[MINH HUỆ 22-12-2013] Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động một chiến dịch đàn áp có hệ thống nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công vào năm 1999. Các học viên của môn tu luyện tinh thần đã chống lại sự bạo lực chuyên quyền của Đảng bằng những nỗ lực kháng nghị hòa bình. Môi trường khi đó nặng nề và ngột ngạt, “bầu trời như thể sụp xuống” – một câu nói phổ biến của người Trung Quốc dùng để miêu tả những tình huống khủng bố, đàn áp và bất thường.
Thái độ của chính quyền đối với Pháp Luân Công dường như đã thay đổi chỉ trong một đêm. Sau khi nhận rất nhiều lời tuyên bố của các cấp chính quyền khác nhau, Pháp Luân Công đột nhiên đã “bị cấm” dù cho không có điều luật nào được thông qua để chính thức cấm môn tu luyện này.
Nhiều tình nguyện viên điều phối các địa điểm luyện công (nơi các học viên tụ tập để cùng nhau thiền định) đã bị bắt giữ phi pháp sau ngày 20 tháng 07 năm 1999. Đối với họ và hàng nghìn người khác, bầu trời thực sự đã sụp xuống.
Những người từng sống trong các chiến dịch đàn áp trước đó của ĐCSTQ đã nhanh chóng nhận ra rằng một cơn bão lớn đang bùng lên. Nhiều người không thấy bất kỳ hy vọng nào đối với việc kháng nghị lại chính sách của chính quyền, cho dù họ biết rằng chính sách là sai. Rốt cuộc, ĐCSTQ trong quá khứ đã thành công trong tất cả những “cuộc đấu tranh” – một thuật ngữ Mác-xít mà chính quyền thường dùng để lừa bịp khi nhắm đến các nhóm người khác nhau để bức hại.
Tại Trung Quốc, trong nhiều thập niên vừa qua, những “cuộc đấu tranh” tương tự đã mang đến các chiến dịch đàn áp tàn bạo lên địa chủ, trí thức, tín đồ tôn giáo và sinh viên nuôi dưỡng tư tưởng về hiện đại hóa chính trị và dân chủ.
Không ai muốn liên can đến một nhóm bị bức hại vì họ không hề tin rằng tiếng nói của họ sẽ mang đến sự khác biệt, mà còn đặt họ và gia đình vào vòng nguy hiểm. Sự khủng bố của chế độ cộng sản đã tràn lan trong rất nhiều năm đến nỗi nó đã thay đổi nhận thức của người dân về đúng và sai.
Đây là xuất phát điểm cho những người tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc vào năm 1999. Tuy nhiên, bất chấp mọi sự nhục nhã và khủng khiếp mà cuộc đàn áp mang đến, họ đã không đầu hàng. Họ sống thật với tín ngưỡng của mình và tin rằng lương tâm con người cuối cùng sẽ thức tỉnh.
Hơn 14 năm bị bức hại, sự tích cực và kháng nghị của các học viên đã có một tác động đáng chú ý đến thế giới của chúng ta nói chung.
Ủng hộ Pháp Luân Công rộng rãi bên ngoài Trung Quốc
Dù ĐCSTQ đã tiêu một lượng tiền lớn để đàn áp Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc nhưng nỗ lực của nó luôn thất bại.
Thay vào đó, người dân khắp thế giới đã lên án cuộc đàn áp, với sự tập trung đặc biệt vào nạn mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc. Dưới đây là một vài ví dụ gần đây của xu hướng toàn cầu đang gia tăng này:
– Nghị viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết “bày tỏ quan ngại sâu sắc” về “những báo cáo đáng tin cậy về việc thu hoạch nội tạng có hệ thống được nhà nước bảo hộ từ các tù nhân lương tâm mà không có sự đồng ý của họ, trong đó phần lớn là các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù vì niềm tin tôn giáo của họ” vào ngày 12 tháng 12 năm 2013.
– Một nghị quyết (Nghị quyết 281) với nội dung tương tự trong Quốc hội Mỹ đã được Tiểu ban Châu Á của Ủy ban Đối ngoại xem xét thông qua vào ngày 11 tháng 12. Việc thông qua tại tiểu ban là bước đầu tiên trước khi đưa ra bỏ phiếu tại Hạ viện.
– Ngày 09 tháng 12 năm 2013, trước Ngày Nhân quyền Quốc tế, một kiến nghị toàn cầu với 1,5 triệu chữ ký của người từ 50 quốc gia tại bốn châu lục đã được chuyển đến Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền. Kiến nghị yêu cầu Liên Hợp Quốc bắt đầu điều tra sâu hơn về nạn mổ cướp tạng của các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù tại Trung Quốc và yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức ngừng tội ác tàn bạo chống lại loài người này.
Pháp Luân Công đã nhận hơn 1.000 lời tuyên bố và nghị quyết ủng hộ từ các quan chức chính phủ và nhiều tổ chức khác nhau trên toàn thế giới. Cuốn sách chính của Pháp Luân Công, Chuyển Pháp Luân, và những sách Pháp Luân Công khác đã được dịch ra hơn 30 ngôn ngữ và xuất bản rộng rãi trên toàn cầu. Hơn 100 triệu người tại khoảng 100 quốc gia hiện đang thực hành môn tu luyện tinh thần này.
Tình trạng hỗn loạn trong nội bộ của ĐCSTQ
Một trào lưu thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó (Đoàn Thanh niên và Đội Thiếu niên Tiền phong) đã dẫn đến hơn 150 triệu người Trung Quốc cắt đứt mối liên hệ với Đảng. Phong trào này được lấy cảm hứng từ ấn phẩm Chín bài Bình luận về Đảng Cộng sản xuất bản vào tháng 11 năm 2004, một chuỗi bài xã luận phơi bày một cách hệ thống bản chất thật sự của ĐCSTQ thông qua mỗi giai đoạn lịch sử của nó.
Ngoài tham quan và mua quà tặng bạn bè và gia đình trong khi đi du lịch nước ngoài, nhiều du khách Trung Quốc hiện nay đi du lịch với mục đích mới: thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Hàng chục nghìn người liên tục rời khỏi ĐCSTQ mỗi ngày. Một vài du khách Trung Quốc cũng gửi lời chúc mừng đến vị sáng lập Pháp Luân Công, ông Lý Hồng Chí, bày tỏ hy vọng rằng Ngài sẽ có thể sớm trở về Trung Quốc.
Bất chấp áp lực công khai trong và ngoài Trung Quốc, ĐCSTQ không có cách nào để ngăn hiện tượng đang ngày càng lan rộng này. Sự mập mờ, dối trá, phản ứng với các cáo buộc mổ cướp tạng cũng đã gặp phải những chỉ trích nặng nề trên khắp thế giới.
Những nhân vật chủ chốt trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công ngã ngựa như hiệu ứng đô-mi-nô
Nhiều quan chức ĐCSTQ cấp cao từng tích cực tham gia đàn áp Pháp Luân Công hiện đang bị chính chế độ điều tra vì tội tham nhũng. Nhưng chế độ lại không đề cập, hay thậm chí thừa nhận tội ác nghiêm trọng nhất của họ – bức hại và mổ cướp tạng của các học viên Pháp Luân Công.
Hạ bệ quyền lực của những cựu đảng viên này là cần thiết để bảo vệ sự sống còn của Đảng, và nó sẵn sàng hy sinh bất kỳ ai trong hàng ngũ lãnh đạo để trốn tránh trách nhiệm của nó. Nhiều người tin rằng “gieo nhân nào sẽ gặt quả đó” và những ai bị đánh hạ chỉ đơn giản là bị quả báo vì những việc làm sai trái của họ.
Dù bạn tin hay không, đây là những gì đang diễn ra với một số người:
– Lý Đông Sinh, Thứ trưởng Bộ Công an và Trưởng Phòng 610, đang bị điều tra vì tham nhũng và lạm dụng quyền lực, theo một báo cáo gần đây của truyền thông nhà nước tại Trung Quốc.
– Chu Vĩnh Khang, cựu Giám đốc Bộ Công an và là một trong những người đỡ đầu cho Lý Đông Sinh trong Đảng, có tin đồn rằng đã bị bắt giữ hay bị giám sát tại nhà. Chu đóng vai trò chính trong việc thi hành đàn áp Pháp Luân Công thông qua Phòng 610 và Ủy ban Chính trị và Pháp luật.
– Bạc Hy Lai đã bị kết tội tham nhũng vào ngày 22 tháng 09 năm 2013. Ông ta đã bị tịch thu mọi tài sản và bị kết án chung thân. Bạc bắt đầu kinh doanh nội tạng lấy từ những học viên Pháp Luân Công còn sống ở thành phố Đại Liên, nơi ông ta là thị trưởng ngay từ khi khởi đầu cuộc bức hại vào năm 1999 và 2000. Những bộ phận khác cũng sớm làm theo hình thức này. Quân đội, trại lao động cưỡng bức, nhà tù và trại giam đã hình thành một chuỗi cung ứng buôn bán nội tạng, gặt hái được lợi nhuận to lớn với chi phí chính là mạng sống con người.
– Vương Lập Quân, cựu Phó Thị trưởng và Bộ trưởng Bộ Công an ở Trùng Khánh – và là người được Bạc bảo trợ – đã bị kết án 15 năm tù vào ngày 24 tháng 09 năm 2012. Vương là Cảnh sát trưởng thành phố Cẩm Châu từ tháng 05 năm 2003 đến tháng 06 năm 2008. Không lâu sau khi nắm giữ chức vụ này, ông ta đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Tâm lý tại chỗ, chuyên để nghiên cứu cấy ghép tạng. Năm 2006, Vương nhận được Giải thưởng Quang Hoa vì công việc của ông ta ở đó. Trong bài diễn thuyết của mình, Vương cho biết kết quả nghiên cứu dựa trên “hàng nghìn nghiên cứu thực địa”, mà chứng thực dữ liệu khác hàng ngàn cuộc thu hoạch nội tạng sống đã được thực hiện tại trung tâm này trong khoảng ba năm.
Sự ủng hộ của quần chúng phát triển
Các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang giành được ngày càng nhiều ủng hộ từ gia đình, hàng xóm, luật sư và thậm chí là nhân viên Phòng 610. Một cuộc thỉnh nguyện vào tháng 02 năm 2009 đã cho cái nhìn đầu tiên về hiện tượng này.
Học viên Pháp Luân Công – ông Từ Đại Vi ở huyện Thanh Nguyên, thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, đã bị ngược đãi nghiêm trọng trong tù. Vì bị tra tấn tàn bạo, ông đã bị hỏng nội tạng và bị suy sụp tinh thần. Cơ thể ông đầy những vết cắt và vết bầm tím. Sau tám năm trong tù, ông đã qua đời chỉ sau 13 ngày được thả ra, ngày 16 tháng 02 năm 2009.
Dân làng ở quê nhà ông Từ đã bày tỏ sự bất mãn vì một người đàn ông tốt bị tra tấn đến thập tử nhất sinh. Hàng chục người đã đến nhà tù Đông Lăng yêu cầu giải thích cái chết của ông. Tuy nhiên, tất cả họ đều bị đuổi đi.
Gia đình ông Từ đã kiên trì kiến nghị đòi công lý. Bất chấp nguy cơ cho những người tham gia, nỗ lực của họ đã được 376 người ở năm thôn làng ký tên thỉnh nguyện lên chính quyền địa phương. Họ hy vọng rằng chính quyền sẽ chịu trách nhiệm cho việc cầm tù sai trái và cái chết của ông Từ.
Chữ ký của dân làng trong một kiến nghị kêu gọi điều tra cái chết của ông Từ
Nhiều kiến nghị tương tự với hàng nghìn chữ ký đã xuất hiện ở Trung Quốc.
Câu chuyện nêu trên và những câu chuyện khác sẽ được trình bày trong loạt bài này để chứng minh rằng: Hành trình phản đối cuộc bức hại một cách ôn hòa của Pháp Luân Công đã gieo mầm cho sự trở lại của những giá trị tốt đẹp ở Trung Quốc, chứng minh nguyên lý vĩnh cửu – chính luôn thắng tà.
(Còn nữa)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/22/十四年反迫害-扫除邪恶(上)-284334.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/12/30/143853.html
Đăng ngày 01-09-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.