[MINH HUỆ 13-01-2014] Các trung tâm tẩy não hiện đang được dùng để thay thế cho trại lao động cưỡng bức trong cuộc bức hại Pháp Luân Công. Xu hướng này đã được xác nhận trong một bài phân tích của Minh Huệ và một báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế vào tháng 12 năm 2013.

Theo thống kê của Minh Huệ Net, 157 trung tâm tẩy não ở 27 tỉnh giám sát việc tra tấn 737 học viên vào năm 2013. Số lượng học viên bị đưa đến trung tâm tẩy não vào nửa cuối năm cao gấp bốn lần so với nửa đầu năm.

Nhiều phương thức tra tấn mới đang được sử dụng trong các trung tâm tẩy não, đặc biệt là thuốc. Chúng khiến các học viên mất đi ý thức và ý chí để chính quyền dễ dàng cưỡng ép học viên ký vào các tuyên bố từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công.

Các trung tâm tẩy não là trái hiến pháp

Với tên gọi chính thức là “Trung tâm Giáo dục Pháp luật,” các trung tâm tẩy não là những đơn vị phi pháp. Chúng thường được thành lập tùy tiện mà không có thủ tục giấy tờ cần thiết. Ngoài việc “giáo dục,” thực chất là tẩy não, tra tấn cũng rất phổ biến. Bất cứ ai vào bất kỳ thời điểm nào cũng đều có thể bị bắt giữ và bị giam trong một thời gian dài không xác định.

Tương tự trại lao động, trung tâm tẩy não cũng vi phạm Điều 37 của Hiến pháp Trung Quốc:

  • “Tự do cá nhân của công dân nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là bất khả xâm phạm.
  • Không công dân nào có thể bị bắt giữ ngoại trừ có lệnh hay quyết định của Viện kiểm sát hoặc Tòa án, và việc bắt giữ phải do công an thực hiện.
  • Cấm đoán phi pháp hoặc tước đoạt quyền tự do cá nhân của công dân bằng cách giam cầm hay những phương thức khác là bị cấm, và lục soát phi pháp cơ thể là bị cấm.”

Cũng như trại lao động cưỡng bức, trung tâm tẩy não do Phòng 610 giám sát để chuyên giam giữ và “chuyển hóa” các học viên. Trung tâm tẩy não dễ dàng vận hành và các điều lệ là tùy ý.

Vi phạm luật pháp Trung Quốc và quy ước Quốc tế

Theo Khoản 5, Điều 8 của Bộ Luật nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa: “Chỉ có luật pháp quốc gia mới có thể được ban hành đối với các vấn đề tước đoạt quyền chính trị công dân, hoặc các biện pháp bắt buộc và các hình phạt liên quan đến hạn chế tự do cá nhân,”

Trung Quốc là thành viên của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị. Điều 9 của Công ước quy định rằng: “Ai cũng có quyền tự do thân thể và an ninh thân thể. Không ai có thể bị bắt giữ hay giam cầm độc đoán. Không ai có thể bị tước đoạt tự do thân thể ngoại trừ những trường hợp và theo những thủ tục luật định.

“Khi bị bắt giữ, bị cáo phải được tức thời thông báo về lý do bắt giữ, và phải được thông báo không chậm trễ về tội trạng nào bị cáo buộc.

“Ai bị tước đoạt quyền tự do bằng cách bắt giữ hay giam cầm đều có quyền khởi kiện trước tòa án…”

Trung tâm tẩy não giam cầm và tra tấn học viên Pháp Luân Công theo lệnh hành chính từ Phòng 610. Trong khi thời hạn lao động cải tạo được xác định, thì một “phiên” tẩy não có thể vẫn được duy trì nếu học viên vẫn chưa từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công.

Bà Lưu Huy, 40 tuổi, là một cựu giáo viên ngoại ngữ ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Sau bốn năm bị giam cầm ở Nhà tù nữ Xuyên Tây (bắt đầu từ năm 2006), bà bị chuyển đến Trung tâm tẩy não Tân Tân trong ba năm ngay sau khi bà được thả ra khỏi tù.

