Bài viết của Lý Ngọc, đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Sơn Đông

[MINH HUỆ 20-06-2020]

Đắc Đại Pháp, biết suy nghĩ cho người khác

Tôi là một nữ đệ tử sống tại vùng nông thôn, năm nay 68 tuổi, tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp từ năm 1998. Sư phụ dạy chúng ta tu luyện, chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn để làm người tốt, mỗi ngày học Pháp luyện công, học suy nghĩ cho người khác, đề cao tâm tính.

Khi trời mưa, đường đất trong làng nhiều hố bùn rất khó đi. Tôi và đồng tu trong làng đã cùng nhau đẩy xe nhỏ, dùng đất đá trải đường cho bằng phẳng. Trời rơi nhiều tuyết, các đồng tu chia làm hai nhóm, một nhóm quét dọn sạch sẽ đường trong làng, một nhóm khác quét bên ngoài làng cho tới đường lớn.

Các ngôi làng cách nhau khoảng ba dặm đường. Đến tận bây giờ khi đi giảng chân tướng, gặp người hỏi tôi ở đâu, tôi trả lời tôi ở thị trấn này, họ liền nói: “À, tôi biết rồi, thị trấn này có một ngôi làng có đệ tử Đại Pháp, một vài ngôi làng lân cận cũng có đệ tử, họ trải đường và quét tuyết. Người ở làng khác đều ngưỡng mộ làng của chị có đệ tử Đại Pháp, người trong làng thật có phúc. Làng chúng tôi nếu có đệ tử Đại Pháp thì tốt.” Mọi người đều đang truyền tai nhau những việc làm tốt của đệ tử Đại Pháp.

Một lần có đồng tu lên bệnh viện thành phố thăm người ốm, người y tá ở đó hỏi bà đến từ đâu. Đồng tu trả lời, y tá liền nói: “Mẹ tôi cũng ở thị trấn đó, có một ngôi làng, những người xung quanh ngôi làng đó thật có phúc, đều có đệ tử Đại Pháp quét tuyết.

Trước khi tu luyện, tôi sẽ không làm như vậy. Lúc đó toàn thân tôi đầy bệnh, không thể tự chăm sóc bản thân. Đại Pháp đã cho tôi một thân thể khỏe mạnh, đạo đức cao thượng. Đúng vào thời kỳ tôi đang bước trên con đường nhân sinh đầy ý nghĩa, đắm mình trong Phật quang, thì vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân do khởi tâm tật đố với hơn một trăm triệu người tu luyện mà tiến hành phát động cuộc đàn áp.

Phản bức hại, lấy Đại Pháp làm trọng

Năm 2000, tôi đã hai lần lên Bắc Kinh thỉnh nguyện, nói lời công đạo cho Đại Pháp và đòi lại thanh danh cho Sư phụ. Hai lần tôi đều bị bắt giam, tổng cộng sáu năm. Bởi vì ở địa phương tôi liên tục giảng chân tướng, nên đã bị tà ác xét nhà phi pháp, bị tạm giam đến bảy lần, tổng cộng 100 ngày. Tại trại lao động cưỡng bức, tôi kiên quyết không chuyển hoá, đã bị cưỡng ép xem các băng hình bôi nhọ Đại Pháp, không được tắm rửa, không được đi vệ sinh, không được ngủ, bị phạt đứng ba ngày ba đêm, chân sưng phù nước. Mỗi ngày tôi phải lao dịch mười ba, mười bốn tiếng đồng hồ. Con trai tôi từ ngàn dặm xa xôi trở về thăm, nhưng cảnh sát không cho gặp, đành nuốt nước mắt quay về mà không làm được gì.

Trong những năm phản bức hại, khi con trai tôi đưa con dâu về nhà đính hôn, tôi đang bị giam giữ phi pháp trong tù. Khi con trai con dâu cử hành hôn lễ, tôi cũng đang bị giam phi pháp trong tù. Cho đến khi cháu nội ra đời, tôi vẫn đang bị giam giữ phi pháp. Những sự kiện quan trọng của con trai, tôi đều không thể tham gia. Tôi không thể giúp con trai mua nhà, hỗ trợ kinh tế, tất cả đều là con trai tôi tự dựa vào bản thân mình.

