Bài viết của phóng viên Minh Huệ

[MINH HUỆ 03-01-2023] Nhân kỷ niệm Ngày Nhân quyền Quốc tế, ngày 10 tháng 12 năm 2022, các học viên Pháp Luân Công ở 38 quốc gia đã đệ trình lên chính phủ nước sở tại một danh sách thủ phạm mới để kêu gọi trừng phạt những cá nhân này vì đã bức hại Pháp Luân Công, trong đó có hình thức cấm nhập cảnh và đóng băng tài sản ở nước ngoài. Các quốc gia này bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Anh, Úc, New Zealand, 22 quốc gia trong Liên minh Châu Âu và 11 quốc gia khác tại Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Trong danh sách thủ phạm có Triệu Ngọc Côn, Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật kiêm Trưởng Phòng 610 Thành phố Đại Liên.

* * *

Thông tin về thủ phạm

Họ và tên: Triệu Ngọc Côn (赵玉琨)
Giới tính: Nam
Quốc tịch: Trung Quốc
Ngày sinh: Tháng 11 năm 1962

3ac9e976221a9cfe24d9f3063605cf66.jpg

Triệu Ngọc Côn

Quá trình công tác

Tháng 3 năm 2019 – hiện nay: Phó Bí thư Điều hành của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Thành phố Đại Liên (PLAC)

Tháng 12 năm 2016 – tháng 3 năm 2019: Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật kiêm Trưởng Phòng 610 Thành phố Đại Liên

Không rõ thời gian: Thường ủy Ủy ban Kiểm tra và Kỷ luật kiêm Phó Giám đốc Sở Giám sát Thành phố Đại Liên

Những tội ác chính

Kể từ khi ĐCSTQ phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, Ủy ban Pháp luật và Chính trị (PLAC) và Phòng 610 Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, đã tham gia vào cuộc diệt chủng học viên. Nhiều học viên bị bắt giữ tùy tiện, giam giữ, tra tấn, và kết án phi pháp. Nhiều học viên bị thương, thậm chí chết do bị tra tấn tàn bạo.

Bắt giữ hàng loạt, kết án nặng, và bức hại đến chết các học viên từ 2016 đến 2019

Từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 3 năm 2019, trong thời gian giữ chức phó bí thư PLAC và trưởng Phòng 610 thành phố Đại Liên, Triệu Ngọc Côn đã tích cực triển khai cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Chỉ trong hai năm 2017 và 2018, ít nhất bảy học viên, trong đó có bà Do Chính Hoa và bà Tôn Kính Mỹ, đã bị bức hại đến chết. 74 người đã bị kết án, trong đó có một học viên 81 tuổi, và 224 người bị bắt và bị lục soát nhà mà không có lệnh.

Số học viên bị bức hại đến chết hoặc bị kết án ở Đại Liên là cao nhất trong tỉnh Liêu Ninh.

Dưới đây là một số trường hợp bị bức hại nghiêm trọng nhất trong giai đoạn này:

Trường hợp 1: Bà Do Chính Hoa qua đời sau khi bị cảnh sát sách nhiễu liên tục

Ngày 3 tháng 8 năm 2017, mười mấy cảnh sát từ Đồn Cảnh sát Phúc Đức, thành phố Ngõa Phòng Điếm đã bao vây nhà của bà Do Chính Hoa. Vì chồng của bà Do bị điếc, không nghe được thông báo của cảnh sát nên ông đã mở cửa và để cảnh sát vào.

Cảnh sát đã lao vào, thoáng chốc đã đứng đầy nhà. Họ bắt đầu khám xét và thu giữ tài sản cá nhân, nhưng không xuất trình lệnh khám nhà. Sau khi cuộc lục soát kết thúc, một số cảnh sát đã ở lại nhà bà Do để bắt giữ học viên nào đến gặp bà.

Vì bà Do bị liệt ở chân và phải nằm liệt giường, nên cảnh sát đã đưa chồng bà đến đồn cảnh sát để thẩm vấn, mãi đến 3 giờ chiều mới thả ra.

Trong hơn một tháng sau cuộc đột kích, cảnh sát liên tục gọi điện sách nhiễu gia đình bà Do. Sự căng thẳng về tinh thần đã ảnh hưởng đến thể trạng vốn đã yếu của bà Do. Bà được đưa đến bệnh viện điều trị, nhưng đã qua đời vào ngày 19 tháng 12 ở tuổi 65.

Chỉ vài ngày trước khi bà qua đời, cảnh sát vẫn gọi điện cho gia đình bà và yêu cầu họ thuyết phục bà Do đến đồn cảnh sát trình diện.

Trường hợp 2: Ông Trịnh Đức Tài qua đời sau ba tháng ra tù

Ngày 4 tháng 9 năm 2017, ông Trịnh Đức Tài bị bắt trong khi giảng chân tướng cho người dân về Pháp Luân Đại Pháp. Ngày 15 tháng 9, lệnh bắt ông được phê chuẩn.

