Viết bởi một luật sư Pháp Luân Công

[Minh Huệ] Ghandi từng nói rõ ba điều có thể trả lời cho những áp bức và bất công. Một là ông ta diễn tả như là một cách của người hèn nhát “chấp nhận sự sai trái hay bỏ trốn”; thứ hai là “đứng lên và chống đối bằng vũ lực” Ghandi nói “cái này còn tốt hơn là chấp nhận hay bỏ trốn.” Nhưng điều thứ ba, ông ta nói “là tốt nhất nhưng đòi hỏi lòng dũng cảm, đó là đứng lên và phản đối bằng phương pháp bất bạo lực”.

Khi một chính phủ vi phạm luật lệ của quốc gia — những quyền hạn được công nhận cho dân do chính Hiến pháp ban bố, khi một chính phủ vi phạm công pháp quốc tế, bao gồm những công pháp và điều luật mà chính họ đã ký kết và công nhận và vì thế họ phải là người bảo đảm, có trách nhiệm với những luật lệ đó. Thật ra, trong lịch sử của bất bạo động, như đã được ca ngợi trong những bài viết của Henry Thoreau và sự lãnh đạo của Frederick Douglas, Mahatma Ghandi, Martin Luther King, và Nelson Mandella dạy rằng khi một quốc gia vi phạm luật pháp và chà đạp trên những quyền căn bản của con người, chính nó sẽ là một lý do cho dân chúng không chấp nhận những sai trái và không đánh trả bằng vũ lực, mà chỉ dùng phương pháp bất bạo động.

Trong trường hợp này, chế độ Giang Trạch Dân, tiếp tục vi phạm điều khoảng 35 của Hiến pháp Trung Quốc trong đó bảo đảm những quyền căn bản cho dân chúng như tự do ngôn luận, hội họp, biểu tình, cũng như điều khoản 36 (tự do tín ngưỡng), 37 (tự do không bị bắt bớ, giam cầm trái phép), 38 (quyền không bị chụp mũ, gán ép, phỉ báng), 41 (tự do được phát biểu những sai lầm cũa hệ thống pháp luật và quyền hạn của các cơ quan chính phủ) trong một chiến dịch đàn áp, giết hại và bạo hành mà họ đã áp dụng cho những đệ tử Pháp Luân Công để cưỡng ép các đệ tử phải ly khai với niềm tin của mình là Pháp Luân Công. Chế độ Giang Trạch Dân tiếp tục vi phạm Điều khoản 16 (quyền được công nhận là người trước luật pháp), 18 (tự do tư tưởng, tín ngưỡng, và lương tâm), 19 (bị phân biệt, kỳ thị vì lý do tôn giáo), 21 (tự họ hội họp, nhóm họp ôn hoà), 22 (tự do hội họp) của bộ luật Dân sự và Quyền Chính trị, được công nhận bởi Hiến pháp Trung Quốc vào năm 1998, một năm sau khi họ chứng ký vào Bộ luật Kinh tế, Xã hội và Văn hoá. Chế độ Giang Trạch Dân tiếp tục vi phạm luật lệ công an, hình sự và dân sự, bao gồm những quyền căn bản của các đệ tử Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Các luật sư Pháp Luân Công tại Hoa kỳ tán thành sự cao cả của những hành động dũng cảm bất bạo động này và yêu cầu chính phủ Trung Quốc chấm dứt chính sách khủng bố Pháp Luân Công.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/11/23/89864.html;

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/11/23/54876.html.

Dịch ngày 23-11-2004, đăng ngày 27-11-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share