[MINH HUỆ 30-09-2019] Mấy năm trước, tôi đã từng học thuộc một lượt cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” trong đoạn thời gian hơn nửa năm. Việc học thuộc cuốn sách không dễ dàng chút nào, tôi cảm thấy mình học thuộc quá chậm cho nên không học thuộc lại lần nữa, mà chỉ tiếp tục học Pháp bằng cách thông đọc. Một đoạn thời gian trước đây, tôi đã xem các bài chia sẻ giao lưu trên Minh Huệ Net, có rất nhiều đồng tu thảo luận về thể ngộ học thuộc Pháp khiến cho tôi rất cảm động. Đại Pháp tốt như thế này, chỉ vì bản thân mình ngại khó mà không dám học thuộc Pháp cho thật tốt, quả thật là một việc vô cùng đáng tiếc. Thêm vào đó, các đồng tu xung quanh tôi cũng bắt đầu học thuộc Pháp, cho nên bản thân tôi cũng âm thầm quyết tâm học thuộc cho tốt cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”.

Bắt đầu từ dịp bước sang năm mới, tôi đã học thuộc Pháp từng đoạn từng đoạn. Sau khi học thuộc xong một đoạn thì tôi lại học thuộc đoạn tiếp theo. Tôi cảm thấy việc học thuộc Pháp lần này thuận lợi hơn nhiều so với lần trước, kết quả là tôi đã học xong một lượt chỉ trong vòng ba tháng. Lần này tôi thấy có tín tâm hơn nhiều, nhờ vậy tôi lại tiếp tục học thuộc Pháp. Bây giờ đã tám tháng trôi qua, tôi đã học thuộc xong ba lượt. Hiện nay, tôi đang học thuộc cuốn sách lần thứ tư. Mỗi ngày tôi trích ra thời gian khoảng nửa tiếng đồng hồ vào buổi sáng, nửa tiếng đồng hồ vào buổi trưa và khoảng một tiếng đồng hồ vào buổi tối để học thuộc Pháp, càng học thuộc Pháp tôi càng cảm thấy mình trở nên thành thục, càng học thuộc tôi lại càng thích học hơn nữa.

Mấy lần trước tôi chọn cách học thuộc từng đoạn từng đoạn, sau khi học xong một đoạn thì lại học đoạn tiếp theo, mà không có suy xét về đoạn Pháp mình đã từng học qua trước đó. Hiện giờ, tôi chọn cách học thuộc từng tiểu mục, học hết một mục thì lại học thuộc mục tiếp theo, học hết toàn bộ một mục thì lại học thuộc một mục nữa. Cứ như vậy độ khó tăng dần lên, nhưng tôi cảm thấy hiệu quả cũng không quá tệ. Bên dưới tôi xin chia sẻ về một số thu hoạch và thể ngộ trong suốt quá trình học thuộc Pháp của mình.

Thông qua học thuộc Pháp, tôi nhận thức Pháp lý càng rõ ràng hơn. Trước đây lúc thông đọc Đại Pháp, dù học xong một lượt nhưng tôi cũng không cảm thấy có thu hoạch gì cả. Bây giờ mỗi lần học thuộc xong một đoạn Pháp, tôi hoàn toàn cảm thấy không giống như trước đây, tôi thấy Pháp lý không ngừng triển hiện ra, và cũng ngộ được một số Pháp lý mà vốn trước đây mình chưa hề ngộ tới. Ví như khi tôi học đến chỗ Sư phụ giảng về vấn đề “Luyện công chiêu ma”, Sư phụ đưa ra ví dụ về cậu thanh niên trẻ 30 tuổi ở Vũ Hán. Trước đây khi học đến chỗ này, tôi chỉ cảm thấy vô cùng bội phục cậu thanh niên này, cho rằng cậu ấy tu hết sức tốt, có thể giữ vững mình trước khảo nghiệm. Nếu đổi lại là tôi thì tôi không chắc mình có thể làm tốt như vậy. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ được đến đây là hết. Hiện nay thông qua học thuộc Pháp, tôi nhận ra niệm đầu của cậu thanh niên kia hết sức chính:

“Tôi không phải người bình thường, tôi là người luyện công; các vị chớ đối xử với tôi như thế; tôi là [người] tu Pháp Luân Đại Pháp.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi thấy bản thân mình cũng cần phải kiến lập loại chính niệm này. Tôi cần phải thời thời khắc khắc nghĩ rằng mình là một người luyện công, là người tu Pháp Luân Đại Pháp.

Thông qua học thuộc Pháp, tôi yêu cầu đối với bản thân mình càng ngày càng cao. Khi Sư phụ giảng về vấn đề “Đề cao tâm tính”, Sư phụ lấy ví dụ về một học viên ở Bắc Kinh, lúc trúng giải chiếc xe đạp dành cho trẻ con, anh ấy bèn nghĩ:

“Mình là người luyện công, cớ sao lại cầu những thứ này? Mình đã nhận của cải phi nghĩa mất rồi; mình đã mất cho họ bao nhiêu đức không biết?” (Chuyển Pháp Luân)

Trước đây lúc học Pháp đến chỗ này, tôi vẫn luôn không hiểu và cho rằng người học viên này thế nào mà chuyện bé xé ra to như vậy. Chỉ là một chiếc xe đạp thôi mà, hơn nữa còn là con anh ấy trúng giải, chứ không phải bản thân anh ấy tự bốc trúng, thử hỏi làm sao mà thất đức cho được? Bây giờ thông qua học thuộc Pháp, tôi mới phát hiện ra niệm đầu của anh này hết sức chính. Cho nên trước đây tôi cho rằng anh ấy làm lố là bởi vì bản thân tôi vẫn còn tâm lợi ích, cho rằng đắc được một chút chẳng đáng là bao, bây giờ nghĩ lại mới thấy tâm tính của tôi không cao và yêu cầu đối với bản thân cũng không đủ nghiêm khắc.

Thông qua học thuộc Pháp, tôi càng ngày càng nhìn rõ tâm chấp trước của bản thân mình. Trong quá trình không ngừng học thuộc Pháp, tôi càng lúc càng có thể nhận thức ra bản thân mình vẫn còn tồn tại các chủng tâm chấp trước như: tâm hiển thị, tâm tật đố, tâm tranh đấu, tâm giữ thể diện, tâm sắc dục, tâm sợ người khác nói về mình v.v. Thông qua việc không ngừng học thuộc Pháp, tôi cảm thấy rất nhiều tâm chấp trước dần dần nhẹ đi trong khi mình không tự biết. Ngay cả khi tâm chấp trước vẫn còn thì nó cũng không khó để tôi vứt bỏ, chỉ cần bản thân mình đề cao yêu cầu là có thể vứt bỏ nó ngay. Ví dụ như, trước đây vợ tôi thường hay nói tôi chỗ này chỗ kia không tốt. Lúc mới đầu tôi không biết hướng nội tìm, cho rằng cô ấy vạch lá tìm sâu, cho nên tôi đã nói lại và kết quả là cô ấy càng nói càng ghê gớm hơn. Sau này, tôi từ từ nhận ra sai sót của bản thân, bắt đầu hướng nội tìm chỗ thiếu sót của mình, cố gắng tu bỏ tâm chấp trước không để cho người khác nói động đến mình. Sau khi quy chính bản thân, vợ tôi cũng thay đổi và không còn nói tôi không tốt nữa. Nhưng cô ấy lại bắt đầu nói người nhà tôi không tốt thế nào, thế là tôi lại không chịu nổi, cho rằng cô ấy muốn nói thì nói mình tôi là được rồi, kéo cả người nhà tôi vào để làm gì? Tôi bắt đầu đáp trả cô ấy, kết quả là cô ấy càng nói nhiều hơn nữa. Sau đó, tôi mới nhận ra mình vứt bỏ tâm chấp trước chưa đến nơi đến chốn, cần phải tiếp tục tống khứ tâm chấp trước hơn nữa, người ta thích nói gì thì cứ mặc cho họ nói thôi. Dần dần tôi cũng buông tâm xuống được, vợ tôi cũng không nói nhiều như trước nữa, nhưng cô ấy lại yêu cầu tôi không được nóng giận khi cô ấy nói chuyện và phải tươi cười vui vẻ khi nghe cô ấy nói. Lúc đó, tôi thật sự cảm thấy mình không thể chịu được nữa, đã nói người ta không tốt rồi mà còn bảo người ta phải vui vẻ lắng nghe. Giống như Sư phụ từng giảng:

“Tuy nhiên thường khi mâu thuẫn đến, [nếu] chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, [thì] không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được.” (Chuyển Pháp Luân)

Thông qua học thuộc Pháp, tôi ý thức được đây vẫn là vấn đề của bản thân mình, trông như là tôi đã vứt bỏ tâm sợ bị người ta nói rồi, nhưng kỳ thực tôi làm chưa tốt, và tôi vẫn phải tiếp tục buông bỏ nó. Sau khi tôi thật sự vứt bỏ chủng tâm không tốt này xuống, vợ tôi lập tức như biến thành một người khác vậy. Cô ấy cũng không còn nói tôi và người nhà tôi không tốt thế này thế khác nữa. Tôi đã thể ngộ được sự mỹ diệu của việc chân tu hướng nội tìm.

Thông qua học thuộc Pháp, tôi đã tìm được cảm giác “tu luyện như thuở đầu” (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế New York năm 2009). Nhớ lại lúc mới bắt đầu tu luyện, tôi yêu cầu đối với bản thân mình hết sức nghiêm khắc, nỗ lực đi làm những việc Đại Pháp yêu cầu, đồng thời kiên quyết không làm những điều mà Đại Pháp cấm. Về sau này, tôi đã phóng túng yêu cầu đối với bản thân mình, có lúc thật sự làm rất tệ, cũng không đi làm những việc mình cần phải làm hoặc làm không đến nơi đến chốn chút nào, cũng có lúc không giữ vững mình nên đã làm ra những việc không nên làm. Có lúc tôi biết rõ nó là chấp trước nhưng cũng chẳng muốn vứt bỏ. Sư phụ giảng:

“Làm người tu luyện chân chính có quyết tâm, họ có thể Nhẫn được vững chắc; với các chủng lợi ích trước mắt họ có thể vứt bỏ các tâm chấp trước, có thể coi chúng rất nhẹ, chỉ [những ai] có thể làm được như thế thì mới thấy không khó. Người nào mà nói là khó, thì chính là vì họ không vứt bỏ được những thứ ấy. Bản thân công pháp tu luyện không hề khó, bản thân việc đề cao tầng cũng không khó gì hết, mà chính là tâm con người không vứt xuống được, nên họ mới nói là khó.” (Chuyển Pháp Luân)

Chính như Sư phụ giảng, bản thân tu luyện không hề khó, mà chính là bản thân không thể nghiêm khắc yêu cầu đối với mình, cho nên mới không muốn vứt bỏ triệt để tâm chấp trước.

Thông qua học thuộc Pháp, tôi ý thức được tu luyện là vô cùng nghiêm túc, đặc biệt là đã đến giai đoạn cuối cùng của Chính Pháp, chúng ta nhất định càng phải nghiêm khắc yêu cầu bản thân mình hơn nữa. Chúng ta cần phải giống như thời vừa mới đắc Pháp, học Pháp thật nhiều, học Pháp thật tốt để Pháp bám rễ sâu vào trong tâm bản thân mình khiến cho bản thân dung nhập vào trong Pháp. Nghiêm túc đối đãi với từng ý từng niệm của bản thân mình, tu tâm và phát chính niệm thật nhiều, nghiêm túc và lý trí bước ra giảng thanh chân tướng. Dũng mãnh tinh tấn làm một đệ tử Đại Pháp hợp cách.

Bên trên là thể ngộ cá nhân, có chỗ nào chưa thỏa đáng, kính mong quý đồng tu từ bi chỉ rõ.

Cảm tạ Sư phụ từ bi cứu độ! Cảm ơn sự trợ giúp vô tư của các đồng tu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/9/30/背法的收穫-393991.html

Đăng ngày 26-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share