[MINH HUỆ 22-12-2013] Tiếp theo Phần 1Phần 2.

14 năm phản bức hại đã chứng minh nguyên lý vĩnh cửu – chính luôn thắng tà. Bài báo này và Phần 2 đã trình bày các mốc thời gian và những trường hợp cụ thể nhằm để lại một ghi nhận cho lịch sử, cũng như đưa ra một lời cảnh báo đối với những ai đang tham gia cuộc bức hại.

Những sự kiện lớn được đưa ra trong bài báo này, cũng là phần cuối trong loạt bài ba phần, theo các mục sau:

Bên ngoài Trung Quốc: Những nghị quyết và ủng hộ Quốc tế khác đối với việc ĐCSTQ đưa cuộc bức hại ra bên ngoài để ngăn chặn các nỗ lực pháp lý và kết quả

Bên trong Trung Quốc: Các nỗ lực pháp lý và kết quả người Trung Quốc ủng hộ các học viên Pháp Luân Công

Những nghị quyết và ủng hộ Quốc tế khác

Tháng 11 năm 1999, Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ nhất trí thông qua một nghị quyết đồng thời yêu cầu Trung Quốc chấm dứt bức hại Pháp Luân Công.

Hạ viên Hoa Kỳ đã thông qua một nghị quyết vào tháng 07 năm 2002 “bày tỏ quan điểm của Quốc hội rằng Chính phủ Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa nên chấm dứt bức hại các học viên Pháp Luân Công. ”

Vào ngày 06 tháng 11 năm 2002, Thị trưởng Chicago và toàn bộ hội đồng đã thông qua một nghị quyết đối với Pháp Luân Công, lên án cuộc đàn áp và tội ác chống lại Pháp Luân Công và yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ điều tra về những hành động phi pháp sách nhiễu những công dân Hoa Kỳ tu luyện Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc và đại sứ Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc và các đại sứ của nó có thể bị kiện theo luật và có thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ.

Tháng 10 năm 2004, Hạ viên Hoa Kỳ đã thông qua một nghị quyết khác để lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Tháng 03 năm 2010, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết 605 “Ghi nhận sự bức hại không ngừng suốt 11 năm đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc của ĐCSTQ nhằm tiêu diệt phong trào tinh thần Pháp Luân Công và kêu gọi ngay lập tức chấm dứt chiến dịch đàn áp, đe dọa, bỏ tù và tra tấn các học viên Pháp Luân Công.”

Tháng 12 năm 2013, Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết bày tỏ “quan ngại sâu sắc trước các báo cáo liên tục và đáng tin cậy về hoạt động mổ cướp nội tạng có hệ thống do nhà nước hậu thuẫn từ các tù nhân lương tâm không tự nguyện hiến tặng, bao gồm một lượng lớn các học viên Pháp Luân Công bị cầm tù vì niềm tin tín ngưỡng của họ, ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” và kêu gọi “chấm dứt ngay lập tức cuộc bức hại kéo dài 14 năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với môn tu luyện tinh thần Pháp Luân Công.”

Năm 2013, một nghị quyết tương tự ở Hoa Kỳ đang chờ Tiểu ban châu Á của Ủy ban đối ngoại thông qua.

Các thành viên của Nghị viện châu Âu chỉ ra rằng nguyên nhân chính của nạn mổ cướp tạng trên diện rộng tại Trung Quốc chính là cuộc bức hại toàn quốc đối với Pháp Luân Công. Ông Edward McMillan-Scott, phó chủ tịch Nghị viện châu Âu, xác nhận rằng cuộc bức hại như là một cuộc diệt chủng theo luật quốc tế.

Nỗ lực đưa cuộc bức hại ra nước ngoài của ĐCSTQ bị cản trở

Ngày 06 tháng 12 năm 2001, các học viên Pháp Luân Công ở Canada đã kiện Thời báo Trung Quốc tại Montreal vì lăng mạ Pháp Luân Công. Ngày 10 tháng 12, tòa án ban hành một lệnh bảo vệ yêu cầu Thời báo Trung Quốc ngừng đưa ra ý kiến phỉ báng Pháp Luân Công. Nỗ lực đưa cuộc bức hại ra nước ngoài của ĐCSTQ đã bị cản trở.

