Bài của một học viên Đại Pháp ở Pháp
[MINH HUỆ 26-05-2010]
Lễ trao giải thường niên đã được tổ chức ở Trường Báo chí của Học viện Khoa học Chính trị danh tiếng (Science Po) vào chiều ngày 20 tháng 5, 2010 ở Paris. Ba sinh viên đã nhận được “giải tin tức hàng năm Daniel Pearl của năm 2010”. Sinh viên Yemeli Ortega đã dành được giải ba cho báo cáo của cô về học viên Pháp Luân Công cô Phùng Nhã Quân (Feng Yajun), người đã bị ĐCSTQ giam giữ và tra tấn. Cô nói rằng phẩm chất cao quý của cô Phùng Nhã Quân đã cho cô nghị lực và cảm hứng để viết câu chuyện này.
Từ trái sang: Ở vị trí thứ hai là người dành giải nhất Agnes Bun, đại diện của tờ báo Wall Street, Yemeli Ortega, Tổng phụ trách tổ chức Nhà báo không biên giới
Ông Bernard Volker, Hiệu phó của Trường Báo chí của Viện Khoa học chính trị và thành viên của hội đồng trao giải, nói về giải thưởng trao tặng cho báo cáo về việc bức hại các học viên Pháp Luân Công của chế độ cộng sản Trung Quốc. Ông nói “Thật ra mà nói, giải thưởng của chúng tôi không chống lại Trung Quốc. Nó là dựa trên cơ sở là giá trị của báo cáo, sự thật trong bản báo cáo đã phơi bày việc bức hại các học viên Pháp Luân Công bởi chế độ cộng sản Trung Quốc, chất lượng của bài báo, và sự cảm thông của chúng tôi đối với nhân vật chính của báo cáo. Nghề nghiệp của chúng tôi không phải là chỉ trích chính quyền Trung Quốc; chúng tôi chỉ là giáo viên. Tuy nhiên, điều đó cũng không ngăn chúng tôi nói một điều rằng: “Chế độ cộng sản Trung Quốc là kẻ thù của tự do”
Ông Volker đã từng là trưởng ban phụ trách các vấn đề chính trị của Đài truyền hình Pháp TF1. Ông nói: “Tất cả các phóng viên đều biết rằng chế độ ĐCSTQ là một chế độ độc tài và rằng nó chà đạp lên nhân quyền. Điều quan trọng của việc trao tặng giải thưởng cho cô Ortega là để cho cộng đồng quốc tế biết về Pháp Luân Công và rằng tuyên truyền của chế độ ĐCSTQ là không khách quan.
Sinh viên đoạt giải: Các học viên Pháp Luân Công tiếp cho tôi nghị lực
Cô Phùng Nhã Quân (đầu tiên bên trái) và cô Yemeli Ortega sau buổi lễ.
Cô Ortega nói về việc tường thuật lại câu chuyện của cô trong buổi phỏng vấn. Cô nói: “Lúc đầu, tôi nhận thấy những người Pháp và Trung Quốc tập các bài tập rất yên hòa và nhẹ nhàng ở những công viên khác nhau ở Paris. Tôi đã rất tò mò nên tôi hỏi chuyện họ. Họ rất cởi mở và đã nói cho tôi biết họ đang làm gì và thậm chí còn mời tôi cùng tập với họ. Họ cũng cho tôi xem các sách của Pháp Luân Công.
“Ban đầu, đó chỉ là do tâm lý tò mò. Sau đó, tôi biết được về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Khi đó trực giác của nhà báo ở tôi nổi lên, và tôi muốn viết một bài báo về điều đó. Tôi cảm thấy nó là một vấn đề rất quan trọng và thật phi lý là một môn tập yên hoà đến như vậy lại đang phải chịu bức hại thật tàn bạo”
Cô Ortega đã tiến hành một loạt các cuộc điều tra. Cô nói: “Vì tôi không thể tới Trung Quốc để báo cáo về điều này, nên tôi làm điều đó ngay ở nước Pháp này. Tôi liên lạc với Đại sứ quán Trung Quốc ở Pháp đầu tiên, sau đó là phái đoàn Trung Quốc ở Tổ chức Văn hóa, Giáo dục, và Khoa học của Liên hợp quốc. Họ không bao giờ hồi âm. Tôi cũng cũng liên hệ với Uỷ ban Nhân quyền Pháp, và họ cũng không mấy hứng thú trò chuyện với tôi.”
Tuy nhiên, tôi được người phụ trách về Trung Quốc ở Chi nhánh tại Pháp của Tổ chức Ân xá quốc tế giúp đỡ, đặc biệt là về vấn đề cắp mổ nội tạng các học viên Pháp Luân Công. Cô cũng được ông Yves Chapuis, Chủ tịch Uỷ ban đạo đức của Viện Y học Pháp và ông Francis Navarro, Trưởng Khoa Cấy ghép tạng của đại học Montepellier ủng hộ và giúp đỡ. Cô cũng tham khảo cuốn sách Mổ cắp đẫm máu: Giết hại các học viên Pháp Luân Công để lấy tạng của ông David Matas và ông David Kilgour.
Cô Ortega nhấn mạnh rằng người giúp đỡ cô nhiều nhất chính là cô Phùng Nhã Quân. Cô Phùng Nhã Quân là học viên Pháp Luân Công nữ duy nhất ở Pháp mà đã bị giam giữ và tra tấn ở Trung Quốc trước khi trốn thoát khỏi hiểm họa bị mổ cắp tạng. Khi cô Phùng nhớ lại những đau khổ và thương tổn của mình, cô không bao giờ khóc mà thể hiện một vẻ vô cùng cao quý. Nhân cách cao quý của cô Phùng đã là nguồn động viên lớn lao để cô Ortega hoàn thành bản báo cáo.
Tiêu đề của bài báo cáo đoạt giải của cô là: “Pháp Luân Công đang bị chính quyền Trung Quốc bức hại, vậy mà chính quyền Pháp lại dửng dưng”. Cô chỉ ra rằng, “ Đúng như tiêu đề bài báo cáo của tôi, chính quyền Pháp dường như không sẵn lòng thể hiện một lập trường rõ ràng về vấn đề Pháp Luân Công.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/5/26/224392.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/30/117513.html
Đăng ngày 04-06-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản