Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hoa Kỳ
[MINH HUỆ 12-07-2020] Con của các học viên đều có mối nhân duyên tiền định với Đại Pháp. Là bậc cha mẹ, chúng ta nên ghi nhớ trách nhiệm và dẫn dắt các cháu trên con đường tu luyện.
Con trai tôi năm nay 13 tuổi. Khi cháu còn bé, tôi đã không chú ý lắm tới việc tu luyện của cháu. Một ngày nọ, tôi hỏi cháu tại sao cháu muốn tu luyện? Cháu nói: “Con muốn trở về gia viên chân chính của mình cùng Sư phụ Lý”. Tôi cảm thấy ngạc nhiên khi nghe câu trả lời của cháu. Tôi nhận ra rằng mình nên dành nhiều thời gian hơn để giúp cháu tu luyện.
Kể từ đó, tôi đã kéo dài thời gian học Pháp cùng con trai mình. Chúng tôi cùng nhau xem các video có liên quan tới Pháp Luân Đại Pháp. Mỗi khi gặp vấn đề, chúng tôi sẽ cùng chia sẻ thể ngộ dựa trên Pháp.
Cháu có tiến bộ vượt bậc trong tu luyện. Hiện tại cháu đã có thể tự tu bản thân và biết cách hướng nội.
Quá trình giúp đỡ cháu cũng đã khiến tôi đề cao trong tu luyện. Cháu đã chỉ ra rất nhiều chấp trước căn bản của tôi, và luôn nhắc nhở tôi tu luyện tinh tấn. Có lần cháu đã nói rằng: “Mẹ à, chúng ta là đồng tu. Chúng ta nên nhắc nhở lẫn nhau khi thấy người kia giải đãi trong tu luyện. Chúng ta hãy cùng trở về ngôi nhà đích thực của mình nhé!”
Gần đây, tôi cảm thấy công việc hiện tại của bản thân không có tiền đồ, vì thế tôi muốn tìm một công việc mới. Tôi bắt đầu truy cập vào các trang web tuyển dụng mỗi ngày để tìm kiếm việc làm mới. Một ngày, con trai tôi nói rằng cháu chỉ chú tâm vào chơi nhạc cụ và tu luyện Đại Pháp. Đột nhiên tôi cảm thấy cuộc sống của cháu sẽ quá nhàm chán nếu cứ sống theo cách như vậy. Tôi bảo cháu không nên đi sang cực đoan, và cháu vẫn nên sống một cuộc sống bình thường. Cháu nói: “Con không nghĩ rằng việc chuyên tâm tu luyện bản thân là sai. Ai nói con sai nếu con tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn nào?”
Con trai tôi hiện đang học lớp tám. Một ngày, cháu phải tham gia một lớp học giáo dục giới tính bắt buộc. Tối hôm đó, chồng tôi nhắc cháu không được bị ảnh hưởng bởi những hiện tượng độc hại trong xã hội. Tôi cũng nói với cháu rằng Sư phụ Lý cũng yêu cầu rất nghiêm khắc về phương diện này. Cháu nói với tôi: “Mẹ ơi, đừng lo lắng. Con không muốn sống như một người thường. Con hy vọng có thể tham gia Đoàn Nghệ thuật Biểu diễn Thần Vận. Nếu có thể, con hy vọng mình sẽ đi cùng Thần Vận cho tới khi tu luyện viên mãn và trở về nhà cùng Sư phụ”. Tâm tình của tôi bỗng trở nên phức tạp khi nghe cháu nói những lời như vậy.
Tôi nhớ đến một đoạn Pháp Sư phụ giảng về cách mà con người hưởng thụ quá trình sinh mệnh của họ.
Sư phụ giảng:
“Ý mà tôi vừa giảng chính là bảo mọi người rằng, nguồn nguyên lai của tư tưởng trên thực tế nó cực kỳ phức tạp. Con người ở thế gian, họ chỉ là hưởng thụ quá trình sinh mệnh, tôi từng nói rằng con người thật đáng thương, con người ở thế gian này họ chỉ là hưởng thụ những cảm thụ được mang đến cho con người trong quá trình sinh sống. Cách nói ấy của tôi khá là chuẩn xác. Ý là gì? Con người cảm thấy bản thân đang làm chủ chính mình, và những gì mình muốn làm, kỳ thực đó là thói quen và chấp trước hậu thiên được dưỡng thành trong khi [cảm thấy] ưa thích, đang truy cầu cảm thụ, chỉ là thế mà thôi; còn nhân tố đằng sau vốn thật sự khởi tác dụng rằng muốn làm gì, chính là đang lợi dụng những thứ như thói quen, chấp trước, quan niệm và dục vọng của người ta để khởi tác dụng. Thật sự thân thể người chính là như thế, chính là hưởng thụ những cảm thụ được mang đến trong quá trình sinh sống, đưa ngọt cho chư vị thì chư vị biết là ngọt, đưa đắng cho chư vị thì chư vị biết là đắng, đưa cay cho chư vị thì chư vị biết là cay, đưa thống khổ đến cho chư vị thì chư vị biết khó chịu, đưa hạnh phúc đến cho chư vị thì chư vị biết cao hứng”. (Đệ tử Đại Pháp nhất định phải học Pháp, Giảng Pháp tại các nơi XI)
Tôi nhận ra rằng bản thân đang chấp trước vào hưởng thụ một cuộc sống an nhàn.
Ngày hôm sau, khi chúng tôi tham gia nhóm luyện công tập thể, tôi đã không thể ngồi tĩnh được mười phút cuối cùng. Lúc mở mắt ra, tôi trông thấy cháu đang tĩnh lặng ngồi đả tọa.
Sự chân thành của cháu khiến tôi cảm động, và tôi chợt nhớ đến một đoạn Pháp Sư phụ giảng:
“Người ta nói: ‘Ta đến xã hội người thường, giống như đến khách sạn, tá túc vài ngày, rồi vội rời đi’. Một số người cứ lưu luyến nơi này mãi, quên cả nhà của bản thân mình”. (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)
Tôi nhận ra mình có một chấp trước căn bản. Tôi tự nhắc bản thân về lý do tôi bước vào tu luyện, và tự vấn bản thân tại sao vẫn còn truy cầu một cuộc sống người thường.
Sư phụ giảng:
“Chư vị không cải biến cái Lý của con người vốn được hình thành vào tận xương cốt cả trăm nghìn năm ở người thường ấy, thì chư vị vẫn không bỏ đi được cái tầng xác bề mặt của con người, nên không cách nào viên mãn”. (Lời cảnh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Sau khi chúng tôi luyện công xong, con trai tôi nói rằng khi cháu đang luyện công, cháu cảm thấy một luồng nhiệt tuôn từ trên đỉnh đầu xuống. Cháu hỏi rằng có phải Sư phụ đã quản cháu không. Tôi nói Sư phụ luôn ở bên cạnh cháu. Cháu cảm thấy rất vui. Cháu nói với tôi rằng cháu muốn bảo trì tâm tính tốt, nếu không thì nỗ lực luyện công của cháu sẽ trở nên vô ích.
Đột nhiên tôi có thể ngộ sâu sắc hơn về việc phản bổn quy chân. Chúng ta nên trở về với bản tính tiên thiên của mình, vốn không bị xã hội người thường làm ô nhiễm. Trẻ nhỏ giống như những viên ngọc bị bụi trần bao phủ. Sau khi loại bỏ lớp bụi mỏng, chúng có thể nhanh chóng tìm thấy chân ngã của bản thân. Tuy nhiên, người lớn lại giống như bị chôn vùi trong đất, phải thông qua quá trình gọt giũa khoan tâm thấu xương thì bản tính của chúng ta mới hiển lộ.
Sư phụ giảng:
“Mà tu luyện không phải trò đùa con trẻ, so với bất kể việc gì nơi người thường thì đều nghiêm túc hơn, không thể nghĩ là đương nhiên được đâu, hễ đánh mất cơ hội, trong lục đạo ấy luân hồi đến bao giờ mới lại đắc thân người! Cơ duyên chỉ có một lần, mộng ảo chưa buông bỏ được kia một khi qua đi, mới hiểu ra đã đánh mất là điều gì”. (Về hưu rồi mới tu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Cũng có đôi lúc con trai tôi không giữ vững tâm tính. Chúng tôi rất nghiêm khắc đối với việc học tập của cháu ở trường, và thường giao thêm cho cháu một số bài tập. Thỉnh thoảng cháu phàn nàn và tự hỏi tại sao Sư phụ lại an bài cho cháu sinh ra trong một gia đình nghiêm khắc như vậy.
Một buổi tối, cháu lề mề đến tận nửa đêm mà vẫn chưa làm bài tập. Cháu nghĩ rằng cháu có thể thoát khỏi việc làm bài tập bởi đêm đã quá khuya rồi. Chúng tôi yêu cầu cháu phải hoàn thành bài tập dù có phải thức khuya đến đâu. Cháu nhìn chúng tôi với tâm oán hận. Sau 1 giờ sáng, tôi cảm thấy một cái bóng màu đen to lớn trong hình tượng của con trai tôi, chứa đầy oán hận đè lên tôi. Tôi cảm thấy khó thở, và đã thức dậy. Tôi kể cho con trai nghe những gì tôi nhìn thấy trong mơ. Cháu rất sợ hãi. Chúng tôi đã phát chính niệm cùng nhau.
Sau khi chúng tôi phát chính niệm, cháu quỳ bên cạnh giường tôi và chân thành xin lỗi. Cháu nói cháu biết bản thân sai rồi. Cháu cũng thừa nhận rằng cháu đã không hoàn thành bài tập do lãng phí thời gian vào việc dùng điện thoại di động.
Chúng tôi đã chia sẻ thể ngộ về Pháp lý mà Sư phụ giảng trong Chuyển Pháp Luân:
“Cần làm cho chư vị vứt bỏ những tâm nào mà chưa vứt bỏ được ở nơi người thường. Tất cả các tâm chấp trước, miễn là chư vị có, thì cần phải vứt bỏ tại các chủng hoàn cảnh [khác nhau]. [Sẽ] làm cho chư vị trượt ngã, từ đó mà ngộ Đạo; tu luyện là như thế”. (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Tôi nói với cháu rằng, khi cháu loại bỏ một tư tưởng bất hảo, thì vật chất màu đen trong trường không gian của cháu cũng sẽ bị thanh lý, và tâm tính của cháu được đề cao lên. Quá trình phóng hạ chấp trước chính là tu luyện. Cháu đã thức và hoàn thành toàn bộ bài tập trước khi đi ngủ. Ngày hôm sau tôi đã học Pháp cùng cháu. Cháu nói cháu đã minh bạch được rằng, một học viên cần trừ bỏ những tư tưởng bất hảo. Cháu cũng nói rằng cháu đã buông bỏ hoàn toàn tâm oán hận.
Tôi đã có thể ngộ sâu sắc hơn về Pháp lý vật chất và tinh thần là đệ nhất tính. Chúng ta nên tu tốt từng ý từng niệm, không nên có các suy nghĩ bất hảo về người khác. Khi chúng ta có những tư tưởng xấu, nó sẽ sản sinh ra một chủng vật chất màu đen tương ứng trong không gian khác. Nó sẽ làm tổn thương người khác, và tạo thêm nghiệp lực cho bản thân.
Sư phụ giảng:
“Tu luyện vì sao cần phải đạt đến tiêu chuẩn của [một] cảnh giới thì mới có thể đi đến đó? Đó là vì tầng thứ nào có Pháp của tầng thứ ấy, cảnh giới ấy đối với yêu cầu về sinh mệnh, đối với hoàn cảnh [môi trường] của sinh mệnh là có tiêu chuẩn. Thân thể mang đầy nghiệp lực không phù hợp với hoàn cảnh của không gian kia thì không được. Thân thể dơ bẩn tuyệt đối không thể đến không gian cao nhường ấy. Do vậy chư vị ắt phải phù hợp với trạng thái thân thể trong cảnh giới cao nhường ấy, cũng tức là không có nghiệp lực. Không chỉ không có nghiệp lực, mà vật chất của thân thể này còn phải vi quan, mịn màng giống như thế. Đây là điều mà người không thực tu dù muốn cầu, muốn đắc [nhưng] đều không đắc được, [mà] chỉ có thể tu. Kinh qua chịu khổ, tu luyện gian khổ mới đắc được”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Thụy Sỹ [1998])
Con trai tôi luôn nói rằng: “Mẹ à, chúng ta thật may mắn khi tu luyện Đại Pháp”. Chúng tôi vô cùng cảm ân sự từ bi khổ độ của Sư tôn.
Là bậc cha mẹ, chúng ta có một trách nhiệm trọng đại là dẫn dắt con cái bước đi trên con đường tu luyện. Tôi nhận ra rằng chúng ta phải tinh tấn và tu luyện bản thân cho tốt. Chỉ khi đó chúng ta và con chúng ta mới có thể cùng nhau đề cao.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/12/408464.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/26/186502.html
Đăng ngày 30-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.