Ngày 03 tháng 02 năm 2004, Tòa án tối cao Ontorio của Canada đã kết án phó tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Toronto, Phan Tân Xuân, vì tội lăng mạ học viên Joel Chipkar ở Toronto, và ra lệnh cho Phan phải bồi thường thiệt hại. Đây là lần đầu tiên các học viên Pháp Luân Công thắng kiện pháp lý đối với các nhà ngoại giao Trung Quốc vì bức hại Pháp Luân Công ở hải ngoại. Một lần nữa ĐCSTQ thất bại nghiêm trọng trong việc đưa bức hại ra nước ngoài.

Ngày 14 tháng 12 năm 2006, các học viên Pháp Luân Công đã thắng vụ kiện kéo dài một năm rưỡi đối với Ngoại trưởng Australia Alexander Downer. Downer không thể cung cấp đủ bằng chứng để biện minh cho hành động của ông ta, và phải ngừng cấp lệnh ngăn cản người biểu tình giương biểu ngữ bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc ở Sydney. Ông ta cũng đồng ý trả 20.000 đô-la Úc. Nỗ lực đưa cuộc bức hại ra nước ngoài của ĐCSTQ lại phải chịu một thất bại lớn.

Ngày 03 tháng 06 năm 2008, thẩm phán Ts. Lannolo của Tòa án Hình sự Rome tuyên bố tờ Thời báo Trung Quốc của Trung Quốc đã phỉ báng Pháp Luân Công và tất cả bị cáo, bao gồm giám đốc Thời báo Trung Quốc, chủ biên tập và tác giả bài báo đã phạm tội.

Những nỗ lực pháp lý và kết quả bên ngoài Trung Quốc

Vào tối ngày 06 tháng 04 năm 2001, học viên Pháp Luân Công ông Bành Mẫn ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã bị ĐCSTQ bức hại đến chết. Mẹ của ông Bành cũng chết trong tháng đó, nguyên nhân dẫn đến cái chết của bà vẫn chưa rõ.

Ông Bành Mẫn

Ngày 17 tháng 07 năm 2001, hai luật sư nhân quyền người Hoa Kỳ đã giúp anh trai của ông Bành Mẫn đệ đơn kiện ở New York chống lại Triệu Chí Phi, giám đốc Cục công an và là nhân vật số hai của Phòng 610 tỉnh Hồ Bắc bởi cái chết của em trai Bành Mẫn và người mẹ Lý Oánh Tú.

Đơn kiện buộc tội Triệu bởi những cái chết oan, tra tấn, tội ác chống lại loài người và những sự vi phạm nhân quyền quốc tế đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại quê nhà của ông ta ở Hồ Bắc. Thẩm phán Denise Cote của Tòa án Hoa Kỳ đã xét xử vắng mặt ông ta vào ngày 21 tháng 12 năm 2001.

Chu Vĩnh Khang, khi đó là Bí thư ĐCSTQ tỉnh Tứ Xuyên, cũng bị kiện ở Hoa Kỳ vì những tội ác tương tự vào năm 2001.

Trong chuyến thăm Chicago, Giang Trạch Dân, Tổng bí thư ĐCSTQ, đã bị kiện vào ngày 22 tháng 10 năm 2002 vì bức hại các học viên Pháp Luân Công. Một đơn khiếu nại pháp lý cáo buộc tội tra tấn và diệt chủng đã được nộp lên Tòa án Hoa Kỳ của khu vực Bắc Illinois.

Ngày 17 tháng 10 năm đó, Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng và La Cán đã bị các học viên Pháp Luân Công tố cáo đến Ủy ban Chống Tra tấn Quốc tế và Ủy ban Nhân quyền Quốc tế của Liên Hợp Quốc. Lý Lan Thanh, giám đốc Phòng 610 và là thứ trưởng Trung Quốc, đã bị kiện ở Pháp. Lưu Kỳ, thị trưởng Bắc Kinh, và Hạ Đức Nhân, phó chủ tịch tỉnh Liêu Ninh, cũng bị kiện ở Hoa Kỳ.

Minh Huệ Net, trang tin chính thức của Pháp Luân Công, đã công bố một thông báo vào ngày 14 tháng 11 năm 2003, đề nghị các học viên ở Trung Quốc giữ lại bằng chứng về cuộc đàn áp và chuyển ra ngoài Trung Quốc.