Trong thời gian này, các lính canh đã trộn thuốc độc vào thức ăn của bà, bức thực bà bằng nước muối đậm đặc, và ngược đã tinh thần lẫn thể chất của bà.

Nhân viên Phòng 610 hét vào mặt bà: “Người ta có thể về nhà khi thời hạn ở trại lao động chấm dứt, nhưng không phải ở đây! Đừng nghĩ đến việc về nhà cho đến khi bà bị ‘chuyển hóa’ hoặc chết ở đây!”

Tra tấn và ngược đãi tinh thần

Tháng 04 năm 2013, Tạp chí Lens ở Trung Quốc đã đăng một bài viết dài 14 trang phơi bày sự lạm dụng ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Câu chuyện điều tra dựa trên những cuộc phỏng vấn với khoảng 20 cựu tù nhân. Họ đã bị lao động cưỡng bức và chịu nhiều hình thức tra tấn bao gồm ghế cọp, giường chết, đóng trăn (kéo căng) và biệt giam.

Các hành động tàn bạo như vậy cũng diễn ra trong các trung tâm tẩy não. Do thiên về ngược đãi tinh thần, những cơ sở này nhắm đến ý chí của học viên nhiều hơn nhằm phá hủy niềm tin của họ. Những phương thức tra tấn bao gốm sốc điện bằng dùi cui điện, đánh đập, đứng trong thời gian lâu, treo lên, phơi nắng, cấm ngủ, gây bỏng, nhúng vào bồn vệ sinh, kéo móng tay bằng kìm và lạm dụng tình dục.

Kết quả của sự tra tấn tàn bạo là nhiều học viên bị tàn phế, suy nhược thần kinh, rối loạn thần kinh hoặc chết.

Ông Tạ Đức Thanh, một kỹ sư về hưu của Viện Thiết kế và Khảo sát ở tỉnh Tứ Xuyên, đã bị gửi đến Trung tâm tẩy não Tân Tân (còn gọi là Trung tâm Học tập Pháp luật thành phố Thành Đô) vào ngày 29 tháng 04 năm 2009. Sau ba tuần bị tra tấn, ông trở nên rất gầy và không tự chủ được. Ông khó ăn và có vấn đề về tim cấp tính. Khi ông qua đời vào ngày 27 tháng 05 năm 2009, ở tuổi 69, cơ thể và tứ chi của ông nhanh chóng sẫm màu, cho thấy cơ quan nội tạng đã bị hỏng.

Ông Tạ Đức Thanh có sức khỏe tốt trước khi bị công an bắt giữ.

Hơn 100 người của Phòng 610 và công an đã xuất hiện tại đám tang của ông. Họ đánh đập con trai ông Tạ và bắt giữ cậu ấy cùng người em trai. Hôm sau họ nhanh chóng lấy đi thi thể của ông và hỏa táng.

An ninh Quốc gia và công an tại đám tang ông Tạ.

Lưu Anh ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, đã bị giam giữ ở Trung tâm tẩy não quận Thành Hoa từ tháng 09 năm 2005 đến tháng 01 năm 2006. Cô đã bị tra tấn tàn bạo và bị tiêm thuốc độc. Hai chân cô đã bị gẫy.

Cô Lưu đã suýt chết nhiều lần. Người nhà cô không hề được thông báo. Sau khi cha cô liên tục hỏi các quan chức về trường hợp của cô, cô đã được thả ra và bị suy sụp tinh thần vì bị ngược đãi trong lúc bị giam cầm.

Các trại lao động có thể đã bị đóng cửa, nhưng các học viên Pháp Luân Công hiện đang bị chuyển đến các trung tâm tẩy não, một loại “hắc lao” với quy trình hoạt động thậm chí còn tồi tệ hơn trại lao động. Tất cả các cơ sở bức hại, bao gồm cả các trung tâm tẩy não, đều nên bị đóng cửa.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/1/13/劳教所解体-洗脑班也必须废除-285633.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/15/144407.html

Đăng ngày 08-09-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share