Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 10-04-2014] Hai vị Trưởng Phòng 610 của thành phố Hoàng Cương, tỉnh Hồ Bắc, đã chết trong vòng hai tháng kể từ khi nhậm chức, và từ đó những viên chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khác đã cố tình tránh né vị trí này.
Phòng 610 là một đơn vị an ninh thuộc nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, được đặt tên theo ngày thành lập là 10 tháng 06 năm 1999. Nó được thành lập chỉ để phối hợp và thi hành việc bức hại Pháp Luân Công, tương tự như tổ chức Gestapo ở Đức vào Thế chiến II.
Nhiều người làm việc cho Phòng 610, bao gồm công an, công tố viên, và nhân viên hệ thống tòa án, đã chết kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Thậm chí một số người còn gọi chức vụ Trưởng Phòng 610 là “chức vị tử vong,” vì những ai tích cực bức hại Pháp Luân Công dường như tỉ lệ gặp ác báo đều cao hơn những người ở vị trí khác rất nhiều.
Trưởng Phòng 610 đầu tiên của thành phố Hoàng Cương là Trương Thạch Minh, cũng là Phó Tổng bí thư của thành phố Hoàng Cương thuộc ĐCSTQ. Ông ta đã bị đột quỵ và chết vào ngày 13 tháng 02 năm 2005 ở tuổi 48.
Gia đình nói rằng sau khi Trương chết, họ thấy tiếc là Trương đã không nghe lời khuyên của các học viên Pháp Luân Công. Các học viên đã nhiều lần khuyên ông ta ngừng bức hại Pháp Luân Công. Ban đầu ông ta còn dè dặt, nhưng sau đó đã làm theo lệnh cấp trên, và cuối cùng mất đi cả sinh mệnh.
Trưởng Phòng 610 thứ hai là Vương Khắc Vũ, đã bị chẩn đoán ung thư gan vào năm mà ông ta bắt đầu nhận chức. Ông ta đã chết vào ngày 02 tháng 04 năm 2005, không lâu sau khi được thăng chức trưởng phòng.
Hai vị Trưởng Phòng 610 đầu tiên chết cách nhau hai tháng đã khiến các quan chức của đảng chấn động. Không ai muốn nhận chức vụ này kể từ khi hai người trẻ tuổi ban đầu chết đi. Thị ủy Hoàng Cương phải đề bạt những người ở cấp huyện lên thay.
Người thứ ba kế nhiệm vị trí Trưởng Phòng 610 là Phạm Tòng Chính ở thành phố Ma Thành. Ông ta nhận nhiệm vụ trong một thời gian ngắn trước khi bị chuyển đi. Người thứ tư là Hùng Minh Hoa, nhận nhiệm vụ như một công việc bán thời gian. Người giữ chức vụ hiện tại là Trần Tuyển Minh, được đề bạt từ thành phố Vũ Huyệt.
Tại thành phố Hoàng Cương, không có viên chức nào sẵn lòng giữ chức vụ Trưởng Phòng 610 trong thời gian dài. Ngay cả những người muốn leo lên bậc thang danh vọng cũng không muốn đứng đầu Phòng 610. Họ sợ bị quả báo vì bức hại Pháp Luân Công hay là bị phơi bày và bị kiện ở nước ngoài.
Một số người làm việc cho Phòng 610 đã khôn ngoan tránh thực hiện nhiệm vụ từ cấp trên. Họ nói: “Pháp Luân Công tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn vốn không vi phạm pháp luật. Một ngày nào đó danh tiếng của Pháp Luân Công sẽ được phục hồi. Nếu hôm nay bức hại họ, tương lai tôi phải chịu trách nhiệm. Gia đình tôi cũng sẽ bị liên lụy.”
Các viên chức Đảng chắc chắn có lý do để né tránh trở thành Trưởng Phòng 610. Ủy ban Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ công bố vào ngày 20 tháng 12 năm 2013 rằng Lý Đông Sinh, Trưởng Phòng 610 chính quyền trung ương, cũng là Thứ trưởng Bộ Công an Quốc gia, đang bị điều tra và bị đình chỉ chức vụ. Lý Đông Sinh là đồng minh thân cận của Chu Vĩnh Khang, một thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị. Trước khi Lý ngã ngựa, cựu Trưởng Phòng 610 quốc gia là Chu Vĩnh Khang được cho là đang bị điều tra, và sắp bị đưa ra công lý.