Con trai tôi rất hiểu chuyện, năm nào cháu cũng về nhà cùng tôi và gia đình đón năm mới. Hiện cháu nội tôi đã đi học, con trai bảo tôi đến ở cùng để giúp trông cháu. Tôi hỏi: “Mẹ vợ con không thể giúp sao?” Con trai tôi đáp: “Mẹ à, mẹ cực khổ quá, cuộc sống không dễ dàng, không có ai giúp đỡ. Một mình mẹ vừa trồng táo, cạo vỏ cây, tỉa cành, thụ phấn, bao quả tránh mưa, tưới nước, phun thuốc, thật quá vất vả. Nhìn thấy mẹ già cả lái máy cày, làm việc ngoài đồng, con thương mẹ. Đây không phải công việc một người già cả làm một mình được. Con muốn gọi mẹ về hưởng phúc, không phải làm việc kiếm sống nữa, con có thể phụng dưỡng mẹ. Hiện tại thu nhập của con cũng cao, cũng đã mua nhà rộng hơn, cháu nội của mẹ nói bố hãy để một phòng cho bà.”

Tôi nói: “Con bận rộn, không cần năm nào cũng về đón năm mới cùng mẹ, chi phí đi đường cũng không nhỏ, cứ gọi điện thoại là được. Con cùng vợ con trở về đây cũng sẽ không quen. Mùa đông trời lạnh, mẹ vợ con một thân một mình rất tịch mịch. Về phần đứa nhỏ, mẹ không thể giúp con, mẹ còn có sứ mệnh cứu người. Chính Pháp chưa kết thúc, mẹ không thể không đi cứu người. Mẹ làm ruộng có người trong làng giúp đỡ, tưới nước có thể thuê nhân công, mỗi năm thu hoạch táo cũng kiếm được tiền. Mẹ cũng chuẩn bị cho con một trăm cân dầu lạc mang đi, cho cháu trai 1.000 tệ mừng Tết. Mẹ ngoài chi tiêu ăn uống ra, còn cần mua giấy mực dùng để cứu người, vì vậy cũng không cô đơn, không thấy khổ. Trong nhà còn có nhóm học Pháp, còn phải cứu người. Con không cần lo lắng, mẹ đã có Sư phụ.”

Con trai tôi yên tâm trở về. Không lâu sau, cháu gửi cho tôi thẻ ngân hàng năm nghìn tệ, nói rằng mẹ đừng ngại tiêu tiền.

Dốc sức cứu người

Từ khi kinh văn “Hãy vứt bỏ tâm con người, và hãy cứu độ thế nhân” được công bố, tôi bắt đầu giảng chân tướng, khuyên tam thoái cứu người. Nhờ Sư phụ gia trì, các đồng tu hỗ trợ, ở nhà của tôi đã thành lập được một điểm sản xuất tài liệu nhỏ. Các đồng tu sau khi học Pháp xong, có thể lấy tài liệu và tuần san. Lúc đó kinh tế còn khó khăn, các đồng tu giúp tôi mua máy tính, máy in và vật tư tiêu hao. Tôi không cần phải đi khắp nơi lấy tài liệu, còn có thể cung cấp tài liệu cho các đồng tu ở làng khác.

Mỗi khi máy in gặp sự cố, tôi không biết cách sửa, phải lên thành phố tìm đồng tu hoặc mang tới tiệm sửa chữa. Cần mua giấy in, mỗi lần mua một thùng, rất nặng, tôi liền nhờ ông chủ bán giấy đưa đến bến xe, sau khi xuống xe buýt, còn phải đi một đoạn đường làng 9 dặm. Buổi sáng tôi đạp chiếc xe đạp cũ kĩ, mang theo cả dây buộc, đến bến xe. Chiều về, tôi dùng xe đạp chở thùng giấy về nhà. Đi xe buýt như vậy cũng không thuận tiện, dần dà tôi tích góp tiền, đến năm 2008, tôi mua một chiếc xe điện ba bánh cũ, như vậy sẽ dễ dàng hơn. Bởi vì đây là xe cũ, ắc quy không đủ hai chiều đi và về, nên tôi vẫn phải đi chạy tới trạm xe buýt gần nhà nhất, ước chừng 25 dặm, mất một khoản tiền đi đến thành phố. Có lần lên thành phố quay về, không biết thế nào mà không tìm thấy chìa khóa xe điện. Nếu về nhà lấy chìa khoá dự bị, đi đi về về cũng năm mươi dặm, trời đã tối, thuê xe đi tới đi lui mất bốn mươi tệ.