Năm 2003, kẻ chủ mưu của cuộc đàn áp, Giang Trạch Dân, đã bị kiện ở Thụy Sỹ, Bỉ, Đức, Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Đài Loan. La Cán và Lý Lan Thanh cũng bị kiện ở nhiều quốc gia trong cùng thời điểm. La Cán bị kiện ở bốn quốc gia: Ai-len, Phần Lan, Ắc-me-ni-a và Môn-đô-va. Ngô Quan Chính, thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị và là bí thư tỉnh Sơn Đông, cũng bị kiện ở Síp.

Trang tin Pháp Võng Khôi Khôi đã gửi hai báo cáo hơn 4.000 trang đến cơ quan giám sát nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Các báo cáo chứa thông tin của hơn 11.000 công an, viên chức ĐCSTQ và những người trực tiếp chịu trách nhiệm cho cuộc đàn áp.

Ngày 20 tháng 01 năm 2003, Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) đã được thành lập tại Hoa Kỳ. Tổ chức xác định vụ tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn là trường hợp bị điều tra đầu tiên.

Ngày 30 tháng 09 năm 2003, Liên minh Toàn cầu đưa Giang ra công lý đã được thành lập tại Washington D.C. Ngày 26 tháng 11, tổ chức đã nộp đơn khiếu kiện Giang Trạch Dân đến Chánh án của Tòa án Quốc tế ở Hague vì tội ác của ông ta trong cuộc bức hại Pháp Luân Công và yêu cầu đưa Giang Trạch Dân ra xét xử.

Ngày 08 tháng 12 năm 2003, Ủy ban Trù bị Quốc tế của Tòa án Đặc biệt cho Cuộc bức hại Pháp Luân Công được thành lập với trụ sở ở Hoa Kỳ nhằm thúc đẩy việc thành lập một Tòa án Quốc tế Đặc biệt cho Cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Năm 2004, những người phụ trách thi hành cuộc bức hại gồm có Giang Trạch Dân, La Cán, Lưu Kinh, Chu Vĩnh Khanh, Lý Lan Thanh, Giả Khánh Lâm, Lý Trường Xuân, Hoàng Cúc và Bạc Hy Lai đã lần lượt bị kiện ở hải ngoại.

Sau một năm xét xử, vào ngày 08 tháng 12 năm 2004, thẩn phán Wilkin của Tòa án Hoa Kỳ Bắc California khẳng định phán quyết của một quan tòa rằng bí thư ĐCSTQ Bắc Kinh, Lưu Kỳ, phải chịu trách nhiệm về những tội ác tra tấn và chống lại loài người được thực hiện thông qua công an dưới quyền của ông ta trong cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Trần Chí Lập, cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và khi đó là một thành viên của Hội đồng Quốc gia, đã bị buộc phải ra tòa ở Tan-gia-nia vào ngày 19 tháng 07 năm 2004. Bà ta đã bị kiện trong chuyến thăm Tan-gia-nia bởi một nhóm luật sư nhân quyền quốc tế đại diện cho các học viên Pháp Luân Công đang bị bức hại tại Trung Quốc.

Ngày 05 tháng 03 năm 2004, Nhóm Điều tra Bắt giữ Phi pháp của Liên Hợp Quốc đã đi đến một kết luận đối với việc bắt giữ các học viên Lý Lăng và Bùi Kế Lâm. Nhóm kết luận rằng các học viên Pháp Luân Công phải được bảo vệ theo tuyên bố nhân quyền thế giới và chính quyền Trung Quốc phải làm theo Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và bãi bỏ án phạt đối với Lý Lăng và Bùi Kế Lâm. Kết luận này của Liên Hợp Quốc đã tái khẳng định về tính phi pháp đối với cuộc bức hại Pháp Luân Công. Nó là một tài liệu tham khảo quan trọng cho các quan chức ĐCSTQ chịu trách nhiệm về cuộc đàn áp.

Năm 2005, Giang Trạch Dân, cùng với đồng bọn là Lý Lan Thanh, Tăng Khánh Hồng, La Cán, Chu Vĩnh Khanh, Lưu Kinh, Bạc Hy Lai, Đinh Quan Căn, Từ Vĩnh Dược (trưởng Bộ An ninh Quốc gia), Hạ Đức Nhân (thị trưởng Đại Liên), và những người khác đã bị kiện ở Anh, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Pê-ru, Bỉ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Canađa và Tây Ban Nha.

