Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-07-2014] Trong [bài viết] “Bí mật xung quanh những vụ tự sát của đảng viên Đảng cộng sản ở Trung Quốc”, tạp chí Wall Street đã đăng tải: “Một báo cáo của kênh truyền thông quốc gia gần đây đã gây xôn xao trên mạng cũng như các tạp chí của Đảng cộng sản khi tiết lộ rằng có ít nhất 54 quan chức của Trung Quốc đã tử vong ‘không rõ nguyên nhân’ trong năm 2013, và hơn 40% những cái chết này là tự sát.”

Từ Nghiệp An, Phó giám đốc Cục Giải quyết Khiếu nại Trung Quốc, đã tự sát tại phòng làm việc vào tháng 04 năm 2014, không đầy ba năm sau khi nhậm chức. Sự nghiệp của ông ta liên tục lên như diều gặp gió, bắt đầu từ một vị trí trong Cục Giải quyết Khiếu nại của tỉnh Hồ Bắc vào năm 1982. Theo như tin tức Trung Quốc địa phương đăng tải, ông Từ vốn không sống hạnh phúc, nhưng tình tiết xung quanh cái chết của ông ta vẫn chưa được làm rõ.

Cục Giải quyết Khiếu nại Quốc gia là cơ quan để người dân đến khiếu nại, hy vọng sẽ tìm thấy công lý sau khi thử hết các cách thức khác. Trong những năm đầu, sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu vào năm 1999, các học viên Pháp Luân Công là nhóm người đông nhất đến gặp các cấp khác nhau của cơ quan này. Nhiều người đã bị bắt giữ ngay khi vừa bước vào cơ quan này.

Trong khi nhiều người suy đoán rằng những vụ tự sát của các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể là do chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc, thì số người trong danh sách quan chức ĐCSTQ trong 15 năm diễn ra cuộc bức hại Pháp Luân Công cũng không thể xem nhẹ.

Do các học viên Pháp Luân Công kiên định giảng chân tướng về cuộc bức hại, nên ngày càng có nhiều người Trung Quốc biết đến sự tồn tại của cuộc bức hại tàn ác và điên cuồng này. Sau khi ĐCSTQ biến Pháp Luân Công trở thành kẻ thù của nó, nó đã hạ lệnh cho tất cả các nhân viên của mình phải thực thi một chính sách bức hại mang tính quốc gia để ép các học viên phải từ bỏ đức tin của mình.

Mặc dù biết rằng cuộc đàn áp này là sai trái và các học viên là vô tội và không [làm] bất kỳ điều gì sai, những việc làm xấu xa [kéo dài] nhiều năm qua đã tạo nên những tội ác cực đại và không ít căng thẳng cho những quan chức này. Khi các học viên vạch trần những kẻ tội phạm, nhiều người dân địa phương hy vọng rằng những kẻ hành ác này sẽ gặp quả báo, theo đúng như truyền thống của Trung Quốc – “Gieo nhân nào gặt quả ấy”.

Tính đến năm 2013, dựa trên những thông tin thu thập được trên website https://vn.minghui.org, có tới hơn 20.000 quan chức ĐCSTQ đã gặp báo ứng kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu. Các học viên Pháp Luân Công đã thu thập những trường hợp này để cảnh báo những người khác đang làm điều ác, và giúp họ tránh gặp phải vận mệnh tương tự.

Mặc dù những cái chết bất đắc kỳ tử là hình thức phổ biến nhất của quả báo, nó có thể có nhiều hình thức khác nữa, thậm chí có cả hình thức kỷ luật trong hệ thống của ĐCSTQ.

Ba tháng sau Đại hội toàn quốc lần thứ 18 của ĐCSTQ vào tháng 11 năm 2012, đã có 340 bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, một cơ quan chủ chốt trong việc đàn áp các học viên Pháp Luân Công đã bị chết do bị giết chết, tai nạn xe hơi, mắc bệnh hiểm nghèo, hoặc là bị sa thải và bị điều tra nội bộ.

18 quan chức cấp tỉnh trở lên đã bị sa thải. 12 quan chức cao cấp của Ủy ban Chính trị và Pháp luật, phần đa là cộng sự của Giang Trạch Dân và Chu Vĩnh Khang trong cuộc đàn áp các học viên Pháp Luân Công, đã tự tử.

Theo một báo cáo của Ủy ban Chính trị và Pháp Luật của ĐCSTQ lên cấp trên, có tổng cộng 453 quan chức Ủy ban Chính trị và Pháp luật đã bị bắt từ năm tháng 11 năm 2012 đến tháng 01 năm 2013.

Dưới đây là một vài ví dụ về các quan chức Trung Quốc chịu báo ứng:

Lô Quang, phó Trưởng Công an huyện Hoa Nam, tỉnh Hắc Long Gaing, chết vì ung thư não vào ngày 11 tháng 06 năm 2014, ở tuổi 53.

Quách Điện Trung, Bí thư đảng bộ thôn Miếu Loan, thị trấn Long Môn Sở, huyện Xích Thành, tỉnh Hà Bắc, đã bị ngã xe máy và chết vào tháng 06 năm 2014.

Trần Tần Lai, Trưởng Đồn Cảnh sát Kiến Thiết ở thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc, đã bị đột quỵ ngay tại bàn làm việc và chết do bị đau tim. Ông ta mới chỉ ở tuổi 46.

Đàm Lực, Phó chủ tịch tỉnh Hải Nam, đã bị tiến hành điều tra hình sự vào ngày 08 tháng 07 năm 2014.

Tào Đại Vĩ, Giám đốc Trung tâm tẩy não ở Vãn Tình Sơn Trang, Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, đã chết do bị đau tim vào ngày 04 tháng 02 năm 2014, ở tuổi 54.

Lưu Xuân Hiểu, Đại đội trưởng Đại đội 16 của Nhà tù Thái Lai ở tỉnh Tề Tề Cáp Nhĩ, đã chết vì ung thư gan vào tháng 12 năm 2013.

Nhiều trường hợp hơn đã xảy ra vào nữa đầu năm 2014:

Hà Huệ hùng, Trưởng phòng 610 ở thành phố San Vĩ, tỉnh Quảng Đông, đã chết do bị tai nạn.

Phù Nghĩa Bình, Phó thôn Tân Phường, huyện Quế Đông, tỉnh Hồ Nam, đã bị chết vì tai nạn xe máy.

Đào Tự Vĩ, Đội phó Đội hình sự của Cục Công an thành phố Y Xuân tỉnh Hắc Long Giang, đã bị chết vì tai nạn xe hơi.

Hiện trường cái chết của Đào Tự Vĩ

So với những tin tức mà ĐCSTQ phong tỏa, đặc biệt là liên quan đến những kẻ hành ác gặp quả báo, thì có thể còn có rất nhiều những trường hợp bị quả báo như vậy đang diễn ra mà không được ghi nhận. Tuy nhiên, những vụ việc dạng này có khuynh hướng ngày càng gia tăng về tần suất và mức độ nghiêm trọng là điều rõ ràng không thể chối cãi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/7/19/从张狂到惊惶-作恶者遭恶报愈发密集惨烈-294899.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/8/25/2676.html

Đăng ngày 03-09-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share