[Trung tâm thông tin Pháp Luân Đại Pháp]

Chúng tôi tin rằng, khi sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc bị phơi bày toàn bộ, cuộc bức hại sẽ chấm dứt, bởi một lẽ đơn giản là thế giới không thể nào dung thứ nó được. Việc những nhà lãnh đạo của cộng sản Trung Quốc đã đi xa tới mức này trong việc che đậy, giấu giếm những hành động của họ kể từ năm 1999 cho thấy rằng họ cũng tin vào điều này.

Các bài báo trước đó ở trong loạt phóng sự này:
“Khái quát về cuộc bức hại” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/1/118272.html)
“Những câu hỏi thường gặp về cuộc bức hại” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/2/118294.html)
“Mốc thời gian của cuộc bức hại”(https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/3/118302.html)
” Cuộc bức hại: Nguồn gốc” (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/4/118331.html)
” Cuộc bức hại: Sự giết chóc”: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/5/118357.html
” Cuộc bức hại: Những cá nhân then chốt”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/5/118351.html)
“Thu hoạch nội tạng”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/6/118389.html)
“Thế Vận Hội Bắc Kinh và Pháp Luân Công (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/6/118388.html)
“Tra tấn thể xác”:(https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/7/118409.html)
“Tra tấn tinh thần”:(https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/7/118410.html)
“Hành hạ tinh thần”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/8/118438.html)
” Cưỡng bức và tấn công tình dục”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/8/118428.html )
“Bắt giam tùy tiện và lao động nặng nhọc: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/9/118464.html )
“Sự thiếu thốn”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/9/118463.html )
“Gia đình và người thân”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/10/118485.html)
“ Phòng 610″: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/10/118480.html)
“Bức hại tại chỗ làm và trường học”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/11/118502.html)
“Sự vi phạm luật pháp Trung Quốc”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/11/118495.html)
“Sự vi phạm các hiệp ước quốc tế”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/12/118523.html)
“Tội đồng lõa của tòa án Trung Quốc”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/12/118521.html)
“Kiểm soát truyền thông ở Trung Quốc”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/13/118552.html)
“Các vụ kiện trên toàn thế giới”: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/13/118553.html)
“Hệ thống lôi kéo “: (https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/4/118326.html)

**************

Hướng tới sự chấm dứt cuộc đàn áp này, dưới đây là một loạt bài được xây dựng để vạch trần và sử ký lại một cách toàn diện hơn nữa về mọi phương diện của cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Xin mời quý đọc giả cùng chúng tôi trong tháng này hàng ngày cùng kiểm chứng lại thêm những bài biên lại tội ác chống lại nhân loại mà Đảng cộng sản Trung Quốc đã gây ra trong hơn 11 năm bức hại Pháp Luân Công vừa qua.

Để những tuyên truyền chống Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc ngấm vào xã hội, ĐCSTQ đã cố tìm cách bịt đi những quan điểm khác. Nỗ lực này đã được thực hiện thông qua việc kiểm duyệt ngấm ngầm và công khai.

Kiểm duyệt công khai nghĩa là cấm tất cả sách, báo, băng thu âm, băng hình, tờ rơi, và những vật dụng khác mà nói về Pháp Luân Công một cách tích cực.

Trong ba tháng đầu tiên sau khi chiến dịch phản đối Pháp Luân Công được phát động vào tháng 7 năm 1999, trên 21 000 000 cuốn sách về Pháp Luân Công đã bị tịch thu. Nhiều hoạt động phá hoại quy mô lớn trên toàn thành phố đã phá hủy một lượng lớn sách ở trên phố (ảnh, xin xem tại [1]).

Công an và các thành viên của các ủy ban sở tại (những gián điệp của ủy ban) đã lục soát  nhà riêng, dẫn đến việc lấy đi hơn 10 triệu sách về Pháp Luân Công từ năm 1999.

Tất cả trang thông tin về Pháp Luân Công, gồm cả ở nước ngoài, đều đã bị chặn từ khi chiến dịch mở cuộc công kích dữ dội; chỉ đơn thuần là một lần đi thăm viếng ai đó cũng có thể dẫn người đó vào tù. Ngay cả chính các trang thông tin của truyền thông nước ngoài cũng bị chặn bất cứ lúc nào họ đưa tin về cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Theo CNN, có khoảng 100 000 công an mạng đã vào cuộc để giám sát hoạt động trên mạng (xin xem phần Internet).

Tuy nhiên, thông thường, chính quyền Trung Quốc không cần viện đến kiểm duyệt công khai để bịt miệng những quan điểm bất đồng. Nó chủ yếu dựa vào việc kiểm duyệt ngấm ngầm ; nói cách khác, các nhà báo và nhà biên tập trong các tổ chức truyền thông của Trung Quốc đều thực hiện việc tự kiểm duyệt ở mức độ cao vì họ đang ở dưới con mắt theo dõi của ĐCSTQ.

Kết quả của những chính sách kiểm duyệt này là trong gần một thập kỷ, không thể tìm thấy bất kỳ biểu hiện công khai bảo vệ Pháp Luân Công – dù là trong chính phủ, trên truyền thông, hay ở các bài luận mang tính học thuật.

Những người  nói ra sự bất đồng ý kiến đều là với tình trạng rủi ro cao và thường phải trả một cái giá đắt. Một việc đơn thuần như dán một thông báo cũng có thể dẫn người đó vào tù – những điều luật mới gán cho việc đó là “việc lật đổ”. Nhiều người bị kết án tù nhiều năm chỉ vì đã vào các trang thông tin Pháp Luân Công bị cấm và in ra nội dung của nó. Tháng 12 năm 2004, hơn 11 người bị bắt giam chỉ vì đăng chứng cứ về tra tấn lên mạng ( xin xem tại: https://www.rsf.org/article.php3?id_article=12179 , Tổ chức phóng viên không biên giới)

Ví dụ, sau khi luật sư nhân quyền Cao Trí Thịnh viết thư cho các lãnh đạo ĐCSTQ để kêu gọi họ chấm dứt chiến dịch tra tấn đối với học viên Pháp Luân Công, ông và gia đình ông đã bị theo dõi, cuộc sống riêng bị can thiệp, và cuối cùng là bị bắt giữ và bị tra tấn theo như báo cáo – (Ông Cao mô tả những khó nạn của mình trong một cuốn sách ông đã viết trước khi ông biến mất vào năm 2007: A China More Just – Một Trung Quốc công bằng hơn.[2]).

Điều để lại cho người dân Trung Quốc là các cuộc đàm luận kín về các chủ đề nhạy cảm như Pháp Luân Công với thông tin nhận được thông qua  tờ rơi “bất hợp pháp”, những cuộc trò chuyện riêng, và đối với những người có kĩ năng về công nghệ – là các trang thông tin bị cấm.

Bản gốc được đăng tại: https://faluninfo.net/print/648/


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/7/14/118573.html
Đăng ngày 20-08-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share