Đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 30-05-2022] Tôi thường nghe thấy đồng tu tùy tiện nói: “Tôi không biết tu” hoặc “tôi không có cái tâm đó” hoặc “ai đó tu luyện tốt như vậy mà lại thành ra như vậy?” v.v.

Lúc đầu tôi cũng thuận theo những lời đó mà nghĩ, cảm thấy đồng tu rất vô tội, hoặc rất thuần tịnh, rốt cuộc chuyện là như thế nào? Gần đây với việc tăng cường học Pháp, thuộc Pháp, thoáng cái nhìn thấy trong những lời đó là có những nhân tố bất hảo ‘lừa mình dối người’, ‘gạt người’.

Tôi không biết tu

Mỗi lần giao lưu tu luyện tâm tính, tu bỏ tâm chấp trước, sẽ có người tình cờ nói rằng: “Ài, tôi không biết tu thế nào.” Mới đầu nghe cảm thấy đồng tu rất vô tội: Không phải là người ta không muốn tu, chỉ là không biết tu; nhưng cũng không nghiên cứu kỹ. Hiện tại ý thức được rằng, câu nói đó là tự lừa mình, tự làm tê liệt chính mình, khiến cho bản thân không thể tinh tấn.

Bất cứ ai muốn làm việc gì cần chuẩn bị các tố chất tương ứng. Quân nhân có tố chất của quân nhân, học sinh có tố chất của học sinh, người tu luyện có tố chất của người tu luyện. Ra chiến trường, người vác cái xẻng xông lên, có được không? Đi học, bạn mang máy chơi game, có được không? Bạn nói, bạn không biết, ai tin đây? Tu luyện chính là tu bỏ tâm chấp trước, bạn tức giận đầu óc quay cuồng, đối với nhi nữ thì rối ruột rối gan, tâm đắn đo lợi ích sôi trào, những nhân tâm đó bày trước mặt bạn, bạn nói, bạn không biết đó là chấp trước ư, bạn không biết phải bỏ nó đi, có được không? Rõ ràng là không muốn bỏ nó, lại dùng “tôi không biết tu thế nào” để che giấu.

Đại Pháp lý bạch, ngôn bạch, không cần người ta phải đi đào bới, tìm tòi, đạo lý minh bạch bày ở đó, làm theo là được rồi. Nói “tôi không biết,” đây chẳng phải là giả bộ hồ đồ sao? Cho nên, không phải là không biết tu, mà là bạn không muốn tu! Hơn nữa, tâm chấp trước khiến cho bạn xuất hiện nghiệp bệnh, xuất hiện bị bức hại, tạo thành việc bạn tu không thành, hủy hoại những thứ của bạn, bạn làm sao vẫn còn không cảnh giác, lại còn hùa theo nó đây?

Có bao nhiêu đệ tử Đại Pháp, văn hóa không cao, chính là chỉ nghe theo lời Sư phụ, dạy chúng ta lấy thiện đãi người, nên chúng ta liền đối với ai cũng tốt; dạy chúng ta không chấp trước vào lợi ích, nên chúng ta liền bất động tâm, tu thành người tốt ngày càng tốt hơn. Đối diện nhân tâm, tu bỏ nó, bạn chính là đang tu; nỗ lực tu bỏ nó, chính niệm của bạn ngày càng mạnh, kiên trì tu bỏ nó, bạn chính là tinh tấn. Đây chẳng phải là tố chất cơ bản của người tu luyện ư?

“Tôi không thể tu” hay là “tôi không muốn tu”? Hàng nghìn vạn năm chờ đợi, tôi vẫn không muốn tu sao? Đây làm sao có thể là cách nghĩ của người tu? Ai khiến cho chúng ta không tu đây? Bất luận thế nào chúng ta cũng phải tu bỏ những nhân tâm đó.

