[MINH HUỆ 26-12-2013] Trách nhiệm đối với cuộc đàn áp Pháp Luân Công tiếp tục quét qua hàng ngũ các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trong khi xã hội dòng chính phương Tây biết về vụ điều tra Lý Đông Sinh, giám đốc Phòng 610, và tin đồn về việc bắt giữ Chu Vĩnh Khang, cựu trùm An ninh Nội địa, các nguồn tin của Minh Huệ Net đã tiết lộ rằng có nhiều quan chức ĐCSTQ hơn đã bị ảnh hưởng bởi cuộc thanh trừng nội bộ Đảng.

Theo nguồn tin nội bộ của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC), một trong những bộ phận chính chịu trách nhiệm đàn áp Pháp Luân Công, trong vòng ba tháng của Đại hội ĐCSTQ toàn quốc lần thứ 18 vào tháng 11 năm 2012, ít nhất 453 quan chức PLAC các cấp đã bị kỷ luật, giam cầm hay bắt giữ. Họ gồm 392 người trong ngành Công an, 19 người trong Viện Kiểm sát, 27 người trong các tòa án, 10 người thuộc hệ thống tư pháp và 10 người trong những hệ thống khác. 12 quan chức cấp cao trong số họ đã tự sát.

18 hay nhiều quan chức ĐCSTQ cấp tỉnh hoặc cấp bộ đã bị ngã ngựa từ khi Bạc Hy Lai, cựu lãnh đạo ĐCSTQ tại thành phố Trùng Khánh và là thành viên Bộ Chính trị, bị kết án chung thân vào tháng 09 năm 2013.

Những quan chức này đã bị cáo buộc nhiều loại tội khác nhau. Tuy nhiên, tội ác thực sự của họ – theo sát Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang để đàn áp tào bạo Pháp Luân Công, vẫn bị che đậy.

Nền văn hóa truyền thống Trung Hoa tin chắc rằng “gieo nhân nào gặt quả đó.” Báo ứng luôn xảy ra; nó chỉ là vấn đề thời gian và biểu lộ khác nhau. Hiệu ứng sụp đổ đô-mi-nô của các quan chức ĐCSTQ cấp cao chỉ có thể là sự khởi đầu.

Sự thanh trừ đã lan đến đỉnh

Vì có rất nhiều viên chức ĐCSTQ bức hại các học viên Pháp Luân Công để thăng tiến cá nhân, nên sự nghiệp của họ gắn liền với “hiệu suất” trong cuộc bức hại. Ví dụ, Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai đều do Giang Trạch Dân thăng chức do kết quả họ dùng quyền lực để đàn áp tàn bạo các học viên. Tuy nhiên, cũng như những tay sai trung thành có thể được đề bạt, ĐCSTQ hay các cá nhân trong ĐCSTQ, đều có thể dễ dàng quay lưng lại với họ khi lợi ích của Đảng bị đe dọa.

Đại hội Toàn quốc lần thứ 18 đã quyết định khai trừ người đứng đầu PLAC ra khỏi Bộ Chính trị. Cùng với việc Chu bị loại khỏi Bộ Chính trị và PLAC bị hạ bệ, các trại lao động cũng bị tuyên bố “đóng cửa.”

Steve Tsang, người đứng đầu Viện Chính sách Trung Quốc tại Đại học Nottingham, nói trong một cuộc phỏng vấn với tờ South Morning China Post rằng thậm chí cựu chủ tịch Giang Trạch Dân, người đỡ đầu chính trị cho Chu Vĩnh Khang, cũng muốn giữ khoảng cách với Chu. Giang không muốn giúp Chu vì chính ông ta cũng khó tự bảo vệ mình.

Khi Vương Lập Quân, cựu giám đốc công an Trùng Khánh, chạy đến Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Thành Đô để xin tị nạn vào năm 2012, ông ta đã cung cấp thông tin về việc Bạc liên quan đến nạn mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công. Điều này đã khiến Bạc bị hạ bệ dù ĐCSTQ chính thức buộc tội ông ta là “tham nhũng.”

Xu hướng này sẽ tiếp tục với nhiều quan chức ĐCSTQ theo một con đường tương tự, vì các quan chức cấp cao hơn muốn cố trốn tránh trách nhiệm cho tội ác của họ trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Các quan chức ngã ngựa phải trực tiếp chịu trách nhiệm cho tội ác của họ

Nhiều quan chức ĐCSTQ trong “trận tuyết lở” gần đây sẽ phải trực tiếp chịu trách nhiệm vì đã thi hành cuộc bức hại và trực tiếp làm hại hàng triệu học viên.

Một ví dụ là Lý Đông Sinh, giám đốc Phòng 610. Khi là phó giám đốc của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) lúc cuộc bức hại mới bắt đầu, ông ta đã đứng đầu chương trình “Tiêu điểm” nổi tiếng và sản xuất 70 tập phim từ tháng 07 đến tháng 12 năm 1999 để lăng mạ kịch liệt Pháp Luân Công.

