Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Hà Bắc
[MINH HUỆ 07-03-2022]
Trên chặng đường tu luyện của mình, tôi đã bước qua những khó khăn, trắc trở hơn 20 năm, nhưng cho đến vài ngày trước, tôi mới nhận thức ra bản thân trong quá trình thực tu vẫn chỉ giống như một học viên mới.
Từ nhỏ tôi đã sống nội tâm, không giỏi lời ăn tiếng nói, sợ gặp người lạ. Vì vậy, tôi không giỏi giảng chân tướng trực tiếp cho những người lạ, nên luôn muốn có đồng tu đi cùng. Ban đầu, ngày nào cũng có đồng tu đi cùng tôi. Nhưng sau đó, các đồng tu lần lượt thành ông nội, bà nội nên phải ở nhà trông cháu, vì vậy không thể có thời gian cố định hằng ngày ra ngoài giảng chân tướng, có lúc có ba người, có lúc có hai, có khi chỉ có một mình tôi.
Vài ngày trước có hai việc nhỏ xảy ra đã động chạm đến nhân tâm ích kỷ của tôi, lúc đó tôi mới nhận thức được bản thân vẫn chưa chân tu, vẫn hướng ngoại nhìn, tôi cảm thấy thật hổ thẹn.
Câu chuyện là như thế này: Trong khoảng thời gian này, nhóm ba người chúng tôi phối hợp cùng nhau. Ngày hôm đó, đồng tu W nói muốn ở nhà trông cháu, ngày mai không thể ra ngoài được. Tôi bèn hỏi đồng tu C: “Ngày mai chị có muốn ra ngoài giảng chân tướng không?” Đồng tu C trả lời: “Chị cũng không chắc lắm, có thể đi, mà cũng có thể sẽ không đi. Nếu mai đến giờ mà không thấy chị có mặt, tức là chị không đi được.”
Tôi nghe xong cảm thấy không thoải mái, bèn nói: “Vậy em không đến địa điểm đã hẹn để đợi chị nữa, nếu chị đi được thì đến nhà tìm em. Nhân tiện em tải ‘Tuần Báo Minh Huệ’ cho chị.”
Đồng tu C nghĩ một lúc rồi nói: “Ồ, chị nên nghĩ cho em mới phải, em rất bận mà lại phiền em đợi chị, nếu chị không đến thì lại làm trễ giờ của em. Thế này đi, nếu chị có thể đi được thì chị sẽ đến tìm em nhé.”
Nghe những lời này của đồng tu C, tôi đột nhiên cảm thấy có một cục vật chất lớn tràn trong lồng ngực, tôi nghĩ: “Chị nên sắp xếp công việc của mình ổn thỏa đi đã, sau này đừng nói những lời không chắc chắn như vậy nữa, chị đi được thì bảo có thể đi được, chị không đi được thì nói là không đi được. Đừng gây thêm phiền phức cho mình là được rồi, không cần phải nói là vì nghĩ cho mình.” Trong tâm tôi nảy sinh tâm oán trách đồng tu.
Vì đồng tu C cách một khoảng thời gian lại phải trông cháu, nên chị ấy thường nói những điều không chắc chắn. Sau mỗi lần chúng tôi giảng chân tướng xong đều thảo luận chọn địa điểm gặp nhau vào ngày hôm sau, đồng tu C thường trả lời: Tôi có thể đi được mà cũng có thể không đi được, mà như vậy sẽ mang đến cho tôi những rắc rối nhất định.
Ví dụ, lần trước khi nhóm chúng tôi hẹn xong thời gian và địa điểm gặp mặt, đồng tu C không đến nên tôi và đồng tu B sau khi giảng chân tướng xong phải đi vòng qua nhà đồng tu C để đưa đồ cho chị ấy (vì trước đó tôi nghĩ chị ấy sẽ đến nên khi đi tôi đã mang theo đồ chị ấy cần). Về đến nhà, thấy vừa nóng vừa mệt, còn lãng phí thời gian.
Ngoài ra, cách đây vài ngày, tôi đã hẹn với đồng tu C sau khi gặp nhau sẽ đến địa điểm đã hẹn để gặp đồng tu W. Tôi đến điểm hẹn rất sớm mà đồng tu C lại không đến. Vài chuyến xe buýt đi qua mà vẫn không thấy đồng tu C, thời gian hẹn gặp đồng tu W cũng sắp đến, không còn cách nào khác tôi đành nhanh chóng đến điểm hẹn để gặp đồng tu W, thiếu chút nữa thì đến muộn. Quả thật là đến thì sớm mà cuối cùng vẫn vội vàng (nếu đồng tu C nói sẽ không đến thì tôi có thể đến gặp thẳng đồng tu W, tôi cũng không cần phải đến sớm nữa).
Vài năm trước, chuyện như thế này thường xuyên xảy ra, chúng tôi cũng đã chia sẻ, nhưng đồng tu C không quá để tâm, cũng không có thay đổi gì quá lớn, bây giờ nghĩ lại tôi mới thấy đồng tu nhất định là có chỗ khó xử. Thời gian lâu dần, tôi bắt đầu cảm thấy bất bình với đồng tu C mà bản thân không hay biết, tôi vẫn cứ hướng ngoại nhìn thay vì hướng nội tìm bản thân.
Hôm đó, khi tôi về nhà học Pháp, tôi không sao tĩnh tâm xuống được, cứ không ngừng nghĩ đến điểm thiếu sót của đồng tu, có một thứ vật chất gì đó đè lên lồng ngực khiến tôi cảm thấy khó chịu, không còn cách nào tôi chỉ có thể buông nhẹ nhân tâm xuống để hướng nội tìm. Tôi tìm ra được một loạt nhân tâm: tâm đố kỵ, tâm oán trách, tâm an dật, tâm tranh đấu, tâm sợ bị tổn thương… tôi cứ tìm mãi, tìm mãi mà vẫn cảm thấy chưa tìm ra được gốc rễ của vấn đề, lúc này hai từ “vì người khác” xuất hiện trước mắt tôi.
Ồ! Tôi chợt hiểu ra rồi: Tôi vẫn luôn mang quan niệm vị tư cố hữu để tìm nhân tâm của mình, vì vậy vẫn không thể đào sâu tận gốc rễ, vậy thì tôi phải chuyển biến quan niệm, thử đứng từ góc độ của người khác để nhìn nhận vấn đề xem sao? Lúc này, thật sự là liễu ám hoa minh hựu nhất thôn, tâm trí tôi như bừng nắng, những tâm thái bất bình, oán hận trước đó lập tức đều tan biến hết, vật chất mắc kẹt trong lồng ngực cũng biến mất, mang theo tâm thái vô tư thật là tốt!
Còn có một việc nhỏ khác, trong số các đồng tu phối hợp cùng tôi, có một đồng tu lớn tuổi giảng chân tướng rất tốt, gần như gặp ai cũng giảng chân tướng và hầu hết mọi người đều vui vẻ làm “tam thoái”, vì vậy tôi sinh ra tâm ỷ lại vào đồng tu này, chỉ cần có đồng tu ấy đi cùng là tôi sẽ ỷ lại để đồng tu giảng chân tướng.
Hôm đó có tôi, đồng tu C và đồng tu lớn tuổi phối hợp, khi đi ngang qua một quán ăn, đồng tu C gọi tôi giảng chân tướng cho người phụ nữ đang bán đồ ăn sáng. Tôi có chút ngại khó, bèn nói: “Chị nhờ đồng tu lớn tuổi đi, đồng tu lớn tuổi giảng chân tướng tốt.” Đồng tu C nói: “Cho em cơ hội tập luyện đó.” Tôi bèn trả lời: “Đây không phải là vấn đề tập luyện, đây là việc cứu người vô cùng quan trọng, đồng tu lớn tuổi rất biết cách nắm bắt vấn đề, hiệu quả cứu người tốt, vẫn nên để đồng tu đi đi.” Đồng tu C lại nói một vài lý do để tôi đi, tâm tranh đấu của tôi lúc đó khởi lên, oán giận nói: “Sao chị không đi đi?!” Nói xong tôi nhận ra mình đã sai.
Mặc dù biết mình đã sai, nhưng trong tâm vẫn không buông nhẹ được cục tức kia, một khối vật chất đen kịt cứ lấp đầy tâm trí tôi. Tôi nghĩ đến sự việc tương tự xảy ra năm ngoái, hôm đó cũng là nhóm ba người chúng tôi đi giảng chân tướng, khi đứng trước một cửa hàng bán quần áo, tôi nhờ đồng tu lớn tuổi đến giảng chân tướng cho người phụ nữ ở trong cửa hàng, nhưng đồng tu C ngắt lời ý muốn tôi đi giảng, tôi nói sợ mình giảng không tốt, trong khi đó đồng tu C và đồng tu lớn tuổi lại nhất trí muốn tôi đi, tôi chỉ có thể vượt qua rào cản trong tâm mà đi. Kết quả không ngoài tưởng tượng, tôi không thể cứu được người phụ nữ đó.
Sự việc này như một cú đả kích với tôi, tôi cảm thấy tội lỗi khi nghĩ rằng vì mình tu luyện không tốt nên không thể cứu được người phụ nữ bán quần áo đó. Và lần này sự việc tương tự lại xảy ra, cuối cùng vẫn là đồng tu lớn tuổi đi giảng và có thể cứu được người phụ nữ bán đồ ăn sáng đó, nhưng trong tâm tôi nảy sinh oán giận với đồng tu C: “Sao chị ấy lại cứ làm khó mình vậy? Rõ ràng biết mình giảng chân tướng không tốt, còn cứ bắt mình phải đi, sao cứ luôn ép mình làm những việc ngoài khả năng của mình chứ.”
Sau khi về nhà, tôi không thể tĩnh tâm học Pháp. Lại nghĩ mình hướng nội xem sao, tại sao cùng một sự việc lại xuất hiện những hai lần? Rốt cuộc là nhân tâm nào của mình chiêu mới đến đây? Lại chuyển biến quan niệm, nhìn nhận lại bản thân, ồ, hình như mình ý thức ra được rồi: Bản thân luôn muốn dùng tiêu chuẩn của mình để yêu cầu đồng tu hoặc người nhà, sẽ cảm thấy không hài lòng khi người khác không đạt được yêu cầu đó. Biểu hiện không đúng của đồng tu chẳng phải là đang phản chiếu lại hình ảnh của chính mình hay sao? À! Hóa ra bản thân lại ích kỷ đến như vậy, lại không biết nghĩ cho người khác đến như vậy, lại ích kỷ đến như vậy! Mang cái mác nghĩ cho người khác trước chỉ là để thỏa mãn sở thích của bản thân. Nó cơ bản không phải là điều người tu luyện nên có, hóa ra từ trước đến giờ tôi vẫn không nhận ra bản thân đã làm tổn thương đồng tu, làm tổn thương người khác.
Bây giờ, tôi mới nhận ra cách để tu luyện, con đường tu luyện sau này, tôi sẽ chuyển biến quan niệm vị tư, làm một đệ tử chân chính.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/7/439775.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/25/200047.html
Đăng ngày 09-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.