Năm 2006, Giang Trạch Dân và đồng bọn La Cán, Lý Phượng Thanh, Lưu Kỳ, Giả Khánh Lâm, Bạc Hy Lai và Diệp Tiểu Văn (trưởng Ban Tôn giáo) đã bị kiện ở Úc, U-crai-na, Thụy Sỹ, Canada và Hoa Kỳ.

Năm đó, Trần Trung Hoa, hiệu trưởng của học viện cấy ghép tạng của Bệnh viện Đồng Tế, Vũ Hán, Trung Quốc và Chu Đồng Ngọc, giám đốc văn phòng nghiên cứu cấy ghép tạng của Bệnh viện Trung Sơn ở Thượng Hải, và Trầm Trung Dương, giám đốc trung tâm cấy ghép tạng Đông phương, đã bị cáo buộc ở Hoa Kỳ vì tội ác tra tấn bằng cách mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống.

Năm 2007, Giang Trạch Dân, La Cán, Lý Phượng Thanh và Lưu Kỳ bị cáo buộc ở Úc và Giả Khánh Lâm bị cáo buộc ở Nhật Bản.

Năm 2007, Bạc Hy Lai bị kiện ở Úc. Ông ta đã bị cáo buộc có tội trong một phiên tòa xét xử vắng mặt.

Ngày 18 tháng 11 năm 2007, Tòa án Hiến pháp Tây Ban Nha đã chấp nhận trường hợp kiện Giang Trạch Dân và La Cán của các học viên Pháp Luân Công. Tất cả thẩm phán trong tòa án số 2 đều đồng ý rằng hành vi phạm tội diệt chủng của ĐCSTQ đối với các học viên Pháp Luân Công phải bị điều tra.

Những nỗ lực pháp lý và kết quả ở bên trong Trung Quốc

Ngày 29 tháng 08 năm 2000, học viên Hồng Kông, Chu Kha Minh, và học viên Bắc Kinh, Vương Kiệt, đã gửi đơn khiếu nại pháp lý đến Viện kiểm sát Nhân dân Trung Quốc tối cao, yêu cầu Giang Trạch Dân và hai đồng phạm của ông ta phải bị xét xử vì vi phạm Hiến pháp Trung Quốc và nhiều điều luật khác trong cuộc bức hại Pháp Luân Công tàn bạo.

Năm 2004, các cáo buộc liên tục xuất hiện ở Trung Quốc. Ví dụ, vào tháng 11, người thân của 241 học viên Trung Quốc đã gửi thư tố cáo đến Hội đồng Nhân dân Quốc gia (NPC), Viện kiểm sát Tối cao, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát Tối cao tỉnh Hồ Nam, Bộ tư pháp tỉnh Hồ Nam, Việc kiểm sát của các cấp và thành phố khác nhau ở tỉnh Hồ Nam, và Văn phòng Pháp luật, cáo buộc công an tại Nhà tù Xích Sơn ở Nguyên Giang, tỉnh Hồ Nam về tội tra tấn thân nhân của họ và yêu cầu trừng phạt những kẻ phạm tội.

Cuối năm 2004, luật sư Cao Trí Thịnh đã gửi một bức thư ngỏ đến Ngô Bang Quốc, chủ tịch Hội đồng Nhân dân, đề cập đến việc vi phạm tàn bạo của bộ phận thực thi pháp luật đối với quyền công dân của các học viên Pháp Luân Công. Ông Cao cũng kêu gọi chính quyền công nhận quyền công dân của các học viên. Sau đó ông đã gửi hai bức thư ngỏ khác đến các quan chức ĐCSTQ cấp cao, mạnh mẽ thôi thúc chấm dứt đàn áp Pháp Luân Công. Đây là lần đầu tiên các luật sư ở Trung Quốc chính thức và công khai ủng hộ Pháp Luân Công.

Vào ngày 09 tháng 10 năm 2005, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) tuyên bố rằng mọi viên chức ĐCSTQ nên lập tức ngừng tham gia đàn áp Pháp Luân Công. Họ sẽ phải chịu trách nhiệm về tội ác của bản thân thông qua các vụ kiện dân sự và hình sự. Tuyên bố cũng đề nghị những ai hiểu rằng họ đã làm sai hãy gửi lời xin lỗi đến Minh Huệ Net hay các Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp địa phương khác nhau.

