[MINH HUỆ 29-12-2013] Theo báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế vào tháng 12 năm 2013, các quan chức Trung Quốc đã công khai tuyên bố quyết định xóa bỏ hệ thống trại lao động cưỡng bức khét tiếng vào ngày 07 tháng 01 năm 2013. Hệ thống “giáo dục thông qua lao động”, theo như chính quyền gọi, đã tồn tại gần sáu thập niên. Tuy nhiên cái tên chỉ là lừa gạt, vì đó là các trại lao động cưỡng bức, chuyên dùng để tẩy não và tra tấn cùng với làm việc quá sức và điều kiện làm việc nguy hiểm.

Hệ thống trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc đã được tuyên bố “đóng cửa”, nhưng thiệt hại và đau đớn mà nó đã gây ra cho hàng triệu người, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công, vẫn còn tồn tại lâu dài.

“Đóng cửa” không có nghĩa là những kẻ hành ác sẽ được xóa bỏ những tội lỗi mà chúng đã gây ra trong trại lao động. Nhưng liệu rằng các nạn nhân có đang phải đối mặt với các hình thức ngược đãi mới hay không vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp.

Cùng với việc các lính canh và nhân viên của trại lao động phải chịu trách nhiệm bởi những tội lỗi của mình, thì những người ra lệnh và đưa ra các chính sách tàn bạo cũng phải chịu trách nhiệm, thậm chí là lớn hơn.

Các học viên chết vì bị tra tấn trong trại lao động

Trong một báo cáo do Minh Huệ Net đăng tải gần đây vào tháng 12 năm 2013, ít nhất 3.653 học viên đã chết trong khi bị giam giữ. Trong đó có 714 người bị giam trong nhiều trại lao động khác nhau thì xác định theo nơi giam giữ cuối cùng trước khi chết. Ít nhất 127 trại lao động được  xác nhận là có liên quan và dưới đây là bảng đăng thông tin của 10 trại lao động có số người tử vong nhiều nhất.

Mười trại lao động có số người chết nhiều nhất (trường hợp cái chết của các học viên Pháp Luân Công )

Sự tàn bạo tại nhiều trại lao động vẫn chưa được báo cáo, một phần là vì thông tin bị phong tỏa và sự dọa nạt của các quan chức, một phần vì các nạn nhân không muốn hay không thể nhớ lại những điều khủng khiếp [đã trải qua]. Nhưng qua những trường hợp thu được từ nhiều nguồn khác nhau, chúng ta cũng có được cái nhìn thoáng qua về sự tra tấn tàn bạo [ở trong các trại lao động].

Cô Cao Dung Dung, một kế toán của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Lỗ Tấn ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đã bị Trại lao động Long Sơn giam giữ vào tháng 07 năm 2003 bởi niềm tin vào Pháp Luân Công. Vào một ngày trong tháng 04 năm 2004, các lính canh đã sốc cô bằng dùi cui điện trong sáu giờ liên tục. Vết bỏng, máu và mủ phủ đầy mặt cô. Khuôn mặt xinh đẹp của cô Cao đã bị biến dạng. Khi đó cô chỉ mới 36 tuổi.

Học viên Pháp Luân Công cô Cao Dung Dung, một kế toán của Trường Cao đẳng Mỹ thuật Lỗ Tấn ở thành phố Thẩm Dương

Ngày 07 tháng 05 năm 2004, khuôn mặt cô Cao Dung Dung phủ đầy vết bỏng do bị sốc điện bằng dùi cui điện. Những bức ảnh này được chụp sau 10 ngày cô bị tra tấn.

Cô Cao đi tiểu ra máu và ăn uống khó khăn kể từ tháng 08 năm 2004. Lúc đó cô đang ở bên bờ vực của cái chết. Trưởng Bộ Tư pháp Thẩm Dương, cơ quan giám sát của Trại lao động Long Sơn, đã từ chối thả cô bất chấp lời cảnh báo liên tục của bác sĩ về tình trạng của cô.