Sau 37 ngày bị giam giữ, ông Trịnh cảm thấy không khỏe và được bảo lãnh tại ngoại để điều trị y tế. Ngày 27 tháng 3 năm 2018, các viên chức thụ lý vụ án đến nhà và yêu cầu ông đến tòa án để ký “cam kết không tu luyện Pháp Luân Công”. Cảnh sát đe dọa sẽ kết án nếu ông không tuân thủ.

Tháng 4 năm 2018, ông Trịnh bị Tòa án Thành phố Trang Hà kết án 1 năm 6 tháng tù. Lúc đầu, nhà tù từ chối nhận vì kết quả kiểm tra thể chất không đạt. Trước sức ép của Phòng 610, nhà tù đã phải nhận ông.

Trong thời gian bị giam giữ, ông Trịnh bị cao huyết áp, tim đập nhanh và ho ra máu. Người nhà không được phép vào thăm ông. Ngày 19 tháng 8 năm 2019, khi được trả tự do, ông tiều tụy, gần như không đi lại được. Ông qua đời vào ngày 21 tháng 11 năm 2019. Trước khi ông qua đời, cán bộ thôn và công an địa phương liên tục đến nhà để sách nhiễu ông.

Trường hợp 3: Bị bắt giữ theo nhóm, 15 học viên bị kết án

Ngày 8 tháng 10 năm 2017, 19 học viên đã bị bắt trong một cuộc truy quét của cảnh sát, sau đó 9 người trong đó bị truy tố. Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2018, tòa án đã xét xử và kết án tù các các học viên này. Bà Châu Hải Yến bị kết án 8 năm, bà Giả Tú Xuân bị kết án 2 năm, ông Thời Ninh Dao bị kết án 5 năm, bà Phương Phương bị kết án 3 năm 6 tháng, ông Lâm Cảnh Bình bị kết án 4 năm, bà Hồ Chí Cầm bị kết án 7,5 năm, bà Lai Quế Phương bị kết án 7 năm, bà Tào Nga bị kết án 3,5 năm, và ông Hác Phúc Khuê, 81 tuổi, bị kết án 3 năm.

Ngày 12 tháng 11 năm 2018, Ủy ban Chính trị Pháp luật, Phòng 610, Sở An ninh Nội địa Đại Liên cùng Đồn Công an Quận Trung Sơn đã bắt giữ 23 học viên sau một thời gian theo dõi họ. Sau đó, sáu học viên đã bị kết án: bà Từ Ngạn Hà 8,5 năm; ông Tống Học Tồn, bà Trần Dược Vinh và ông Trương Khắc Hâm là 8 năm, bà Trình Ngọc Vinh 4 năm, và bà Tưởng Liên Hương 3 năm 3 tháng.

Cũng bị bắt vào ngày 12 tháng 11 năm 2018, bà Tống Thục Xuân bị kết án tù 3 năm với 4 năm quản thúc. Bà bị giam tại trại tạm giam Diêu Gia trong 13 tháng và bị tra tấn dã man. Bà qua đời vào ngày 30 tháng 5 năm 2020 ở tuổi 71. Trong tháng cuối cùng, bà không ăn uống được gì.

Chiến dịch tuyên truyền, bắt giữ hàng loạt, số ca tử vong gia tăng kể từ năm 2019

Tháng 3 năm 2019, sau khi Triệu được tái bổ nhiệm chức phó bí thư của PLAC Đại Liên, ông ta đã hợp tác với ba phó bí thư khác của cơ quan này là Vu Đức Tuyền, Hùng Bác Lực và Lưu Hoành để tăng cường bức hại.

Trong ba năm sau đó, ông ta đã chỉ đạo một số vụ bắt giữ quy mô lớn, khiến ít nhất 20 học viên bị bức hại đến chết.

Năm 2019, ít nhất 26 học viên đã bị kết án và 87 học viên bị bắt ở Đại Liên. Năm 2020, 14 học viên bị kết án và 142 học viên bị bắt.

Ngày 10 và 11 tháng 7 năm 2020, cảnh sát Đại Liên đã bắt giữ ít nhất 30 học viên và lục soát nhà của họ mà không có lệnh. Trong đó, 7 học viên đã bị kết án từ 3 đến 9 năm tù.

Đầu tháng 6 năm 2021, cảnh sát Đại Liên đã bắt giữ ít nhất 29 học viên và lục soát nhà của họ. Trong đó, ông Tôn Tú Quân bị bắt tại nhà vào khoảng 6 giờ chiều ngày 2 tháng 6. Ông bị tra tấn đến chết vào ngày 19 tháng 7, chỉ hơn một tháng sau khi bị bắt.

