Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục 

[MINH HUỆ 10-12-2020] Lúc tôi tiếp xúc với một số đồng tu, đặc biệt là trong các đồng tu lớn tuổi, tôi phát hiện có một vấn đề như này, hơn nữa nó còn khá phổ biến, nhưng đồng tu chia sẻ không nhiều nên tôi nghĩ rằng mình nhất định cần nói ra một chút, mong rằng đồng tu coi trọng vấn đề loại này.

Vậy nó là vấn đề gì? Chính là có đồng tu không muốn động não suy nghĩ, không muốn dùng não để phân tích vấn đề, nó rất bất lợi cho việc chính ngộ Pháp lý và hướng nội tìm của người tu luyện. Cá nhân tôi cho rằng có ba nguyên nhân như sau.

1. Có người từ lúc sinh ra đã dưỡng thành thói quen không muốn động não, không dùng não

Tại phương diện này, một mặt là có quan hệ đến những việc từng trải trong cuộc sống cá nhân, ví như không được học hành nhiều, hoặc là học vấn thấp, về sau trong công tác cũng không phải dùng đến lao động trí óc v.v. Những thứ này đã dưỡng thành thói quen không dùng não.

Mặt khác là giáo dục hữu ý của tà đảng khiến cho người ta đều biến thành dân ngu, rất nhiều lĩnh vực con người cần phải tư duy đều bị đẩy ra rìa, hoặc là định nó thành chủ đề cấm kỵ, ví như văn hóa tu luyện, văn hóa Thần truyền, chính trị, nhân quyền, còn có thường thức cơ bản để con người phán đoán thiện-ác đúng-sai v.v. Tất cả những thứ bất lợi đối với sự cai trị của tà đảng đều bị nhổ bỏ. Nó khiến cho mọi người quen để cho tà đảng kiểm soát toàn bộ những việc đáng ra bản thân mình cần phải lao tâm khổ trí tham dự vào. Dưỡng thành thói quen như vậy, những việc trong tu luyện cũng dễ dàng ỷ lại, chờ đợi dựa dẫm. Hơn nữa, những vấn đề này đều yêu cầu chúng ta suy nghĩ, phân tích, học “Cửu bình”, hướng nội tìm, sửa đổi tận gốc thì mới có thể phá trừ một cách hữu hiệu.

2. Không muốn chịu khổ lao động trí óc, có tâm lý ngại khó

Một số đồng tu trường kỳ quen với việc không động não, một khi yêu cầu họ động não suy nghĩ vấn đề, hoặc là dùng não học thuộc Pháp, họ sẽ có chủng tâm lý ngại khó, không muốn chịu khổ về phương diện này. Đặc biệt là đồng tu lớn tuổi, vẫn luôn mượn cớ tuổi tác cao, trí não không đủ dùng, nhưng thực ra thứ này là do quan niệm và tính ỳ của con người tạo thành, những đồng tu cao tuổi thường hay rất tích cực học Pháp, luyện công, cứu người cũng là những người có năng lực chịu khổ về nhục thân rất mạnh mẽ, họ chưa từng giải đãi về phương diện này, nhưng nếu yêu cầu họ suy nghĩ, phân tích vấn đề, hướng nội tìm chỗ thiếu sót của bản thân thì họ không quá coi trọng, làm ảnh hưởng đến sự đề cao của bản thân.

3. Cho rằng động não suy nghĩ không quan trọng

Có đồng tu lớn tuổi cho rằng động não suy nghĩ dường như không quan trọng, mình chỉ cần nỗ lực học Pháp, chiểu theo yêu cầu trong Pháp mà làm là được rồi. Thực ra, ở đây cũng có hiểu nhầm, nó chỉ là hình thức bề mặt chú trọng làm tốt ba việc, chứ không phải là toàn bộ của tu luyện, không có chú trọng đến nội hàm của Pháp.

Sư phụ giảng:

“… không biết Pháp tại cao tầng thì chẳng có cách nào tu; không hướng nội mà tu, không tu tâm tính [thì] chẳng thể tăng công. Đó chính là hai nguyên nhân.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi lý giải là trong khi hướng nội tìm tại vấn đề quan trọng rất cần chúng ta không ngừng suy nghĩ, phân tích và tìm ra thiếu sót, cần hết sức động não. Đương nhiên ở đây không phải nói đồng tu đào sâu vào từng chữ khi học Pháp, đó lại là một cực đoan khác rồi. Là để nói rằng ít nhất chúng ta cũng cần có nguyện vọng chủ quan muốn biết Pháp lý tầng cao hơn và Đại Pháp có thể chỉ ra cho chúng ta chỗ thiếu sót, cần theo hướng này mà suy nghĩ, mà ngộ; còn nếu như nói nguyện vọng cũng chẳng có thì lại đi sang một cực đoan khác.

Trường kỳ không muốn suy nghĩ còn dẫn đến niệm lực không mạnh, không tập trung, đại não thường hay trong trạng thái lơ đễnh, như vậy sẽ tạo thành chủ ý thức không mạnh.

Còn có một loại tình huống là không muốn động não, không muốn phân tích, không có chủ niệm của bản thân. Đại não thường hay trong trạng thái “rời rạc không kết nối”, lúc có tín tức đưa vào tư tưởng thì cũng theo nó mà nghĩ, mà làm, không thèm phân biệt nó có phải là bản thân đang nghĩ hay không, không thể minh bạch tu luyện chủ ý thức của mình, đây đều là những vấn đề rất quan trọng.

Có đồng tu lúc bình thường học Pháp, luyện công, cứu người đều rất tích cực, nhưng vào lúc bị tà ác bắt cóc, dưới áp lực sợ hãi cao độ, biểu hiện ra không biết phải xử lý thế nào, dễ dàng phối hợp với tà ác làm ra những việc không nên làm, sau đó cũng không có nghiêm túc suy ngẫm lại. Đương nhiên ở đây có nguyên nhân là tâm sợ hãi, đồng thời cũng phản ánh ra đồng tu không rõ ràng về Pháp lý, từ trên Pháp lý không ý thức được mình không nên làm như vậy. Tôi nghĩ ở đây cũng có nguyên nhân là lúc bình thường không suy nghĩ và không ngộ.

Mặt khác, nếu là đồng tu trường kỳ không muốn động não, lúc học Cửu bình, liễu giải tà đảng, phá trừ văn hóa đảng, liễu giải văn hóa Thần truyền chính thống, định hình lý niệm làm người chính thống đều cần dùng đến trí não, những phương diện này cũng là những thứ người tu luyện cần phải quy chính.

Một chút nhận thức cá nhân vẫn còn thô thiển, không hẳn là toàn diện, nếu có chỗ nào chưa đúng, mong đồng tu từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/12/10/不要養成不用腦的習慣-416212.html

Đăng ngày 20-12-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share