Bài của một đệ tử Úc châu
[Minh Huệ] Tờ báo Sydney Morning Herald đã đăng bài trên trang đầu của tờ báo về câu chuyện của Tang Yiwen. Người viết, Hamish McDonald, một phóng viên của hãng Australian Associated Press, hiện nay anh ta đang làm việc tại Bắc Kinh. Câu chuyện ghi lại những kinh nghiệm của Tang trong thời gian bị tra tấn tại trại cưỡng bức lao động và tại các lớp tẩy não và lòng thành tín của cô với Pháp Luân Công mặc dầu chịu đựng những cực hình như thế. Bài này là bài đầu tiên trong dư luận báo chí tại Úc được đăng tải nói về chính sách khủng bố Pháp Luân Công và sự bất công đang gánh chịu bởi các đệ tử Pháp Luân Công tại Trung Quốc.
Bài viết thật sự biểu lộ được hành động khủng bố dã man và chính sách khủng bố, tra tấn vô nhân đạo trong trại cưỡng bức lao động và trại tẩy não nơi mà các đệ tử Pháp Luân Công đang bị giam giữ. Bài viết hoàn toàn vạch trần những tội ác của chế độ Giang Trạch Dân, và những bịa đặt, tuyên truyền, lừa mị của bộ máy tuyên truyền của họ; bài viết cũng cho người đọc biết rõ về tội trạng diệt chủng, tra tấn, và những hành động vô nhân đạo mà chế độ Giang Trạch Dân đã vi phạm, và cho người đọc một sự hiểu biết rõ ràng hơn về Pháp Luân Công, và các đệ tử của Pháp Luân Công đã có những hoạt động nhằm ngăn chận, chấm dứt chính sách khủng bố vô nhân này bằng cách giảng rõ sự thật, triển lãm chống tra tấn… Rất nhiều người hiểu biết hơn và ủng hộ Pháp Luân Công hơn.
Đám hầu đoàn của Giang Trạch Dân biết rõ ràng về việc làm can đảm của tờ The Sydney Morning Herald là một dấu hiệu đầu tiên của dư luận thế giới vạch trần tội ác mà họ đã gây ra cho các đệ tử Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Trong khi điên loạn vì vấn đề này, Feng Tie, một tham sứ của toà đại sứ Trung Quốc tại Canberra (thủ đô Úc) lập tức gởi một bài ngắn đến The Sydney Morning Herald , cố gắng buộc tội và đe doạ tờ The Sydney Morning Herald. Bài viết nói rằng câu chuyện của Tang Yiwen là “chỉ nói lên quan điểm của một phía”, ngụ ý rằng cuộc phỏng vấn là một hành động không công bằng mà không được sự chấp thuận của chính quyền Trung Quốc. Luật lệ của Đảng là bất cứ tin tức gì về Pháp Luân Công cần phải được từ Đảng hay từ Xinhua News Agency (Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của Đảng). Bây giờ tờ the Sydney Morning Herald đã đăng tải một bài viết về kinh nghiệm thật sự của một người có thật, thậm chí còn thêm một bài bình luận về vấn đề đó nữa.
Toà đại sứ Trung Quốc viết bài nói rằng bài báo “phát xuất từ một nguồn tin sai trái”. Đảng thì bao giờ cũng che đậy sự thật, và tung tin phỉ báng sự thật. Khi đối diện với những tin tức cụ thể, thật sự mà có hại cho Đảng, đặc biệt là tin tức đụng đến những sự vụ bên trong, thì họ tuyệt nhiên đối kháng và thậm chí còn kết tội cho nạn nhân. Trong thực tế, dùng lời lừa dối để che đậy sự thật hay cố tình che dấu sự thật cuối cùng cũng không thành công, vì cũng giống như dùng giấy để đậy lửa. Rất nhiều người có thể hiều rỏ rằng câu chuyện của Tang Yiwen được đăng trên the Sydney Morning Herald không chỉ nói lên kinh nghiệm cay đắng riêng của cô. Nó là thật sự câu chuyện của hàng vạn đệ tử Pháp Luân Công đang bị khủng bố, bức hại tại Trung Quốc
Tôi đã sống tại Bắc Kinh, trong khi đó Tang Yiwen ở rất xa, tại Quảng Châu (vùng nam Trung Quốc). Tuy nhiên, tôi cũng chịu bức hại giống như cô Tang đã bị. Thậm chí cách bị giam cầm, bị tra tấn, và các cách, các phim, các băng mà chúng tôi chịu đều giống như nhau, ngay cả cách mà chúng tẩy não cũng vậy. Tất cả những thứ đó là được dự định, dàn xếp, tổi chức bởi Giang Trạch Dân và Phòng 610, một công cụ do y sinh sản ra. Cả hai vợ chồng tôi đã hơn 60 tuổi. Là những nhà nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, chúng tôi được tưởng thưởng nhiều bằng khen vì những công trạng nghiên cứu của chúng tôi.
Chồng tôi cũng là một tham vấn cho những sinh viên đang theo bằng tiến sĩ, và cũng được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi từ chính phủ. Tuy nhiên, ông ta bị bắt bốn lần vì tu luyện Pháp Luân Công, và thậm chí còn bị bắt cóc và đưa đi trại cưỡng bức lao động để tẩy não.
Tôi bị bắt cóc 6 lần. Vì tham dự Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm, tôi bị kết án 3 năm tù ở. Vì thế, toàn thân và tâm trí của tôi hầu như suy sụp. Rất nhiều đệ tử Pháp Luân Công khác còn bị tra tấn trầm trọng hơn tôi. Tin tức về việc các đệ tử bị tra tấn đến chết hay gia đình họ tan nát hầu như xảy ra hằng ngày. Ít nhất cũng hơn 1000 đệ tử đã bị giết hại. Những gì Hamish McDonald viết chỉ là một câu chuyện của hàng vạn câu chuyện có thật đang xảy ra tại Trung Quốc.
Từ bài viết của tờ the Sydney Morning Herald, chúng ta có thể thấy rằng Giang Trạch Dân và đám hầu đoàn đang vi phạm trầm trọng quyền tự do của mọi người, tra tấn dã man những người khác với họ về tín ngưỡng, và chà đạp quyền quyết định của con người. Có phải đây là một thử thách của toàn nhân loại không?
Đây chính là một quả đấm thôi sơn cho chế độ Giang Trạch Dân, mà một cơ quan ngôn luận ngoại quốc đã đăng tải và nói thật về điều mà họ triệt để cấm đoán, là vạch trần tội ác của họ trong chính sách khủng bố và thậm chí còn viết bài bình luận nói rằng họ sẽ tiếp tục theo đuổi đề tài này. Nếu dư luận thế giới cùng làm như thế, theo đúng nguyên lý của công lý và nhân quyền, thì nó sẽ có ảnh hưởng rất rộng lớn trên toàn thế giới. Nó có thể là ngọn đuốc cho công lý và nhân quyền, thu góp tất cả sức mạnh của thế giới để đưa Giang Trạch Dân ra trước phiên toà lịch sử.
Đây cũng là quả đấm thôi sơn vào mặt Giang Trạch Dân và đám hầu đoàn. Vì thế, bài viết của toà đại sứ Trung Quốc cố gắng nói rỏ là chế độ Giang Trạch Dân là “chính phủ có trách nhiệm”. Thật ra nó cũng có trách nhiệm — trách nhiệm về chính sách khủng bố Pháp Luân Công, trách nhiệm về việc ngăn chận, che đậy sự thật, và trách nhiệm về tấn công tất cả những ai dám nói sự thật về chính sách khủng bố Pháp Luân Công tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, bánh xe lịch sử sẽ không bao giờ dừng. Càng ngày càng có nhiều người biết được bộ mặt thật của Giang Trạch Dân và đã bắt đầu phê bình về chính sách diệt chủng do y và đám hầu đoàn chịu trách nhiệm. Giang Trạch Dân và đồng bọn đang gặp khó khăn để che đậy tội ác của chúng.
5-11-2004
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/11/5/88425.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/11/24/54881.html.
Dịch ngày 27-11-2004, đăng ngày 30-11-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.