“Mỗi từng chấp trước của chư vị, đều sẽ tạo thành chư vị tu không thành.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Miền Tây Mỹ quốc 2015)

Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy lập tức vứt bỏ nó.

Tôi không có cái tâm đó

Có đồng tu hối hả ngược xuôi, làm rất nhiều việc, nhưng đối đãi với đồng tu khác giới, tại phương diện cử chỉ, ngôn hành lại không chú ý, không thận trọng, tùy ý đập tay đạp chân, túm lấy, trừng liếc mắt, không kiêng dè gì, đến nhà đồng tu khác giới, mệt mỏi, liền gục xuống giường ngủ một lát, so với người nhà [họ] thì còn tùy tiện, khi có người chỉ ra chỗ không ổn thì liền nói: “tôi không có cái tâm đó.”

Quá khứ giảng ‘Nam nữ thụ thụ bất thân.’ Trong Pháp cũng đã giảng, quá khứ giữa nam nữ rất câu nệ, đây là tiêu chuẩn mà Thần cấp cho con người. Cho dù là vợ chồng, theo tiêu chuẩn chính thống mà Thần cấp cho con người, cũng phải là tương kính như thân. Tôi thể hội, đây chính là bảo cho con người tại bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được phóng túng, đều có thể bảo trì trạng thái chủ ý thức làm chủ lý trí của mình, không phóng túng, cũng không dễ dàng bị những sinh mệnh khác khống chế, có thể chân chính tự mình khống chế bản thân mình.

Thần là chân chính thuần tịnh, là không có sắc tâm, ngôn hành của họ là phi thường đoan chính, đoan trang, mỹ hảo, đó mới thực sự là trạng thái “không có cái tâm đó.” Thực sự không có cái tâm đó, thì không thể có những hành vi như vậy. Có những Thần trong cựu vũ trụ nhìn thấy bạn bản thân hành vi không đúng đắn, sẽ liền phóng đại, gia cường nhân tâm bất chính của bạn, cho nên bạn cũng không thể chỉ dừng lại ở một trạng thái, sẽ càng ngày càng phóng túng, cũng không thể coi thường, rất dễ xuất hiện vấn đề.

Sư phụ giảng:

“Đặc biệt là quan niệm đã hình thành, phương thức tư duy đã hình thành, những cái đó khiến bản thân rất là khó nhận thức ra những biểu hiện một cách không tự biết của nhân tâm. Nhận thức không ra thì làm sao buông bỏ? Đặc biệt là hoàn cảnh kia ở Trung Quốc, tà đảng đã huỷ đi văn minh truyền thống Trung Quốc, làm ra một bộ những thứ toàn là những gì của tà đảng, cái gọi là ‘văn hoá đảng’. Dùng phương thức tư duy mà chúng lập ra ấy, sẽ khó nhận thức Chân Lý vũ trụ, thậm chí không nhận thức ra được rằng những tư tưởng hành vi bất lương kia là đối lập với những giá trị phổ biến của thế gian. Rất nhiều tư tưởng bất lương mà không nhận thức ra nổi thì làm sao đây? Chỉ có chiểu theo Đại Pháp mà làm.” (Giảng Pháp vào ngày Kỷ niệm 20 năm truyền Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Dùng văn hóa Đảng mà nhìn, bản thân mình cũng không quá tệ, chưa phạm giới là tốt rồi. Dùng văn hóa truyền thống mà đo lường, thì có thể là tốt không? Vừa nhắc tới văn hóa truyền thống, những người kia thông thường đều rất mâu thuẫn, họ coi đó là quá thấp, để cấp cho con người, họ chỉ án chiểu theo Pháp. Đề cập đến văn hóa truyền thống, đầu tiên nghĩ tới là “cặn bã.” Hết thảy phản cảm đối với văn hóa truyền thống, những thứ này bản thân đều là do những nhân tố văn hóa Đảng tồn tại trong đầu não tạo thành. Vậy thì đối với văn hóa truyền thống, chúng ta phải có nhận thức như thế nào?