Các học viên Pháp Luân Công đã giải cứu cô thành công vào tháng 10 năm 2004. Tuy nhiên, công an và chính quyền địa phương đã sớm tìm thấy cô và giam cô tại Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia vào tháng 03 năm 2005. Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia đã đưa cô đến một bệnh viện vào ngày 06 tháng 06 năm 2005. Cô đã chết vào ngày 16 tháng 06 năm 2005 ở tuổi 37. Theo bệnh viện, khi đến bệnh viện cô đã ở trong tình trạng nguy kịch.

Nỗi đau vẫn còn

Ông Cao Khoa, một giáo viên tiểu học ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị giam 13 lần vì tu luyện Pháp Luân Công, trong đó năm lần bị đưa vào các trại lao động. Sau khi nghe tin tức gần đây về việc bãi bỏ hệ thống trại lao động, ông nói: “Dù các trại lao động không còn nữa, nhưng những tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần mà họ gây ra cho tôi thì vẫn còn [tồn tại].”

Ông Cao Khoa, một giáo viên tiểu học ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang

Những báo cáo độc lập cũng xác nhận việc tra tấn và tính tàn bạo của nó tồn tại trong các trại lao động cưỡng bức. Vào tháng 04 năm 2013, Tạp chí Lens ở Trung Quốc đã công bố một bài viết dài 14 trang phơi bày việc lạm dụng ở Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia. Câu chuyện điều tra 20.000 từ dựa trên các cuộc phỏng vấn với khoảng 20 cựu tù nhân. Họ bị ngược đãi từ lao động cưỡng bức cho đến nhiều loại hình tra tấn bao gồm ghế cọp, giường chết, đóng trăn và biệt giam.

Các phương thức tra tấn trong “hắc lao”: ghế cọp, đánh đập tàn bạo, giường chết (kéo căng, còn gọi là ngũ mã phanh thây), sốc điện, treo lên bằng còng tay, bức thực, ghế sắt, tiêm thuốc lạ.

“Đóng cửa” trại lao động không đồng nghĩa với chấm dứt cuộc đàn áp

Trại lao động không làm chức năng của riêng nó. Nó bị giám sát bởi Bộ Tư pháp và thực thi luật của Phòng 610 cũng như Ủy ban Chính trị và Pháp luật. Đóng cửa trại lao động cưỡng bức có thể được xem là một tiến bộ nếu những thủ phạm kia phải chịu trách nhiệm, và hệ thống không bị thay thế bằng các loại hình tra tấn hay ngược đãi khác.

Thật không may, có rất ít bằng chứng về sự tiến bộ như vậy.

Tổ chức Ân xá Quốc tế đã đăng một báo cáo mới liên quan đến trại lao động cưỡng bức của Trung Quốc vào ngày 17 tháng 12. Báo cáo gọi việc đóng cửa hệ thống trại lao động là “một sự thay đổi bên ngoài” và kết luận rằng “rõ ràng là các chính sách cơ bản về việc trừng phạt những người hoạt động chính trị hay có tín ngưỡng vẫn không đổi. Việc lạm dụng và tra tấn vẫn tiếp tục, chỉ là theo một cách khác.”

Hệ thống trại lao động bắt nguồn từ một mạng lưới thực hiện hành vi vi phạm nhân quyền. Miễn là cái gốc vẫn còn, thì sự sụp đổ của nó có thể dễ dàng bị thay thế bởi những loại ngược đãi khác mà tiếp tục áp dụng lên những người Trung Quốc muốn tự do tín ngưỡng – như trường hợp của Pháp Luân Công.

Lịch sử của hệ thống trại lao động

Hệ thống trại lao động Trung Quốc bắt đầu vào năm 1957, theo sau các trại tù khổ sai gulag ở Liên Xô. Để dập tắt những ý kiến bất đồng, đặc biệt là những trí thức với tư tưởng tự do, nhà độc tài cộng sản Trung Quốc là Mao ban đầu đã khuyến khích họ tự do lên tiếng. Khi âm mưu dần dần phơi bày, 550.000 người đã bị phân loại là “cánh hữu” và sau đó bị gửi đến các nông trại hay các nơi tương tự ở khu vực nông thôn. Tiếp theo đó là lao động cưỡng bức cũng như tẩy não.

