Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-07-2021] Ngày 2 tháng 6 năm 2021, ba cư dân ở thành phố Kê Tây, tỉnh Hắc Long Giang đã bị kết án tù vì tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền Cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Ông Bao Vạn Minh, 50 tuổi bị kết án 9 năm tù cùng 100.000 nhân dân tệ tiền phạt.

Bà Đằng Thục Lệ, 51 tuổi bị kết án 7 năm tù cùng 80.000 nhân dân tệ tiền phạt.

Ông Chu Khắc Minh, 53 tuổi bị kết án 4 năm tù cùng 50.000 nhân dân tệ tiền phạt.

Các vụ bắt giữ

Ông Chu bị tố cáo vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Sau khi giám sát ông một thời gian, cảnh sát đã bắt giữ ông vào ngày 12 tháng 10 năm 2020. Bà Đằng và ông Bao chuyển tài liệu cho ông Chu cũng đã bị bắt giữ.

Trong khi bắt giữ bà Đằng, cảnh sát từ chối cho phép bà mặc áo khoác mặc dù thời tiết se lạnh vào tháng 10. Tại Cục Công công an quận Kê Quan, cảnh sát thay phiên nhau thẩm vấn bà. Họ không cho phép bà ngủ hay sử dụng nhà vệ sinh ngay cả khi bà đang đến kỳ kinh nguyệt. Họ còn tịch thu 3.000 nhân dân tệ tiền mặt ở trong túi của bà.

Ngày 18 tháng 11, vụ bắt giữ của ba học viên được phê chuẩn và họ bị giam giữ tại Trại tạm giam Thành phố Kê Tây.

Phiên tòa xét xử

Ngày 23 tháng 4 năm 2021, ba học viên bị Tòa án huyện Kê Đông đưa ra xét xử thông qua phiên tòa trực tuyến. Chỉ ông Bao có luật sư đại diện, luật sư đã thay ông không nhận tội. Hai học viên khác tự biện hộ cho bản thân và cũng không nhận tội. Thẩm phán và công tố viên liên tục ngắt lời trong khi hai học viên đang biện hộ cho mình.

Bà Đằng kể lại sự ngược đãi thân thể mà bà phải chịu đựng trong nhà giam. Ông Bao làm chứng chống lại việc cảnh sát đưa những đồ vật không phải của ông vào danh sách bằng chứng truy tố ông. Ông Chu lập luận rằng ở Trung Quốc không có điều luật nào buộc tội Pháp Luân Công và việc ông phân phát tài liệu về cuộc bức hại để nâng cao nhận thức của mọi người không làm hại tới ai. Ông cũng chỉ ra rằng số lượng bằng chứng truy tố cảnh sát sử dụng để truy tố ông không khớp với số lượng đồ vật mà họ tịch thu của ông.

Luật sư của ông Bao nói thêm rằng cuộc bức hại không có cơ sở pháp lý. Luật sư tuyên bố rằng chính quyền cáo buộc các học viên tội “lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật,” nhưng cảnh sát lại không đưa ra được bằng chứng chỉ ra điều luật nào đã bị phá hoại và phá hoại như thế nào.

Luật sư cũng lặp lại lập luận của thân chủ mình rằng cảnh sát đã vi phạm thủ tục pháp lý vì tùy tiện lục soát nhà các học viên và ngụy tạo bằng chứng truy tố.

Khi luật sư trích dẫn một thông báo của Cục Xuất bản Trung Quốc về việc thu hồi lệnh cấm sách Pháp Luân Công, công tố viên Lưu Xuân Ba trả lời rằng “Chúng tôi không tuân theo điều đó [trong việc khởi tố vụ án].”

Trước yêu cầu của luật sư về việc xác minh sự khác biệt về số lượng bằng chứng, thẩm phán Từ Trung Kỳ yêu cầu luật sư xem lại video lục soát nhà vào ngày hôm sau là ngày thứ 7 mà tất cả các cơ quan liên quan đều không làm việc.

Các bản án oan sai khác của Tòa án huyện Kê Đông

Trong vài năm qua, Tòa án huyện Kê Đông đã kết án nhiều học viên Pháp Luân Công vì kiện định đức tin của mình. Dưới đây là một số trường hợp.

Ngăn cản gia đình học viên đại diện cho họ

Trước khi bà Trịnh Kim Bình và bà Lưu Thục Vân bị đưa ra xét xử vào ngày 28 tháng 3 năm 2018, chồng bà Trịnh đã nộp đơn xin đại diện cho bà với tư cách là thân nhân, nhưng lại bị thẩm phán Cái Thu Hải từ chối. Cái đã tiến hành phiên tòa xét xử bí mật mà không thông báo cho gia đình hai học viên. Cả hai học viên đều bị kết án bốn năm bốn tháng cùng với 50.000 nhân dân tệ.