Sư phụ giảng:

“Thần là muốn dùng văn hoá Trung Quốc vào thời Chính Pháp, cũng là Thần đặt định, nguyên gốc vốn là văn hoá nửa-Thần. Những gì ở nơi đây đều rất tốt, những điều huy hoàng của văn minh năm nghìn năm, trong đó riêng những chuyện cổ lịch sử đã quả thực là nhiều không đếm được, đều là điểm sáng của văn hoá Thần truyền, trong quá trình con người từ thời kỳ viễn cổ cho đến tạo thành con người với phương thức tư duy hiện đại mà đặt định ra văn hoá. Nền văn hoá như thế mà được đưa ra, mọi người hãy thử nghĩ, khi xem sẽ thấy tốt hay không? Có là kinh điển không? Người ta xem có thích không?” (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Từ một giác độ khác mà nói, hiện nay là tu luyện của đệ tử Đại Pháp, không phải là viên mãn của cá nhân. Chúng ta là đang khai sáng, trải đường cho con người tương lai, để lại cho sinh mệnh tương lai, thậm chí cho các tầng thứ khác nhau, các cảnh giới khác nhau, vô lượng các chúng sinh đại khung khác nhau lưu lại một tham chiếu tương lai. Người ta có thể nói năm đó đệ tử Đại Pháp chính là làm như thế. Như vậy chúng ta không thể nói chúng ta không có cái tâm đó là được rồi, là thỏa mãn rồi. Đại Pháp tạo ra những sinh mệnh vị tha, mỗi một niệm đều là suy nghĩ cho người khác trước, cho nên chúng ta phải duy hộ Pháp, phải nghĩ cho chúng sinh, phải làm được chính phi thường mới được.

Ai đó như tu tốt như vậy, làm sao lại thành ra như vậy?

Lời kia vừa thốt ra, liền dễ dàng khiến cho người ta nghĩ đến tình huống của cá nhân kia, thực tế thì người mà nói mấy lời kia bản thân là có vấn đề, là bản thân không lý giải được hình thức tu luyện của Đại Pháp, Pháp lý không rõ ràng, mới xuất hiện nghi vấn như vậy.

Tu luyện Đại Pháp không có nói đến thành tích quá khứ, bạn tu tốt thế nào, một khi đạt đến tiêu chuẩn, liền cách khai qua, còn lại mặt này, chính là biểu hiện tu chưa được, nếu như không ngừng học Pháp, không ngừng đề cao mới có thể bảo trì trong một trạng thái tốt. Tu luyện không theo kịp, học Pháp không theo kịp rất dễ dàng bị can nhiễu, liền xuất hiện vấn đề.

Nếu như bản thân không minh bạch Pháp lý, bạn cũng không thể khẳng định ai đó vì chưa tu bỏ nhân tâm, hoặc học Pháp không theo kịp mà xuất hiện vấn đề, ngược lại bởi vì anh ta là người tu luyện rất tốt nên mới xuất hiện vấn đề, chính bạn lại trở thành dao động, không kiên tín với Đại Pháp. Việc này chính là vấn đề của bạn đối đãi như thế nào cho chính xác trên con đường tu luyện của mình, chứ không phải bảo bạn đi nghiên cứu người khác tu luyện như thế nào, ngược lại cũng bởi vì bạn không minh bạch pháp lý, khiến tà ác gia tăng bức hại vị đồng tu kia, mục đích là khiến cho bạn lung lay dao động, kéo bạn xuống, gia tăng sự bất ổn định của hoàn cảnh tu luyện.

Cho nên khi bản thân có loại nghi hoặc đó, cần phải ngay lập tức hướng nội tìm nhân tâm, tâm lo nghĩ, tâm sợ hãi, tâm bất tín Pháp v.v. khiến bản thân rõ ràng pháp lý, khiến cho không gian của bản thân mình thanh tịnh trở lại, mới không thể bị can nhiễu, mới ổn định hoàn cảnh của khu vực, mới có thể hỗ trợ các đồng tu ở trong ma nạn.

