Bài viết của Phán Quy, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-03-2022] Tôi năm nay 71 tuổi, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1998. Tôi muốn chia sẻ một số trải nghiệm và thể ngộ trong quá trình tu luyện về việc trân quý thời gian.

Sư phụ khi giảng Pháp đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta phải biết tận dụng thời gian cho tốt. Từ khi bắt đầu tu luyện, tôi đã tận dụng từng giây từng phút. Sau khi kinh văn của Sư phụ “Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015” được xuất bản, tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần, và lĩnh ngộ được rằng Sư phụ luôn nhấn mạnh việc tận dụng tốt thời gian.

Trong quá trình học Pháp, tôi lại có nhận thức sâu hơn về thời gian. Tôi ngộ rằng toàn bộ quá trình tu luyện cho đến thời điểm viên mãn, đều là qua thời gian mà đạt được. Bởi vậy, tận dụng tốt thời gian là vô cùng quan trọng, đặc biệt là phải ưu tiên làm ba việc.

Trân quý thời gian

Đệ tử Đại Pháp tu luyện giữa người thường, đương nhiên có công việc, gia đình và mọi thứ trong cuộc sống, tất cả đều cần có thời gian. Làm thế nào để tận dụng tốt thời gian để làm ba việc là lựa chọn của các đệ tử Đại Pháp, đây là điều quan trọng nhất.

Hiện nay, có những đồng tu đã ngoài 60 tuổi, con cái cơ bản đều đã thành gia lập nghiệp, đã sống độc lập rồi, không cần phải nhờ cậy cha mẹ nữa. Tuy nhiên, một số học viên còn cần giúp con chăm cháu, ẵm cháu. Thực ra, điều này cũng hoàn toàn bình thường, con cái gặp khó khăn thì chúng ta giúp một tay, đó cũng là biểu hiện vị tha của đệ tử, nhưng chúng ta phải đặt cơ điểm cho đúng. Chăm sóc con cái là trách nhiệm của cha mẹ. Ông bà là người nhà thì giúp đỡ, nhưng không phải là gánh vác mọi việc. Là đệ tử Pháp Luân Đại Pháp, trách nhiệm mà chúng ta phải gánh vác là giảng chân tướng và cứu độ chúng sinh. Như vậy đòi hỏi chúng ta phải sắp đặt cho chính các quan hệ và cân đối thời gian thật tốt.

Thời gian không dừng lại, cũng chẳng chờ đợi ai. Chỉ có trân quý từng phút từng giây, bước đi từng bước ổn định, phó xuất từ chân tâm, dụng tâm làm cho tốt, mới có thể bớt đi những hối tiếc sau này. Bởi vậy, chúng ta phải an bài thời gian cho hợp lý, tận dụng tốt thời gian.

Tận dụng thời gian một cách tối ưu

Tháng 6 năm 2005, tôi bắt đầu học thuộc sách Chuyển Pháp Luân. Mỗi sáng, sau khi phát chính niệm vào lúc 6 giờ sáng, tôi lại tĩnh tâm xuống học thuộc Pháp đến 7 giờ, có thể học bao nhiêu thì học. Tôi thấy buổi sáng khá yên tĩnh, học thuộc hiệu quả khá tốt. Tôi đã kiên trì như thế suốt 17 năm qua, về cơ bản không ngày nào bị gián đoạn. Trên đường đi giảng chân tướng, hay lúc ngồi trên xe có chút thời gian, tôi lại ôn lại những gì tôi đã học vào sáng hôm đó.

Thường thì, buổi sáng, sau khi phát chính niệm xong, tôi hâm lại cháo đã nấu từ hôm trước lên để 7 giờ phát chính niệm xong thì ăn. Sau đó, tôi dọn dẹp nhà cửa, cho đồ vào máy giặt, đồng thời nghe bài chia sẻ của các đồng tu trên Minh Huệ. Trong thời gian đó là hoàn thànhd dược mấy việc lặt vặt rồi.

Trong lúc chờ máy in in tài liệu giảng chân tướng, tôi có thể làm mấy việc: học Pháp, xem Tuần báo Minh Huệ, hoặc nghe Cửu Bình về Đảng Cộng sản, chép Pháp, rồi còn kiểm tra kỹ các lỗi sai, dập ghim tờ rơi.

Tôi thể ngộ rằng khi đệ tử Đại Pháp tận dụng tốt thời gian thì hoàn cảnh gia đình cũng xoay chuyển theo. Có lần, tôi bận việc nhà, con trai và con dâu tôi lại nhắc tôi: “Mẹ, đến giờ phát chính niệm rồi.” Mọi người trong nhà đều hết sức trân quý thời gian, cho nên chúng cố gắng hết sức để chăm sóc con trai, làm việc nhà để tôi có nhiều thời gian hơn.

Đợt Năm mới, chúng tôi đã về thăm quê ở tỉnh Đông Bắc thì đại dịch COVID bùng phát. Con trai tôi vội vàng trở lại Bắc Kinh để làm việc. Con dâu, cháu trai tôi và tôi đều bị kẹt lại ở quê.

Khoảng bốn, năm tháng sau, tình hình dịch bệnh đã thuyên giảm, chúng tôi cũng chuẩn bị quay trở lại Bắc Kinh. Con dâu tôi nói: “Mẹ, hiện giờ, tình hình đại dịch nói là có thuyên giảm, nhưng quy định ở Bắc Kinh vẫn rất nghiêm ngặt, đi lại sẽ bất tiện. Con nghĩ mẹ cứ ở lại nhà ông bà ở Đông Bắc, như thế, mẹ sẽ có nhiều thời gian hơn để làm các việc của mẹ. Con cho cháu đi nhà trẻ thì có thể tự làm hết việc nhà.“ Lúc ấy, khỏi nói tôi xúc động đến thế nào. Tôi trả lời, “Con à, con đã nghĩ được như vậy là vô cùng chính, tốt quá rồi! Cảm ơn con nhé!”

Trân quý thời gian của các học viên khác

Có câu nói rằng “Thời gian là tiền bạc, nhưng tiền bạc không phải là thời gian.” Thời gian là quý giá nhất, không thể mua được bằng tiền. Tôi trân quý thời gian của bản thân cũng như của các đồng tu nên cũng không tùy tiện chiếm dụng thời gian của họ. Tôi rất hiếm khi đến gặp đồng tu nói chuyện phiếm. Khi cần giao lưu về việc chứng thực Pháp hoặc có hạng mục phối hợp chỉnh thể, chuyện dài thì sẽ tóm gọn lại, để kế hoạch của họ không bị gián đoạn. Bởi vậy, tôi cố gắng nghiêm khắc với bản thân. Có đồng tu hỏi tôi, “Tại sao bà lại về vội thế? Lúc nào trông bà cũng tất bật ”. Tôi nói, “Mọi người đều bận. Tôi không thể làm mất quá nhiều thời gian của mọi người.”

Cho dù con đường tu luyện còn dài đến đâu, tôi sẽ vẫn trân trọng từng phút từng giây, tận dụng tốt thời gian để học Pháp, làm tốt ba việc, hoàn thành sứ mệnh, đoái hiện thệ ước.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả.Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán : https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/24/440431.html

Bản tiếng Anh : https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/28/201567.html

Đăng ngày 13-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share