Bài viết của Tiểu Kiệt, đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Liêu Ninh, Đại Lục

[MINH HUỆ 06-06-2022] Tôi là đệ tử Đại Pháp đắc Pháp vào đầu năm 1999, trong suốt hơn 20 năm tu luyện, tôi không nghiêm khắc yêu cầu bản thân, cũng không biết tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc, dưới sự dẫn động của tâm tật đố và đủ mọi tâm chấp trước, đã xuất hiện nhiều trạng thái không đúng đắn, thời gian dài ở trong ma nạn đã mang lại can nhiễu nghiêm trọng cho cả quá trình tu luyện. Bây giờ tôi viết ra quá trình trừ bỏ tâm tật đố mạnh mẽ và một số cảm ngộ. Vì tầng thứ và ngộ tính hữu hạn, nếu có chỗ nào không đúng, mong đồng tu từ bi chỉ sửa.

Sư phụ giảng:

“Vấn đề tâm tật đố rất nghiêm trọng, bởi vì nó liên quan trực tiếp đến vấn đề chúng ta có thể tu viên mãn được hay không. Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược. Có một quy định, rằng trong tu luyện nếu người ta không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Đoạn Pháp này không biết đã đọc bao nhiêu lần, nhưng tôi vẫn không thực sự coi trọng, để chiểu theo Pháp đối chiếu bản thân, để coi tâm tật đố như một tâm chấp trước mà tu bỏ đi. Kỳ thực Sư phụ đã nhấn mạnh, cũng chính là nói, mang theo tâm này trở về, thì thế giới Phật quốc cũng không cần, đến cuối cùng thì trống rỗng, tu cũng như không.

Từ trước đến nay tôi luôn cảm thấy mình có rất ít tâm tật đố, đặc biệt trong gia đình, một khi xảy ra mâu thuẫn với người nhà, cũng không coi đó là vấn đề lớn, cảm thấy người nhà có tình của con người, và điều này không ảnh hưởng gì lớn đến tu luyện của tôi, vì vậy càng không chú ý tu bỏ phương diện tâm tật đố, không tu vững chắc, cũng bỏ lỡ rất nhiều cơ hội đề cao tâm tính.

Trước đây không lâu, đã xảy ra một chuyện khiến tôi đau khổ và cả đời cũng không thể bù đắp.

Tôi làm việc trong một siêu thị lớn, một ngày làm việc sáu giờ hoặc hai ca, nhưng vẫn không ảnh hưởng đến làm ba việc, lại vừa có chút thu nhập kinh tế, đây là một phần công việc hài lòng nhất của tôi.

Một ngày tháng 4, như thường lệ, tôi cùng các đồng tu lái xe đến vùng nông thôn để phát tập san chân tướng. Khi đến nơi, tôi đậu xe bên đường, đồng tu từ trên xe bước xuống, cô ấy lấy trong túi ra một chiếc khẩu trang gạc và đeo vào. Tôi nhìn thấy và hỏi cô ấy mua chiếc khẩu trang gạc này ở đâu? Cô ấy nói rằng mua trong siêu thị của chúng tôi, tôi nói: “Thật tốt, đeo lên không làm mờ mắt, lại khá thực dụng, tôi cũng sẽ mua một cái khi đi làm”.

Hôm đó đi làm vào buổi chiều, khi tôi đến siêu thị bèn đi về phía quầy bán khẩu trang gạc, đến đó, tôi nhìn thấy chiếc khẩu trang gạc, thuận tay lấy một chiếc và bỏ vào túi, sau đó đi làm việc. Khi sắp tan ca, tôi cầm hai bó rau diếp đã chuẩn bị trước đi về phía quầy thu ngân. Đến quầy thu ngân trả tiền rau mà quên trả tiền khẩu trang. Sau đó, tôi đi về phía lối ra, vừa đến đó liền phát ra âm thanh khiến tôi giật mình hoảng hốt. Tôi mới chợt nhớ ra chuyện cái khẩu trang gạc, vì khẩu trang gạc trong siêu thị có nút khóa từ cảm ứng.