Tôi nếu không tín Sư tín Pháp thì có thể đi đến ngày hôm nay không?

Có người khi ở trong nghiệp bệnh, ma nạn, người khác nhắc nhở họ liệu có phải có suy nghĩ không tín Sư tín Pháp không, những đồng tu này thường thường lập tức phản bác: Tôi nếu không tín Sư tín Pháp thì liệu có thể đi đến ngày hôm nay không?

Câu nói này có thể rất dễ dàng chặn họng người khác, cũng rất dễ dàng khiến bản thân mình không tìm được chấp trước ẩn sâu, đồng tu thường coi việc không buông bỏ tu luyện chính là tín Sư tín Pháp, kỳ thực đây là hai việc khác nhau.

Pháp lý của Đại Pháp bao hàm hết thảy, bao quát phương phương diện diện, người tu luyện một mực kiên trì tu luyện, không tương đương với việc lý giải hết được, tiếp thụ hết được Pháp lý mà Sư phụ giảng hoặc làm theo vô điều kiện. Trong Pháp đã giảng qua những vấn đề, Sư phụ đã điểm đến thực chất, mà người đề xuất vấn đề bản thân không ý thức đến được, chấp trước bị ẩn tàng rất sâu, nhưng chúng thực sự là chấp trước, ngăn trở người ta tu luyện, đề cao.

Thời đầu khi Sư phụ truyền Pháp, Sư phụ đã từng bảo mọi người nghe giảng bài không nên quạt, vẫn có người quạt. Người dùng quạt đó chẳng phải là suy nghĩ rất minh xác: Tôi không tin lời Ngài nói. Với suy nghĩ này thì họ có thể không nghe theo. Nhưng tại cao tầng mà nhìn, hành vi của người đó là không tín, đây là chấp trước ẩn tàng mà bản thân họ ý thức không tới.

Kỳ thực loại biểu hiện này rất nhiều, có người trước đây là làm ăn, quản nhân sự, có thói quen tính toán, đo lường người khác, khiến cho bản thân biến thành giảo hoạt. Trong tu luyện nếu không chuyển biến quan niệm, bởi vì nếu như bản thân mình không tính toán, cân nhắc, thì chẳng phải chịu thiệt sao? Vậy thì thật là ngốc, thực tế là không tin Pháp đã giảng rằng “cái gì của chư vị thì sẽ không mất” (Bài giảng thứ Bảy, Chuyển Pháp Luân) Không tin có Sư phụ chăm sóc, không yên tâm, phải tự mình bảo hộ lấy mình. Nhưng họ có thể biểu hiện rất kiên định, cho rằng Đại Pháp tốt, tích cực đi làm các việc giảng chân tướng, nhưng những điều này không chứng minh rằng họ tín Sư tín Pháp.

Loại lời nói tự thị nhi phi này còn rất nhiều, chúng ta trong quá trình tu luyện đều cần phải nhận ra, chúng ta cần phải tĩnh tâm học Pháp, học Pháp nhiều, hơn nữa đi tu luyện tâm tính một cách thực tế, mới có thể không bị mê hoặc, mới có thể tìm ra chấp trước ẩn tàng phía sau, mới có thể phá trừ những can nhiễu, mới có thể làm tốt hơn việc cứu độ chúng sinh.

Cùng nỗ lực với các đồng tu, có điều gì chưa đúng xin từ bi chỉ rõ.

[Ghi chú của Ban biên tập: Bài viết dựa trên nhận thức cá nhân của tác giả về trạng thái tu luyện hiện tại, cùng quý đồng tu đối chiếu, để chúng ta có thể “Tỷ học tỷ tu”]

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/27/438627.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/30/201594.html

Đăng ngày 12-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share