Bài bình luận của Minh Huệ (www.minghui.org)

[Minh Huệ] Hôm nay tôi được tin rằng trong 2 ngày 16 và 17 tháng 11, trong khi Hồ Cẩm Đào đang viếng thăm Argentina với cương vị Chủ tịch Trung Quốc, các đệ tử Pháp Luân Công có đến thỉnh nguyện ôn hoà với Hồ Cẩm Đào và phái đoàn Trung Quốc và giương cao khẩu hiệu như “Pháp Luân Đại Pháp Hảo”, “Chân Thiện Nhẫn” và kêu gọi “Đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý”. Tại một vài địa điểm thỉnh nguyện và ngay trước mặt phái đoàn Trung Quốc được Hồ Cẩm Đào dẫn đầu, các nhân viên toà đại sứ Trung Quốc đã dùng bạo lực để giành giật và phá hủy các khẩu hiệu, thậm chí còn dùng dao để cắt đứt các khẩu hiệu của các đệ tử Pháp Luân Công.

Vào tháng Giêng năm nay khi Hồ Cẩm Đào thăm viếng Pháp, các đệ tử Pháp Luân Công đến để đón mừng y và thỉnh nguyện đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý. Cảnh sát Pháp đã bắt bớ và khẩu cung một số đệ tử, những người đã thỉnh nguyện ôn hoà và chào mừng Hồ Cẩm Đào. Đài BBC báo cáo vào ngày 29 tháng 1 rằng một số báo chí tại Pháp đã hỏi tổng thống Pháp Chirac là, có bao nhiêu quyền lợi về kinh tế mà họ Hồ đã mang cho Pháp khi phải cúi đầu với họ Hồ? Tờ báo Pháp Le Figaro mỉa mai rằng tổng thống Chirac có hành động quá đáng khi làm vừa lòng họ Hồ. Tờ báo World Daily nói rằng làm ngơ trước những vi phạm trầm trọng về nhân quyền của Trung Quốc là không thể tha thứ được, “Ngoại giao không bao giờ tự nhiên mà có, nhưng nó phải được dựa trên những dữ kiện có thật, vì thế ngoại giao hay không thể dùng cái bề mặt giả tạo phủ đặt lên trên những bằng chứng vi phạm trầm trọng về nhân quyền của Trung Quốc”.

Theo một báo cáo bởi đài VOA vào ngày 10 tháng 6 năm 2004, Hồ Cẩm Đào thăm Ba Lan vào ngày 8 tháng 6. Trong ngày y đến, một luật sư Ba Lan nói rằng ‘đội chào mừng’ được tổ chức bởi Toà đại sứ Trung Quốc bắt đầu xô đẩy những người thỉnh nguyện ôn hoà. Sau đó họ giương cao những khẩu hiệu ủng hộ “đỏ” với mục đích là che các khẩu hiệu, cờ của những người Tây Tạng đang biểu tình cho độc lập và cũng là để che những khẩu hiệu của các đệ tử Pháp Luân Công như “Đưa Giang Trạch Dân ra trước công lý” và “Pháp Luân Đại Pháp Hảo”. Ông luật sư nói “Họ rất khiêu khích. Một người tài xế của nhóm chào mừng nhảy ra khỏi xe và bắt đầu hành hung các đệ tử Pháp Luân Công, nhưng bị cảnh sát Ba Lan ngăn chận”. Cái cảnh “chào mừng” có môt không hai của toà đại sứ Trung Quốc đã bị những phản đối mạnh mẽ tại Ba Lan.

Cho đến nay chúng ta chưa thấy Hồ Cẩm Đào tỏ rõ lựa chọn vị trí của mình về những sự kiện xảy ra cho phái đoàn ngoại giao Trung Quốc về việc chà đạp nhân quyền và phạm pháp tại những quốc gia mà họ làm việc, hay chúng ta cũng không thấy bất cứ nỗ lực nào để đưa những kẻ khủng bố chịu trách nhiệm của họ.

Trong chuyến thăm viếng của y với Châu Mỹ La tinh, mặc dầu Hồ Cẩm Đào chỉ ở lại Argentina trong 2 ngày, những sự việc thỉnh nguyện ôn hoà của các đệ tử Pháp Luân Công lại bị bức hại, hành hung ngay trước mặt y, và xảy ra nhiều lần. Là một lãnh tụ đứng đầu Trung Quốc, sự im lặng của y về những sứ mạng ngoại giao của Trung Quốc và những hành động xấu xa của họ được hiểu là sự chấp thuận và khích lệ cho những việc đó.

Đã hơn 2 năm từ khi Hồ Cẩm Đào lên nắm quyền hành với chức Chủ tịch. Chính sách khủng bố Pháp Luân Công vẫn còn tiếp tục. Mỗi ngày có rất nhiều đệ tử bị bắt bớ, tra tấn, hành hạ rất man rợ và một số vùng chính sách khủng bố đã gia tăng, và nhiều người bị tra tấn. Trong 2 năm này, vô số các đệ tử vẫn bị bắt bớ trái phép, giam cầm, tẩy não, kết án bất hợp pháp, giết hại và vô số gia đình các đệ tử bị tàn phá và đổ vỡ.

Vào ngày 18 tháng 11, trong khi bạo động tại Argentina, chúng ta có thể thấy trên Minh Huệ (www.minghui.org) báo cáo hơn 20 trường hợp bị bức hại, tra tấn tại Trung Quốc, mà đây là trong thời Hồ Cẩm Đào đương nhiệm.