Tôi vội vàng quay lại quầy thu ngân và trả tiền cho chiếc khẩu trang gạc, tôi nghĩ dù gì cũng trả tiền rồi, sẽ không có chuyện gì. Bất ngờ, ngày hôm sau tôi làm ca sáng và gặp người quản lý, tôi nói: “Quản lý, tôi thật xin lỗi, tôi thực sự quên mất chiếc khẩu trang gạc.”

Cô ấy nói: “Đừng nói nữa. Tối hôm qua, tôi cũng làm trong ca và đã thấy toàn bộ quá trình. Chị cứ làm việc trước đi, khi nào tổng giám đốc đến, tôi sẽ trao đổi với họ để giảm nhẹ chuyện này.”

Một lúc lâu sau, người quản lý tìm gặp tôi, cô ấy nói: “Chuyện này khó rồi, tôi đã giải thích với họ nhiều lần, tôi rất muốn giữ chị lại, nhưng tổng giám đốc Trương không đồng ý, vì e rằng những chuyện tương tự sẽ xảy ra trong tương lai. Tổng giám đốc Trương quyết định sa thải chị, còn phạt tiền gấp 20 lần.”

Tôi thực sự không thể chấp nhận thực tế này, bởi áp lực đến từ nhiều phương diện như xã hội, gia đình và bạn bè thân quyến sẽ tạo thành ảnh hưởng tiêu cực cho Đại Pháp. Mất đi công việc này, khiến toàn bộ thân tâm tôi suy sụp, thực sự như sư phụ đã giảng:

“Bách khổ nhất tề giáng” (Khổ Kỳ Tâm Chí, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Trăm khổ cùng giáng xuống” (Khổ về tâm chí)

Đồng thời cũng mang lại can nhiễu nhất định cho tu luyện của tôi: Phát chính niệm đổ tay, học Pháp buồn ngủ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến làm ba việc, cảm thấy không tinh tấn lên được, sau đó thân thể xuất hiện nghiệp bệnh nghiêm trọng, trong khi thân thể chịu đựng thống khổ, cựu thế lực cũng không ngừng đả nhập vật chất rất bất hảo lên trường không gian của tôi, lần đầu tiên tôi cảm thấy gian nan và khốn khổ trong tu luyện, thân tâm chịu đựng áp lực rất lớn, khiến tôi khó lòng chịu đựng nổi.

Trong tình huống này, tôi đã đến nhà một đồng tu lâu năm, và nói với đồng tu về việc tôi bị siêu thị đuổi việc. Cô ấy nói với tôi: “Xảy ra chuyện như vậy, có thể là ngẫu nhiên không? Chị phải tìm ở tâm tính, tìm ở bản thân.”

Tôi nói: “Tôi cũng tìm rồi, tìm thấy rất nhiều nhân tâm.”

Đồng tu nói: “Chị vẫn không biết ư? Mấy hôm trước, vì chút chuyện nhỏ mà chị đánh chồng, chị nói xem, chị giống người tu luyện không? Ngay cả một người tốt trong người thường cũng không làm điều như vậy, chẳng phải chị giống như người phụ nữ chanh chua đó sao? Liệu tà ác có thể không dùi sơ hở không? Đây chẳng phải là sơ hở lớn trong tu luyện sao? Chị đánh vào mặt người nhà, tà ác liền để chị mất mặt. Tôi nghĩ rằng ma nạn lần này chính là bản thân chị chiêu mời thôi”.

Lời của đồng tu lâu năm như tiếng sấm nổ “bang bang” chấn động bên tai, đột nhiên thức tỉnh tôi, tôi nào giống người tu luyện? Xin lỗi Sư phụ. Nguyên tắc tu luyện Đại Pháp là Chân-Thiện-Nhẫn. Bản thân tu luyện hơn 20 năm, không nhẫn vững, càng bất thiện, nghĩ lại thấy thực sự nguy hiểm vô cùng. Trên thực tế, bài học bị đuổi việc này như một tiếng chuông cảnh tỉnh tôi đối chiếu bản thân với Pháp: Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc, không phải trò đùa trẻ con.