Lý cũng phải chịu trách nhiệm cho vụ tự thiêu Quảng trường Thiên An Môn vào tháng 01 năm 2001. Vụ tự thiêu đã bị vạch trần triệt để trong bộ phim “Lửa giả”, một phim tài liệu đã đoạt giải thưởng, phân tích đoạn phim phát sóng trên CCTV, cũng như bằng chứng của bên thứ ba. Tài liệu kết luận rằng sự kiện này là do ĐCSTQ dàn dựng để biện minh và thổi bùng cuộc đàn áp, vốn đang yếu đi và không được ủng hộ vào thời điểm đó.

Ngoài truyền hình, Lý cũng lan truyền lời dối trá và tuyên truyền phỉ báng thông qua radio, báo chí và trường học, khuấy động lòng thù hận trên toàn quốc đối với các nhóm tuổi và các cấp xã hội khác nhau. Những tài liệu xấu xa như vậy cũng được dùng rộng rãi trong các trung tâm tẩy não nhằm buộc các học viên từ bỏ Pháp Luân Công.

Sự tàn bạo tồi tệ nhất trong hơn 14 năm đàn áp là mổ cướp tạng sống từ các học viên bị bỏ tù. Bằng chứng cho thấy rằng cả Bạc Hy Lai lẫn Giang Trạch Dân đều trực tiếp liên quan đến tội ác chưa hề có này.

Bằng chứng được cung cấp trong một cuộc đối thoại ghi âm vào năm 2006 khi Bạc thăm Bộ trưởng Bộ Thương mại Đức.

Thư ký thứ nhất: Ông là Bộ trưởng Bạc Hy Lai?

Bạc: Ai đấy?

Thư ký thứ nhất: Tôi là Thư ký thứ nhất của Đại sứ quán [tại Berlin].

Bạc: Ô.

Thư ký thứ nhất: Tôi có việc khẩn cấp. Hôm nay Bộ Ngoại giao Đức đã liên lạc với chúng tôi yêu cầu làm rõ một số vấn đề.

Bạc: Ô.

Thư ký thứ nhất: Câu hỏi là, khi ông là lãnh đạo tỉnh Liêu Ninh, là ông hay Giang Trạch Dân đã ra lệnh mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công. Câu hỏi này được nêu ra vì nó liên quan đến cuộc họp ngày mai. Đức có thể điều chỉnh hàng ngũ viên chức tham dự của họ vào cuộc họp ngày mai.

Bạc: Là Giang.

ĐCSTQ sẽ khiến nó tự sụp đổ

Trong khi các phong trào thanh trừ đã giúp ĐCSTQ tồn tại trong quá khứ, chuyển hướng giận dữ và thất vọng của công chúng từ Đảng lên những con dê tế thần, thì những thủ đoạn tương tự sẽ không có hiệu quả trong lần này. Nhiều năm bức hại người Trung Quốc vô tội đã khiến họ tỉnh ra.

Cuộc bức hại Pháp Luân Công là giọt nước tràn ly, như đã nêu trong Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản: “Các học viên Pháp Luân Công đánh giá đúng sai dựa trên “Chân Thiện Nhẫn”. Điều này rõ ràng đã gây trở ngại cho những nỗ lực trước sau như một của ĐCSTQ hòng “thống nhất tư tưởng của nhân dân”.”

Khi tội ác của cuộc bức hại, gồm mổ cướp tạng sống, bị phơi bày đầy đủ, người Trung Quốc sẽ không còn chịu đựng được sự tồn tại của ĐCSTQ, và không ai muốn trở thành một phần của nó.

Trong một ví dụ gần đây, Lâm Tuấn Tệ, một thành viên của Hiệp hội Quan ái Thanh niên Hồng Kông, do ĐCSTQ hậu thuẫn, đã ra khỏi tổ chức này vào ngày 17 tháng 12 năm 2013. Ông ấy nói rằng mình làm vậy để “đem may mắn đến cho gia đình và bản thân.” Hiệp hội Quan ái Thanh niên Hồng Kông, một tổ chức do Phòng 610 trung ương trực tiếp giám sát, đã tấn công thô bạo các học viên Pháp Luân Công ở Hồng Kông, cũng như cư dân địa phương và khách du lịch, với nỗ lực đưa cuộc bức hại đến Hồng Kông.

Các bài liên quan (tiếng Hán):

https://www.minghui.org/mh/articles/2014/1/3/四百多官员被抓或自杀-大清算中如何求生–285201.html

https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/15/周永康重罪不容掩盖-江泽民血债必须偿还-284018.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/26/大清算已经开始-弃恶从善莫迟疑-284514.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/9/144266.html

Đăng ngày 06-09-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share