Vào ngày 28 tháng 06 năm 2007, Chu Kha Minh và một học viên Pháp Luân Công Hồng Kông khác, Phó Học Anh, đã nộp đơn khiếu nại dân sự đến Tòa án Tối cao Hồng Kông, cáo buộc Giang Trạch Dân, Lý Lan Thanh và La Cán về tội tra tấn và chống lại loài người. Tòa án Hồng Kông đã ban Lệnh cho phép tống đạt ngoài tư pháp vào ngày 09 tháng 08. Đây là một bước đột phá mới trong vụ kiện tụng phản bức hại.

Một bản sao hai trang của Lệnh cho phép tống đạt ngoài tư pháp

Vào ngày 27 tháng 04 năm 2007, Tòa án Nhân dân Trung thẩm thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc đã mở phiên tòa xét xử lần thứ hai đối với các học viên Pháp Luân Công trong gia đình của Vương Ba. Sáu luật sư từ Bắc Kinh đã vượt qua các can nhiễu của ĐCSTQ và đã biện hộ vô tội đồng thời bảo vệ quyền lợi cho các học viên.

Các luật sư chính trực lên tiếng rằng: “Hiến pháp tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và bảo vệ nhân quyền.” Các luật sư chỉ ra rằng cuộc bức hại Pháp Luân Công là không có cơ sở pháp lý và vi phạm pháp luật Trung Quốc và Hiến pháp. Những bản án và hình phạt đối với các học viên Pháp Luân Công là phi pháp; mọi tổ chức và cá nhân tham gia bắt giữ và xét xử các học viên Pháp Luân Công là phạm tội.

Sáu luật sư biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công với một ý thức công lý mạnh mẽ. Nó cũng thể hiện sự quyết tâm và lòng can đảm của các luật sư Trung Quốc chính nghĩa. Sau trường hợp này, ngày càng nhiều luật sư dũng cảm bước ra lên tiếng cho học viên Pháp Luân Công.

ĐCSTQ luôn ngăn cấm luật sư biện hộ cho các học viên Pháp Luân Công bằng những cách đê hèn như rút giấy phép hành nghề, theo dõi, khủng bố, bắt giữ, đưa họ đi lao động cưỡng bức và kết án họ với bằng chứng ngụy tạo. Nhưng không gì có thể ngăn cản sự thức tỉnh lương tâm hay ý thức về công lý và lòng can đảm của các luật sư.

12 luật sư đã thành lập một nhóm để biện hộ cho một vụ án ở Đại Liên vào năm 2013. Ngày 21 tháng 06, 13 học viên Pháp Luân Công ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh đã bị xét xử phi pháp ở một tòa án thuộc quận Tây Cương, Đại Liên.

12 luật sư đã tham gia phiên tòa. Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát và tòa án tối cao của tỉnh Liêu Ninh cũng đều đến Đại Liên để tham gia phiên xử này. Phiên tòa kết thúc vào buổi tối. Tòa án quận Trung Sơn, Đại Liên bị cho là muốn tiếp tục xét xử vụ án này. Trong một thông báo rất ngắn, nó quyết định tiếp tục phiên xử vào ngày 05 tháng 07. Các luật sư đã tổ chức một nhóm đến vào ngày 05 tháng 07.

Sáng hôm đó, chánh án Tòa án Trung Sơn đã đổi ngày xử nhằm đối phó với sự phản đối của các luật sư. Việc các luật sư đến cùng nhau là rất mạnh mẽ và có hiệu lực, và chứng minh quyết tâm và sức mạnh to lớn của các chuyên gia pháp lý Trung Quốc trong việc chống lại cuộc bức hại. Điều này cũng cho thấy sự cải thiện môi trường tổng thể ở Trung Quốc.

Người dân Trung Quốc ủng hộ các học viên Pháp Luân Công

Năm 2003 người dân Trung Quốc đã hiểu hơn về tình huống đằng sau cuộc bức hại và một số thậm chí còn bảo vệ các học viên Pháp Luân Công. Phòng 610 quận Hồng Sơn, thành phố Vũ Hán đã thiết lập các phiên tẩy não ở khu vực Cửu Phong Hương. Chính quyền trung ương sẽ trả 6.000 nhân dân tệ cho chính quyền địa phương đối với mỗi học viên Pháp Luân Công tham gia.