Tôi lại đào sâu tâm tật đố của bản thân. Ví như: Khi tôi đi làm ở siêu thị, có hai chị em gái rất tốt, một người là A, một người là B, ba người chúng tôi đối xử với nhau rất tốt, không gì là không nói với nhau. Sau này B được đề bạt lên quản lý, dần dần A không thân với tôi nữa, cô ấy thân với B, khi B làm thêm giờ, cô ấy nấu ăn mang đến, suốt ngày chạy quanh quẩn bên B. Tôi nhìn thấy, hận trong tâm, bắt đầu khó chịu trong tâm, cảm giác đó thực sự khó hình dung. Chẳng phải tâm tật đố quá rõ ràng rồi sao? Coi thường người khác, là từ tâm tật đố mà ra. Khi tôi ngộ đến tầng Pháp lý này, tôi có một cảm ngộ mới.

Thông qua học Pháp, tôi mới minh bạch, hóa ra không phải tôi tu tốt, không có tâm tật đố, mà là cái tâm này của tôi quá mãnh liệt, mãnh liệt đến nỗi bản thân không cảm giác thấy sự tồn tại của nó, khiến không phân biệt rõ những tâm nào, những niệm đầu nào là do tâm tật đố tạo thành.

Sư phụ giảng:

“[Khi] khí công sư mở lớp [giảng bài], có vị kia ngồi đó không phục: ‘A, khí công sư nào vậy, tôi chẳng buồn nghe mấy thứ đồ của ông ta’.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)

Đọc xong câu Pháp này, chẳng đúng là tôi sao, chẳng phải Sư phụ đang nói tôi sao? Khi tôi chia sẻ với đồng tu, rất nhiều khi lời mà đồng tu nói không đúng với tâm tôi, tôi liền không muốn nghe. Đoạn Pháp này đúng là nói tôi rồi. Hóa ra đây cũng là tâm tật đố, tôi cũng phải bỏ nó đi.

Tôi lại đào sâu tâm tật đố của bản thân, và tìm thấy căn nguyên của cái tâm này. Từ nhỏ tính cách tôi vốn hướng ngoại, thích nói thích tranh, thậm chí chuyện gì cũng muốn phải vượt trội. Trong nhà chị em đông, nếu ai trêu chọc tôi, đụng đến tôi, không thuận tâm là tôi tức giận; còn nữa, từ cái ăn, cái mặc, tôi đều muốn tốt hơn họ. Tính cách này đã dưỡng thành tâm tật đố trong tôi, dẫn đến khó khăn to lớn trong tu luyện, mãi không đột phá.

Tôi cũng tìm thấy một quan niệm cố thủ của bản thân, chính là luôn dùng Pháp để đo lường người khác, đôi khi gặp phải mâu thuẫn, người khác đổ lỗi cho tôi, tôi không phản cảm, biểu thị ra là sẽ chú ý lần sau, nhưng trong tâm lập tức nghĩ, vẫn là người khác không đúng. Đây chẳng phải là miệng nói mà tâm nghĩ khác sao? Đây chẳng phải là văn hóa đảng điển hình sao? Nói một đằng làm một nẻo. Tôi phát hiện bản thân có rất nhiều niệm đầu này, hầu như mỗi ngày đều lặp đi lặp lại, tôi thỉnh cầu Sư phụ giúp tôi, sau đó tôi phát chính niệm thanh trừ nó, tiêu hủy nó, bây giờ nó ngày một yếu rồi.