Khi con gái bà Quan Duyên Phượng nộp đơn để biện hộ cho bà trước tòa, thẩm phán đã từ chối yêu cầu của cô và từ chối cho phép cô tham dự phiên tòa xét xử bà Quan vào ngày 18 tháng 11 năm 2020. Chỉ có chị chồng bà Quan được phép vào phòng xét xử vào ngày hôm đó.

Thẩm phán che giấu luật sư

Ngày 15 tháng 1 năm 2018, bà Tùy Quế Lan, một giáo viên của Trường Tiểu học Thái Dương Thăng ở thành phố Kê Tây bị bắt giữ vì nói chuyện với mọi người về Pháp Luân Công. Sau khi bà bị truy tố, luật sư đã gọi cho thẩm phán Cái Thu Hải để hỏi về hồ sơ vụ án của bà vào ngày 23 tháng 5. Cái nói rằng ông ta đang đi công tác ở Bắc Kinh và không thụ lý vụ án. Luật sư liên hệ với Từ Kỷ Trung, chánh án tòa án, sau khi ông biết Từ đang thụ lý vụ án.

Từ có vẻ lo lắng khi nghe điện và hỏi luật sư nhiều câu hỏi. Sau đó, ông ta từ chối nghe điện khi luật sư hay gia đình bà Tùy cố gắng liên lạc với ông ta lần nữa.

Ngày 25 tháng 5, gia đình tới tòa án để tìm Từ và được trả lời rằng ông ta không có ở đó. Ngày 28 tháng 5, gia đình tới Phòng Thư tín và Thăm hỏi để khiếu nại về việc tòa án từ chối gặp luật sư.

Khi nhân viên tiếp dân nghe thấy đây là vụ án liên quan tới học viên Pháp Luân Công, họ thông tin cho gia đình rằng có một thông báo nội bộ tuyên bố rằng các vụ án Pháp Luân Công sẽ không được xử lý cho đến khi hồ sơ vụ án lên tới tòa án trung cấp. Họ yêu cầu gia đình liên hệ với Tòa án huyện Kê Đông để biết thêm thông tin.

Gia đình quay lại Tòa án huyện Kê Đông và một nhân viên đã giúp họ liên hệ với văn phòng của Từ, nhưng ông ta không có ở văn phòng. Sau đó, gia đình gọi vài cuộc gọi cho Cái, ông ta đã nghe điện và nói rằng ông ta đã quay về Bắc Kinh và không biết thông tin gì về vụ án.

Sau vài lần không liên lạc được với Từ, gia đình đã yêu cầu nhân viên chuyển thông tin tới Từ. Khi nhân viên biết đây là vụ án liên quan tới Pháp Luân Công, họ đã lấy lý do rằng một thẩm phán khác tạm thời thụ lý vụ án ngày hôm đó và không biết gì về vụ án.

Từ đã tránh mặt luật sư và lên kế hoạch cho hai phiên tòa xét xử. Trong phiên tòa đầu tiên, bà Tùy đã từ chối hầu tòa vì luật sư của bà không có mặt. Để tiến hành phiên xét xử lần nữa, Từ đã nói dối bà Tùy rằng luật sư từ chối tiếp nhận vụ án của bà.

Mặc dù không có luật sư bào chữa, nhưng Tòa án huyện Kê Đông đã kết án bà Tùy ba năm tù giam cùng 10.000 nhân dân tệ tiền phạt vào ngày 25 tháng 6.

Chủ tiệm tóc bị kết án vì đức tin của mình, gia đình đã bị hủy hoại

Bà Vương Ngọc Mai bị bắt giữ tại tiệm tóc của mình vào ngày 21 tháng 8 năm 2020. Sau khi biết về vụ bắt giữ của bà, chồng cũ của bà, 52 tuổi, đã tới để yêu cầu trả tự do cho bà nhưng vô ích. Ông rất đau buồn và bị đột quỵ. Ông đã qua đời vào một ngày sau đó.

Lo lắng cho sự an toàn của bà, em trai bà Vương đã bị tai nạn lao động và bị gãy hai ngón tay. Người cha ngoài 80 tuổi của bà cũng rất đau buồn.

Bà Vương bị Tòa án huyện Kê Đông kết án ba năm tù giam vào tháng 2 năm 2021. Khi ra đình đưa ra sự phản đối, thẩm phán đã trả lời: “Chúng tôi đã đối xử rất tốt với bà ấy khi [chỉ] kết án bà ấy ba năm.”

Thông tin của các cá nhân tham gia bức hại ba học viên:

Lật Tân (栗新), Đội trưởng Đội An ninh Nội địa Thành phố Kê Tây: +86-13904676962, +86-13945810177

Lưu Xuân Ba (刘春波), công tố viên, Viện kiểm sát huyện Kê Đông: +86-13125972577

Từ Trung Kỳ (徐忠祺), chủ tọa, Tòa án huyện Kê Đông: +86-13144665817

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/11/428021.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/6/194463.html

Đăng ngày 16-08-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share