Một trong những trường hợp nảy xảy ra tại Nhà tù Số 2 tại tỉnh Cát Lâm, các nhân viên trại giam dùng kim đâm một đệ tử Pháp Luân Công, tra tấn bằng ba tông điện, treo họ lên và tạt nước sôi vào người họ, bắt họ ngồi lên trên những ghế chông 24 tiếng mỗi ngày, ngoại trừ giờ ăn và đi nhà vệ sinh, và những hành động tra tấn khác. Đối với những người không chịu ly khai với Pháp Luân Công, họ bị bắt buộc “nằm giường căng thẳng”. Tay chân các đệ tử bị trói vào 4 chân giường và sau đó bị kéo giãn ra. Khi những tay chân bị kéo quá giãn ra, gây nên gảy xương, đứt gân và bị trẹo khớp. Tay chân họ đều bị liệt, tật nguyền, đến nỗi họ không bò được hay mặc áo quần được nữa.

Một ví dụ khác là tại the trại cưỡng bức lao động Zhengzhou Shibalihe tỉnh Hà Nam, mà trực tiếp chỉ đạo bởi Giang Trạch Dân. Trại này dùng các tội phạm tra tấn các nữ đệ tử bằng cách kéo vú của họ ra và dùng tô-vít đâm vào chỗ kín của phụ nữ.

Mới đây, nhiều người vạch trần những tra tấn tại Trùng Khánh (Chongqing), nơi mà một sinh viên năm thứ ba Cao học về Điện cao thế Wei Xingyan bị hãm hiếp bởi công an, và là mục tiêu phá hại của công an. Những người thực hiện quyền tự do của họ do Hiến pháp chỉ định và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và đạo đức đều là mục tiêu của bức hại. Họ không nhận được một chút gì ân sủng, bảo vệ dưới sự lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào, nhưng lại còn bị bắt, tra tấn, giam giữ, giết hại một cách trái phép.

Trong 2 năm qua, có bao nhiêu người đã bị giết hại? Bao nhiêu người đã phải bỏ nhà trốn đi hay gia đình bị tan nát? Bao nhiêu người bị đe doạ, nhà cửa bị lục soát hay bị phạt vạ vô cớ? Bao nhiêu người bị bắt bớ bất hợp pháp vì chính sách khủng bố và cha mẹ già, con dại của họ không còn nơi nương tựa? Bao nhiêu người bị đơn vị làm việc gây khó khăn chỉ vì người nhà hay đồng nghiệp của họ tu luyện Pháp Luân Công? Nếu tất cả những trường hợp như thế được thu thập đầy đủ, con số sẽ vượt trên 100 triệu người. Chính sách khủng bố này đã gây ra bao nhiêu đau thương, thảm trạng cho nhiều người, cho xã hội và những trường hợp đã xảy ra trong 2 năm qua chỉ là một con số ước đoán.

Đối diện với những thực tế như vậy, đối với Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch Trung Quốc, làm sao có thể trốn tránh trách nhiệm của mình được?

Hai năm kể từ khi họ Hồ nắm chính quyền, phe phái Giang Trạch Dân vẫn còn hành hoành với luật rừng mặc ý, và tiếp tục chà đạp lên Hiến pháp Trung Quốc và tước đoạt tất cả các quyền hạn của các đệ tử Pháp Luân Công. Hành động này cũng không được đưa ra xét xử, nhưng lại được họ Hồ chấp thuận một cách lặng lẽ âm thầm.

Như tục ngữ Trung Quốc nói “Mỗi một sự bất công đều có sự đền bù, mỗi một món nợ đều có người phải trả”. Các đệ tử Pháp Luân Công không có ý đồ chính trị, chính phủ hay đảng phái chính trị, và không bao giờ quan tâm đến những việc này. Tuy nhiên, chúng ta sẽ theo đuổi tất cả những cá nhân hay nhóm người trách nhiệm với chính sách khủng bố này cho đến cuối cùng. Đầy là vì trách nhiệm với các đệ tử vô tội đã hy sinh mạng sống của họ chỉ vì họ muốn được công lý và giúp nhân dân Trung Quốc, những người theo chân lý Chân Thiện Nhẫn trong thâm tâm họ, vì thế càng nhiều người Trung Quốc càng được theo đúng đạo đức con người. Một quốc gia mà nói với dân nên chối bỏ, từ khước Chân Thiện Nhẫn không thể có ổn định xã hội hay một tương lai tốt đẹp đươc.

Giang Trạch Dân, vì quyết định cá nhân của y đã phát động chính sách khủng bố Pháp Luân Công, chắc chắn sẽ bị lịch sử phỉ nhổ. Trong tương lai gần đây, y chắc chắn sẽ phải trả món nợ mà y đã gây, và sẽ bị công lý trừng phạt và xét xử. Những đệ tử Pháp Luân Công tại hải ngoại sẽ đưa y ra trước vành móng ngựa và tất cả những tên hầu đoàn, dưới trướng của y cũng vậy. Vả lại, những điều này hiện đang được bàn luận ngay tại Trung Quốc, và sẽ biến thành sự thật trong một ngày không xa.

Chúng tôi muốn hỏi rằng, dựa trên những sự kiện tại Argentina, Hồ Cẩm Đào đang chọn lựa Pháp Luân Công hay Giang Trạch Dân? Có phải Hồ Cẩm Đào muốn chịu trung trách nhiệm theo Giang Trạch Dân trong chính sách khủng bố Pháp Luân Công không?

Tôi hy vọng Hồ Cẩm Đào tỉnh thức ngay lập tức và thi hành nghĩa vụ theo đúng với lương tâm của mình.

18-11-2004

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/11/18/89517.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/11/19/54733.html.

Dịch ngày 20-11-2004, đăng ngày 21-11-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share