Ngày 29 tháng 10 năm 2021, phương tiện truyền thông nhà nước của ĐCSTQ đưa tin Ủy ban Chính trị Pháp luật Đại Liên đã tiến hành một chiến dịch tuyên truyền chống Pháp Luân Công. “Hoạt động tuyên truyền và giáo dục chống tà giáo” được thiết kế để kích động lòng căm thù đối với pháp môn tu luyện này thông qua một loạt triển lãm công cộng trên khắp Đại Liên và đã tiếp cận được gần 1 triệu người.

Năm 2021, ít nhất 9 học viên từ Đại Liên đã bị bức hại đến chết, 38 người bị kết án, 142 người bị bắt, 276 người bị sách nhiễu và 2 người bị đưa đến các trung tâm tẩy não.

Những trường hợp bức hại điển hình trong năm 2021

Trường hợp 1: Bị kết án 4 năm, cụ ông Lưu Hy Vĩnh 80 tuổi chết trong tù sau khi mới thụ án 3 năm

Ông Lưu Hy Vĩnh là cư dân của thôn Thạch Hà, quận Kim Châu, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Tháng 2 năm 2017, ông bị kết án 3 năm tù vì nói với mọi người về chân tướng Pháp Luân Công. Ngày 9 tháng 4 năm 2018, ông bị chuyển đến Nhà tù Đông Lĩnh ở thành phố Thẩm Dương. Ngày 8 tháng 4 năm 2021 là ngày ông mãn hạn án tù, nhưng thay vì được trả tự do, ông lại bị chuyển sang trại tạm giam Quận Kim Châu, thành phố Đại Liên. Sau đó, ông bị kết án thêm 4 năm tù, ngày 28 tháng 9 năm 2021 bị chuyển đến Nhà tù Số 3 Đại Liên. Ngày 9 tháng 12 năm 2021, ông được đưa đến Bệnh viện Trung ương Đại Liên do sức khỏe ngày càng xấu đi. Gia đình đã nhiều lần đề nghị bảo lãnh tại ngoại để điều trị y tế cho ông, nhưng Nhà tù Số 3 Đại Liên đã từ chối yêu cầu của họ. Ngày 29 tháng 12 năm 2021, ông qua đời vì bị bức hại ở tuổi 81.

Trường hợp 2: Ông Nhậm Hải Phi bị kết án 10 năm và bà Tôn Trung Lệ bị kết án 7 năm

Ngày 26 tháng 6 năm 2020, ông Nhậm Hải Phi đã bị bắt tại nhà trọ. Cảnh sát đã lấy đi 550.000 Nhân dân tệ tiền mặt của ông, cũng như các thẻ kỹ thuật số và sản phẩm điện tử trị giá hơn 200.000 Nhân dân tệ. Cùng ngày, bà Tôn Trung Lệ ở Đại Liên cũng bị bắt và nơi ở của bà bị lục soát.

Ngày 8 tháng 9 và ngày 23 tháng 9 năm 2021, sau hơn một năm bị giam giữ, hai học viên đã bị Tòa án Quận Cam Tỉnh Tử xét xử. Ông Nhậm bị kết án 10 năm tù và bị phạt 100.000 Nhân dân tệ, trong khi bà Tôn bị kết án 7 năm tù và bị phạt 70.000 Nhân dân tệ. Hiện tại họ đang kháng án.

Trong trại tạm giam, ông Nhậm bị cảnh sát đánh đập tàn bạo đến mức bị suy tim và suy thận. Phải mất 19 ngày điều trị y tế, ông mới qua cơn nguy kịch.

Trong thời kỳ đại dịch năm 2022, Ủy ban Chính trị Pháp luật Đại Liên đã nhắm đến các học viên trong chiến dịch “Xóa sổ” và sách nhiễu trên diện rộng.

Tối 19 tháng 1 năm 2022, bà Trương Tư Cầm bị bắt giữ phi pháp và bị đưa đến trại tạm giam Đại Liên. Một tuần sau, ngày 27 tháng 1 năm 2022, bà qua đời trong trại tạm giam ở tuổi 69, trong tình trạng nôn ra máu.

Ngày 10 tháng 7 năm 2019, ông Đinh Quốc Thần bị bắt và bị giam tại trại tạm giam Kim Châu, Đại Liên, và bị tra tấn đến xuất huyết não. Ngày 23 tháng 2 năm 2021, ông Đinh, đã bị hôn mê gần một tháng, bị Tòa án Quận Kim Châu kết án 2 năm tù giam. Vợ ông, bà Diêm Thanh Hoa, bị kết án 3 năm 6 tháng tù. Ông Đinh đã qua đời vào ngày 30 tháng 4 năm 2022 trong khi bị sách nhiễu liên tục. Lúc đó ông mới 51 tuổi.

Với vai trò phó bí thư điều hành của PLAC Đại Liên, Triệu đã trực tiếp tham gia vào việc bức hại các học viên Pháp Luân Công, và phải chịu trách nhiệm trực tiếp về những vi phạm nhân quyền trắng trợn đã và đang diễn ra ở thành phố Đại Liên.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/3/454149.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/18/206224.html

Đăng ngày 17-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share