Vì muốn có tiền, vào tối ngày 10 tháng 04, công an thị trấn Hoa Sơn, quận Hồng Sơn và người của Phòng 610 thị trấn đã lái ba xe hơi đi bắt giữ phi pháp học viên Pháp Luân Công, Lý Cửu Lan. Lý Cửu Lan cho rằng cô không có tội và đã từ chối hợp tác.

Chồng cô, không phải là học viên, đã tranh luận với công an và không cho họ đưa cô đi. Con của họ giữ chân mẹ lại và khóc thét lên khiến người dân cảm thấy khó chịu. Dân làng đã nổi giận và lên án kẻ xấu. Một số người chạy đến xe công an và kéo Lý Cửu Lan ra ngoài. Sự việc xảy ra trong vòng nửa giờ.

Vào năm 2004 có nhiều trường hợp người dân Trung Quốc bảo vệ các học viên Pháp Luân Công. Ví dụ, vào ngày 08 tháng 08, sáu công an ở huyện Hy Thủy, Hồ Bắc đã xông vào nhà của Diêu Vọng Lai, một học viên Pháp Luân Công tại thôn Cửu Bình, thị trấn Chu Điếm, Hy Thủy và cố bắt cóc ông. Người nhà ông Diêu đã tranh luận với họ để ngăn chặn việc bắt giữ.

Công an bực tức bắt đầu sử dụng bạo lực đã gây sốc cho dân làng. Người dân từ các trang trại, cánh đồng và khu nhà gần đó đã chạy đến nhà ông Diêu. Thậm chí trưởng thôn cửu bình cũng kêu gọi công an không được bắt giữ người tốt. Nhưng công an rất cứng rắn và kiên quyết bắt giữ ông Diêu. Hơn 100 dân làng đã đối mặt với sáu công an. Cuối cùng công an phải đầu hàng và nhanh chóng bỏ đi.

Vào tháng 09 năm 2005 và tháng 03 năm 2006, 1.061 thân nhân của các học viên Pháp Luân Công ở thành phố Chu Châu, tỉnh Hà Nam đã viết thư gửi đến các tổ chức nhân quyền quốc tế, hối thúc họ chú ý đến cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở trại lao động cưỡng bức Bạch Mã Long.

Ngày 09 tháng 12 năm 2006, thân nhân của 2.500 học viên Pháp Luân Công đã gửi thư đến các tổ chức nhân quyền quốc tế lần thứ hai, hối thúc họ giúp chấm dứt cuộc đàn áp tàn bạo các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ phi pháp ở trại lao động nữ Bạch Mã Long, thành phố Chu Châu, tỉnh Hồ Nam.

Lời thỉnh cầu trên quy mô lớn và thông tin đã gây sốc, thu hút sự chú ý từ cộng đồng quốc tế. Hành động này cũng khiến nhiều người hơn trong nhiều khu vực công khai lên tiếng chống lại sự bất công đối với Pháp Luân Công. Những chuỗi sự kiện này đã đánh dấu sự thay đổi môi trường ở Trung Quốc Đại lục và sự thay đổi lớn trong tâm người dân.

Vào năm 2006 nhiều câu chuyện về người dân Trung Quốc bảo vệ các học viên Pháp Luân Công xảy ra. Ví dụ, tối ngày 17 tháng 09, đồn công an phố Hồng Đảo ở quận Thành Dương, thành phố Thanh Đảo đã ra lệnh cho nhân viên bảo vệ bắt giữ học viên Pháp Luân Công, Triệu Vũ Quần, ở thôn Hồng Đảo Tây Đại Dương.

Khi dân làng nghe tin, họ đã chạy ra ngoài, bao vây công an và để ông Triệu Vũ Quần chạy thoát. Dân làng cũng ngăn công an dùng vợ ông Triệu làm con tin, và buộc họ từ bỏ việc bắt giữ phi pháp.

Vào năm 2008 nhiều thành viên gia đình và người dân ở Trung Quốc Đại lục đã đứng lên và công khai chống lại cuộc bức hại. Ví dụ, vào ngày 31 tháng 10, tòa án ở quận Tân Hoa Xã, thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc đã xét xử phi pháp học viên Pháp Luân Công, bà Vương Tam Anh. Hai luật sư đại diện đã biện hộ vô tội cho bà Vương theo luật.