Trải qua ma nạn và bài học giáo huấn lần này, tôi cảm ngộ được sự từ bi hồng đại của Sư phụ, thay tôi tiêu đi nghiệp lực to lớn, đồng thời khải ngộ chính niệm cho tôi, để tôi thể ngộ được tính nghiêm túc của tu luyện. Trong việc tu tâm, tôi không dám lại giải đãi. Thời gian dài không bỏ được văn hóa đảng, tâm tật đố cũng không tu bỏ, không những nghiệp lực của tự thân không thể tiêu, mà còn mang lại ảnh hưởng bất lợi cho hạng mục cứu người và hoàn cảnh xung quanh.

Thông qua học Pháp lượng lớn, tôi ngộ rằng, một người bị văn hóa đảng truyền bá và rót đầy tâm tật đố, sẽ không phù hợp với tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Đầu tiên không phù hợp với Chân, từ từ sẽ nói một đằng làm một nẻo, hoặc thích phóng đại sự thật, thích biểu hiện bản thân, nhưng rất khó thực hiện lời bản thân đã nói, không phù hợp Chân-Thiện, nếu thiện cũng là ngụy thiện, thích biểu hiện bản thân, không phải thực sự đứng ở góc độ của đối phương để suy xét vấn đề, càng không nói đến Nhẫn, vì vậy cũng không thể dung nhẫn cho những người có suy nghĩ và cách làm khác với bản thân. Luôn dùng Pháp để đo lường người khác, cho rằng bản thân tốt hơn người khác, luôn chứng thực bản thân là đúng, người khác là sai. Đây đều là thuộc tính vị tư của sinh mệnh trong cựu vũ trụ hiện tại, bản thân tôi cũng cảm nhận được trong quá trình bước ra khỏi cái tư này, chỉ cần bạn có tâm muốn tu tốt, nghiêm túc đối diện với những tâm chấp trước này, thực sự làm là Sư phụ, là Sư phụ luôn giúp tôi lấy xuống những vật chất bất hảo này.

Bây giờ khi tôi gặp mâu thuẫn, hoặc nhìn thấy người khác xảy ra mâu thuẫn, tôi liền nghĩ: Vì sao mâu thuẫn xảy ra khi mình ở đây? Vì sao để mình nhìn thấy những điều này? Tôi nghĩ nếu mình tu tốt, trường của mình thuần chính, sẽ không xuất hiện những việc này, tôi lập tức tìm ở bản thân chỗ nào đã ly khai Pháp, chỗ nào đã không làm tốt.

Bình thường nhìn thấy người khác có tâm nào không tốt, tôi liền nghĩ đến vấn đề của bản thân, vì sao để mình nhìn thấy, đầu tiên nhìn lại bản thân, và thực sự có thể phát hiện ra vấn đề của bản thân. Khi bản thân không thể lý giải được cách nói và cách làm của người khác, tôi lập tức ngộ rằng, bản thân mình trước đây cũng như vậy, mỗi người trong tu luyện đều có phương thức và quá trình chính ngộ Đại Pháp vũ trụ của riêng họ, vì sao cứ nhất định phải phù hợp với cách nghĩ của mình chứ? Pháp của vũ trụ lớn ngần ấy, nhân tố bất hảo nào cũng có thể quy chính, trong chớp mắt tôi cảm thấy mình có thể khoan dung, có thể dung nhẫn, có thể lý giải đối phương. Bây giờ khi tôi làm việc, tâm thái và tư duy đều phát sinh biến hóa rất lớn, vì Pháp của vũ trụ đang dung luyện tôi, đây là uy đức của Sư phụ từ bi vĩ đại. Cảm tạ thánh ân hạo đãng của Sư phụ!

Thuận theo tiến trình Chính Pháp đang tấn tới nhanh chóng, tôi nhất định phải tu tốt bản thân ở phương diện tâm tính, không thể bôi nhọ Đại Pháp, không thể lại để Sư phụ lao tâm vì tôi.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/6/6/遵照大法法理-修去妒嫉心-444463.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/8/2/202582.html

Đăng ngày 12-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share