. Ông Trịnh Kiêu Cường bị đánh bởi các viên chức cảnh sát từ phân khu Thị Bắc thành phố, đường Diên An. Chúng dùng một bật lửa để đốt râu và cằm của ông, và cũng đốt cằm và mũi của ông.
Cảnh sát từ Đồn cảnh sát đường Hợp Phì đánh gãy răng ông Lưu Liên Quân.
Ông Duẫn Tín Hiểu bị đánh bởi Mẫn Hành từ Đồn cảnh sát đường Liêu Nguyên, một cảnh sát viên từ Phòng cảnh sát hình sự, và các cảnh sát viên từ Đồn cảnh sát đường Diên An. Mẫn Hành không cho phép ông Duẫn ngủ trong gần hai mươi ngày.
Ông Từ Chí Phong bị đánh bởi Lưu Kiệt và Vương Ba, các cảnh sát viên từ Đồn cảnh sát đường Diên An, phân khu Thị Bắc thành phố Thanh Đảo.
Bà Kinh Phụng Lị bị tra tấn nặng nề đến độ thân người dưới của bà ra máu và xuất hiện các triệu chứng khác, kể cả bệnh tim và áp huyết thấp.
Phòng 610 thành phố Thanh Đảo sử dụng công tố viên, tòa án, và các phương tiện khác của ĐCSTQ để kiện các học viên Pháp Luân Công. Họ rút lui khỏi vụ kiện và sau đó lại cố đưa nó ra mà không có chứng cớ mới nào. Họ huỷ một số vụ, chia nhiều vụ kiện thành hai lần, và kiện ba lần. Chúng kiện bà Lục Tuyết Cầm riêng và những người khác theo cặp, với mỗi vụ kiện hai người học viên bị xem như một vụ. Họ làm như vậy để phân cách các học viên và các luật sư của họ. Họ muốn tránh sự phơi bày ra công chúng việc đàn áp và cách mà họ lấy cung bằng tra tấn. Họ muốn tránh trách nhiệm cho những việc làm của mình.
Chín luật sư mà mười ba học viên thuê chỉ ra rằng nếu không có chứng cớ mới thì vụ kiện không thể mang ra trước một tòa án một khi đã rút đơn. Họ đã cùng ký tên vào bản tuyên bố kiện và gửi nó đến Tòa án Vùng Bắc thành phố, Công tố viện, và các tổ chức cao khác và nhiều ‘Ủy ban đại diện nhân dân’, cũng như ‘các ban chánh trị và luật pháp’ từ chánh quyền trung ương cho đến các tổ chức địa phương, để yêu cầu miễn vụ kiện, các học viên mà thời hạn giam đã hết được thả ra, và các học viên vô tội cũng được thả.
Tòa án quận Thị Bắc thành phố Thanh Đảo Bí thư chi bộ ĐCSTQ 86-532-83651057 (vp)
Vương Qua, quan tòa phụ trách: 86-532-83651059, 86-13583297296 (di động)
Vương Tăng Thật, Trưởng Phòng 610 thành phố Thanh Đảo, cũng là Phó bí thư Đảng ủy ĐCSTQ thành phố Thanh Đảo.
Phòng 1 Thành ủy ĐCSTQ thành phố Thanh Đảo 86-532-85911858
Bí thư ban 2: 86-532-85911761
Phòng 610: 86-532-88026627
Bản tiếng Hán https://www.minghui.org/mh/articles/2009/2/24/196027.html
Bản tiếng Anh https://en.minghui.org/html/articles/2009/3/9/105412.html
Đăng ngày: 29-05-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên tác.