Công tố viên và thẩm phán đã không nói gì đến phút cuối phiên xử. Nhưng tòa án vẫn bắt giữ phi pháp bà Vương Tam Anh mà không chịu thả. Gần 40 thân nhân và bạn bè của bà Vương đã ký vào một đơn kiến nghị yêu cầu tòa án thả bà ngay lập tức.

Tháng 02 năm 2009, những công dân chính nghĩa ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh đã gửi một tờ đơn đòi công lý cho học viên Từ Đại Vi. Tin tức này đã đến tai các lãnh đạo ĐCSTQ, bao gồm Chu Vĩnh Khanh và La Cán.

Từ Đại Vi sống ở thị trấn Anh Ngạch Môn, huyện Thanh Nguyên, thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, đã được thả ra sau khi bị tra tấn trong tù trong tám năm. Anh đã qua đời sau 13 ngày được thả. Anh chỉ mới 36 tuổi. Dân làng địa phương đã tức giận và lái hai xe tải lớn chở người đến nhà tù Đông Lăng để đòi công lý.

Không nhận được phản hồi từ nhà tù, 376 người ở năm thôn đã ký vào một đơn kiến nghị phơi bày sự tra tấn anh Từ trong tù. Điều này đã gây sốc đến các lãnh đạo ĐCSTQ cấp cao, bao gồm Chu Vĩnh Khanh và La Cán. Họ đã hối thúc lực lượng an ninh địa phương và văn phòng pháp lý thực hiện một nỗ lực càn quét lớn nhằm khủng bố và điều tra thôn. Họ đã điều tra người khởi xướng đơn kiến nghị, còng tay em trai anh Từ, truy lùng vợ anh Từ, sách nhiễu và hăm dọa gia đình mẹ vợ anh Từ, gây nên một sự xáo trộn lớn. Nhưng người dân chính nghĩa đã không hối hận vì ủng hộ anh Từ.

Bản sao của một số trong 376 chữ ký

Việc bắt giữ Lý Lan Khuê và Cổ Chí Giang, các học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hà Bắc, đã làm dấy lên một sự phản đối kịch liệt tại địa phương vào đầu năm 2013. Nhiều nhóm người đã ký vào một đơn kiến nghị vào tháng 03 kêu gọi thả họ. Lượng chữ ký cuối cùng đạt 10.955. Vào tháng 05 hơn 2.000 người dân địa phương đã ký đơn kêu gọi thả bà Đái Mĩ Hà, người đã bị kết án 5 năm vì tin vào Pháp Luân Công.

Các bản sao của một số trong 10.955 chữ ký ủng hộ các học viên Pháp Luân Công Lý Lan Khuê và Cổ Chí Giang

Những sự thỉnh nguyện tương tự đã xuất hiện trên khắp Trung Quốc: 626 chữ ký ở Hà Bắc, 900 ở Vũ Hán, 400 ở Thông Thành, Hồ Bắc, cho thấy rằng ngày càng nhiều người Trung Quốc đã vượt qua sự sợ hãi ĐCSTQ và lên tiếng vì công lý.

Lời kết

Trong 14 năm qua, ngày càng nhiều người hiểu sự thật về Pháp Luân Công và cuộc đàn áp. Người dân đã thấy các học viên là người tốt và vì thế đã đứng lên nhằm chấm dứt cuộc đàn áp. Câu chuyện những người phản đối cuộc bức hại thực sự cao cả và cảm động. Họ đã chứng minh sự vĩ đại của giai đoạn này trong lịch sử và cho người dân thấy niềm hy vọng của Trung Quốc!

Trong hành trình 14 năm phản bức hại, nhiều người dân Trung Quốc và nước ngoài đã chứng tỏ lương tâm và lòng dũng cảm của họ trong cuộc đàn áp sâu rộng và tàn ác nhất trong lịch sử loài người. Họ đã thành công trong vai trò của mình ở giây phút lịch sử trọng đại này.

Càng về sau xu hướng càng rõ ràng: cái ác bị trừng phạt và công lý sẽ được duy trì.

Các bài liên quan (bản tiếng Hán):

https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/22/284334.html
https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/23/284335.html
https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/24/284337.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/12/22/十四年反迫害-扫除邪恶(上)-284334.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/1/1/144021.html

Đăng ngày 05-09-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share