Một tỉ lệ lớn những nạn nhân đã bị chiến dịch chính trị này hãm hại trong một thập niên cho đến tận cuối cuộc Cách mạng Văn hóa. Bị tấn công bởi chiến dịch này và nhiều phong trào chính trị khác, nhiều người đã mất đi suy nghĩ độc lập và trở thành nô lệ cho hệ thống chuyên chế.

Mặc dù nó được lập ra chính thức là để “cải tạo lao động”, nhưng cái tên chỉ là lừa gạt. Mục đích chính là tẩy não và chủ yếu là lao động cưỡng bức, vì thế trại lao động cưỡng bức là thuật ngữ chính xác hơn để miêu tả nó. Một tài liệu tham khảo cho hệ thống trại lao động Xô Viết có thể tìm thấy trong Gulag Archipelago, một tập sách gồm ba phần dựa trên lời khai của nhân chứng và các tài liệu nghiên cứu sơ bộ.

Dù hệ thống đó đã tan rã trong thời Liên Xô cùng với sự sụp đổ của cộng sản, nó vẫn duy trì ở Trung Quốc. Mặc dù thời gian giam giữ lâu – thường là nhiều năm, hệ thống này không cần xét xử hay các quy trình tư pháp khác như hệ thống nhà tù. Vì vậy nó thường được các quan chức sử dụng để chuyên trừng phạt các mục tiêu của họ và đe dọa bất kỳ có thể sẽ đi theo con đường tương tự.

Khi các quan chức cộng sản quyết định cấm Pháp Luân Công vào tháng 07 năm 1999, họ đã nhanh chóng phát hiện rằng hệ thống trại lao động là một công cụ lý tưởng để giam giữ các học viên trong thời gian dài, ngoài nhà tù và trung tâm tẩy não. Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (UACIFR) tuyên bố trong báo cáo thường niên năm 2008 rằng hơn một nửa tù nhân của trại lao động là các học viên Pháp Luân Công. Nhìn chung, theo dữ liệu của Bộ Tư pháp Trung Quốc, có ít nhất 351 trại lao động vào cuối năm 2012.

Các trại lao động thường được mở rộng hay bổ sung phụ thuộc vào việc giam giữ thêm tù nhân. Ví dụ, sau khi cuộc bức hại bắt đầu, các tù nhân bị giam tại những trại lao động khác nhau ở tỉnh Quảng Tây đều bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức số 1 Quảng Tây, thành phố Nam Ninh. Khi số lượng các học viên tăng lên, một trại lao động khác, Trại lao động nữ Quảng Tây, đã được thành lập vào ngày 01 tháng 01 năm 2001, chuyên giam giữ các nữ học viên. Trại lao động mới này sau đó đã chuyển đến vị trí khác, địa điểm tốt hơn nhằm để các lính canh tra có thể tra tấn học viên bí mật hơn.

Tháng 12 năm 2013 Tổ chức Ân xá Quốc tế đã xác định rằng nhiều trại lao động chỉ đơn giản là đổi tên khi chúng được báo là “đóng cửa.” Nhiều trại đổi tên thành “trung tâm cai nghiện” và tiếp tục hoạt động như những cơ sở tùy tiện giam giữ và tra tấn.

Chính quyền Trung Quốc cũng đang ngày càng làm cho việc sử dụng cái gọi là “hắc lao”, “trung tâm cai nghiện” và “trung tâm giáo dục pháp lý” (một uyển ngữ của “trung tâm tẩy não”) thay thế cho các trại “cải tạo lao động”.

Hệ thống trại lao động cưỡng bức đã không hoạt động đơn lẻ. Nó chỉ là một trong nhiều công cụ của cuộc bức hại Pháp Luân Công. Trách nhiệm của những thủ phạm đã hành ác trong trại lao động không thể đơn giản là chối bỏ cùng với việc “đóng cửa”. “Đóng cửa” trại lao động không có nghĩa là xóa bỏ những gì đã xảy ra ở đó.

Bài liên quan (bản tiếng Hán):
https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/22/决不能因废除劳教放过累累罪恶-284325.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/29/劳教制度灭亡-凶手必受严惩-284818.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/4/144196.html

Đăng ngày 05-09-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share