Bài của phóng viên Minh Huệ Xinyu

[MINH HUỆ 07-09-2007] Ngày 5 tháng Chín 2007, các học viên Pháp Luân Công tại New South Wales, Úc Châu, tổ chức một buổi họp báo để thông tin một đơn kiện mới được nộp chống Bạc Hy Lai, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, về tội tra tấn. Vụ kiện được thông báo tại Canberra khi Bo đến trong đêm 4 tháng Chín.

Thể theo luật pháp Úc châu, Bạc Hy Lai phải trả lời vụ kiện trong vòng hai tháng, nếu không y sẽ phải đối diện với một sự xử kiện khiếm diện. Báo buổi Sáng Sydney, Truyền Hình Tân Đường Nhân, Đại Kỷ Nguyên Thời Báo và nhiều kênh thông tin từ Nhật bản và Đài Loan tham dự buỗi họp báo.


Một học viên diễn tả quá trình thông báo vụ kiện với Bo.

Tại buổi họp báo, học viên Pháp Luân Công Jonathan Solomon giải thích cách nào Bo được thông báo.

Tối ngày 4 tháng Chín, Jonathan Solomon và Gary Hastie đi đến Khách sạn Hyatt tại Canberra, nơi mà Bo sẽ lưu lại. Vào khoảng 10:30 giờ đêm, chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Bạc Hy Lai và các viên chức Trung Quốc khác đi vào khách sạn. Jonathan nhìn ra Bo và kêu lớn tên ông bằng Trung hoa ngữ. Bo bị chấn động. Jonathan giao vụ kiện cho Bo trước khi các lính Trung Quốc chạy đến họ. Jonathan nói với Bo, “Ông đã được thông tin” Sau đó, ông ta và Gary kêu lớn lên, “Pháp Luân Đại Pháp hảo!, ” và rời khách sạn không bị trở ngại. Họ tham gia cuộc đốt nến tưởng niệm trước toà Đại sứ Trung Quốc sau khi giao ra vụ kiện.

Bạc Hy Lai đến APEC (Hợp tác Kinh tế Á châu Thái Bình Dương) với tư cách là Bộ trưởng bộ Thương mại Trung Quốc. Ngày 3 tháng 9, Hội Pháp Luân Đại Pháp tại New South Wales viết cho Kevin Andrews, Bộ trưởng Bộ Di trú Úc Châu, yêu cầu ông không cho Bo đi vào Úc Châu dựa trên Điều thứ 501 trong bộ Luật Di trú.

Vào tháng Tư 2006, khi Bạc Hy Lai viếng thăm Úc châu với Tổng trưởng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, Pan Yu, một công dân Úc và một học viên Pháp Luân Công, đã nộp một đơn kiện y về tội tra tấn. Năm 2000, Pan Yu đã bị giam cầm tại Trại Lao động Longshan tỉnh Liêu Ninh, nơi mà ông ta đã bị tra tấn tàn nhẫn vì đức tin của ông ta nơi Pháp Luân Công.

Ông Newton, luật sư của nguyên cáo, nói với báo chí rằng vụ kiện được giao đến Bo lần này là một bản cập nhật hoá đơn kiện năm 2006. Thể theo Luật Úc châu, Bạc Hy Lai phải trả lời vụ kiện trong vòng hai tháng, nếu không y sẽ phải đối diện với một vụ xử án khiếm diện. Nếu Bo không trả lời cho đến 8 tháng mười, các nguyên cáo sẽ yêu cầu xử án khiếm diện.

Báo Sydney Buổi sáng đăng một bài ngày 4 tháng Chín tựa đề “Chủ tịch Trung Quốc được tiếp đón cẩn thận.” Bài viết có nói đến vụ kiện chống Bo
“Sự viếng thăm Úc Châu của Chủ tịch Trung Quốc, Hồ Cẩm Đào, được chờ đợi bởi sóng gió với những vấn đề về điều động chiến thuật tại Bắc Á, thay đổi thời tiết, sự ký kết một khế ước to về cung cấp gas tự nhiên và chống đối trên các vi phạm nhân quyền tại quê hương của ông ta.

“Các thành viên của nhóm tâm linh Pháp Luân Công ngày hôm qua đã yêu cầu Chính phủ Liên bang cấm cản sự nhập nội của Bộ trưởng bộ thương mại Trung Quốc, Bạc Hy Lai, mà sẽ đến ngày hôm sau tham dự Hội thảo APEC.

“Một xướng ngôn viên của nhóm, John Deller, nói rằng ông Bo đã đang bị kiện tại Toà Thượnng thẩm NSW vì tố giác tra tấn các thành viên Pháp Luân Công khi ông là thống đốc của tỉnh Liêu Ninh. Mọi người đi vào Úc Châu phải qua sự khảo nghiệm về tâm tính theo luật Di trú và trên căn bản đó ông Bo phải bị từ chối sự nhập nội, Ông Deller nói.”

Bạc Hy Lai đã liên can trực tiếp vào cuộc bức hại Pháp Luân Công khi ông làm thống đốc của tỉnh Liêu Ninh. Ông bị kiện vì tội tra tấn trong hơn mười quốc gia, kể cả Mỹ, Anh, Canada, Đức, Ireland , và Úc châu.

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/9/7/162257.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/9/7/89330.html

Đăng ngày 16-09-2007; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share