Sau Đại hội lần thứ 18 của ĐCSTQ, cái gọi là “chính quyền trung ương thứ hai,” tên gọi chính thức là Ủy ban Chính trị và Pháp luật, đã bị giảm tầm ảnh hưởng. Nhiều quan chức cấp cao của Ủy ban Chính trị và Pháp luật sau đó bị sa thải và điều tra, tổng cộng có 392 quan chức bị bắt giữ trên toàn quốc. Nhiều quan chức của Ủy ban Chính trị và Pháp luật thuộc nhiều cấp khác nhau đã tự tử.
Theo Nguyệt san Tiền Tiêu, một tạp chí Hồng Kông, vào tháng 02 năm 2001, Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo Đảng và đứng đầu Ủy ban Quân sự Trung ương của Trung Quốc, có hai điều hối hận trong đời, một trong hai điều đó chính là đàn áp Pháp Luân Công. Giới phân tích cho rằng bài viết là một tín hiệu cho thấy Giang và đồng minh của ông ta lo lắng về sự sụp đổ của ĐCSTQ, và sợ bị đưa ra công lý.
Truyền thông hải ngoại đưa tin rằng Giang Trạch Dân đã cử một đại diện đàm phán với các đại diện của Pháp Luân Công ở Hoa Kỳ, điều kiện đề xuất là: Chỉ cần học viên Pháp Luân Công không khởi kiện, không truy tố trách nhiệm pháp luật về tội bức hại Pháp Luân Công thì bao nhiêu học viên Pháp Luân Công bị chết sẽ có bấy nhiêu cảnh sát bị bắn chết, sau khi rời khỏi chức vụ Ủy ban Quân sự Trung ương vào năm 2004. Yêu cầu của ông ta đã bị từ chối.
Trong khi Giang tìm kiếm những con dê tế thần cho tội ác của ông ta, nhiều cơ quan cấp thấp hơn trong hệ thống pháp lý và công an ở trong bóng tối, không nhận thức được rằng cấp trên của họ đã thí mạng họ vì sự an toàn của bản thân. Khi thời điểm mà hàng nghìn học viên Pháp Luân Công từng bị giam trong trại lao động cưỡng bức, các khu biệt giam và trung tâm tẩy não khởi kiện chính quyền, không khó để thấy rằng tại sao không có nhân vật cấp cao nào sẵn lòng chịu trách nhiệm cho cuộc đàn áp.
Giống các phiên xử công khai đối với tội phạm chiến tranh của Đức Quốc xã tại Tòa án Quân sự Quốc tế Nuremberg, “chỉ thực hiện theo lệnh” không phải là một lý do chính đáng.
Sau khi Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc kết thúc vào năm 1976, ĐCSTQ đã điều tra nội bộ những người từng tích cực thực hiện mệnh lệnh bức hại những quan chức khác. Lưu Truyền Tân, khi đó là Giám đốc Công an thành phố Bắc Kinh, đã tự sát. Hàng trăm người trong hệ thống tư pháp, công an và cố vấn quân sự trong các tổ chức dân sự từng tích cực làm theo mệnh lệnh của “Bè lũ bốn tên,” đã bị thảm sát bí mật tại tỉnh Vân Nam, gia đình họ chỉ nhận được thông báo rằng họ đã chết trong khi thi hành nhiệm vụ.
Tục ngữ có câu: “Thiện ác hữu báo, đi đôi như bóng với hình.” Chúng tôi kêu gọi những người làm việc tại các cấp chính quyền Trung Quốc sáng suốt nhận định tình hình, ngừng làm việc ác, và giúp các học viên Pháp Luân Công để bù đắp lại lỗi lầm của bản thân.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/4/10/湖北黄冈市610死亡职位无人愿意长期接手-289839.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/5/4/455.html
Đăng ngày 30-08-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.