Lúc đó tôi liền cởi áo bông, tháo khăn quàng cổ, thắt với nhau. Một đầu buộc ở tay lái, một đầu khoác lên vai. Cứ như vậy, bà lão hơn 60 tuổi này đã lên dốc xuống dốc, kéo chiếc xe điện ba bánh về đến nhà. Cho dù đến nơi nào, ma chay cưới hỏi, tới thăm bạn bè người thân, tôi đều mang theo bùa hộ thân và tài liệu, giảng chân tướng và khuyên mọi người làm tam thoái, bảo bình an. Sư phụ cứu tôi, tôi cứu người, tận tâm tận sức mà làm, cứu thêm được người nào tốt người ấy.

Gần đây do dịch bệnh virus Trung cộng lây lan, tất cả các thành phố và thôn làng bị phong toả, khiến cho việc cứu người gặp khó khăn. Chúng ta phải làm sao đây? Tôi nhớ tới Sư phụ giảng:

“Nếu dốc lòng quyết tâm, khó khăn nào cũng không ngăn được, [thì] tôi nói rằng, [nó sẽ] không thành vấn đề.” (Bài giảng thứ tư – Chuyển Pháp Luân)

Nhà tôi là điểm sản xuất tài liệu, lại có nhóm học Pháp. Tôi nói với các đồng tu: Hiện tại chúng ta không thể ra ngoài, vậy phát tài liệu trong làng, phát lượng lớn tài liệu liên quan đến dịch bệnh virus Trung Cộng, cái này có thể cảnh tỉnh những người chưa làm tam thoái, những người đã tam thoái cũng có thể nâng cao nhận thức. Các đồng tu đồng ý, chia nhau ra làm, phát tới hơn 200 hộ trong làng, hiệu quả rất tốt.

Tôi phụ trách làm tài liệu cho ba làng, làng chúng tôi phát tài liệu rất tốt. Tôi lại làm thêm ít tài liệu, để làng khác cũng có thể phát. Nghĩ như vậy, tôi liền bắt tay vào làm. Không có giấy, tôi đến mượn các đồng tu. Sau này tình hình kiểm soát lỏng hơn một chút, tôi liền mua một thùng giấy chất lượng cao. Việc làm tài liệu, phát tài liệu không thể bị gián đoạn. Đã có giấy, tài liệu đã làm, liền đưa các đồng tu đi tặng. Suốt mùa đông không có tuyết rơi, nhưng qua năm mới, tuyết rơi dày đặc, phủ kín đường làng, đi lại khó khăn. Tôi cầu xin Sư phụ gia trì, để có thể đưa tài liệu tới các đồng tu. Tôi không phải chứng tỏ bản thân làm giỏi thế nào, chỉ muốn hỗ trợ các đồng tu. Bình thường ở giao lộ đều có người canh giữ ngày đêm thay nhau không gián đoạn, còn đi đường núi rất khó. Không thể đi qua cổng làng, còn đường núi lại bị tuyết phủ còn tệ hơn. Suy nghĩ một chút, tôi làm việc này là đường đường chính chính, liền đi qua cổng làng, mang tài liệu đến các đồng tu, không ảnh hưởng tới việc cứu người. Vì vậy tôi mang tài liệu lên đường.

Người canh giữ ở đầu làng không có mặt tại đó. Trên đường không có dấu chân, không có vết xe. Tôi đi từng bước vững vàng, mỗi bước tôi đạp xuống sâu hơn một thước (tầm hơn 30cm). Tôi nhẩm đọc bài “Chinh” (Hồng Ngâm II), đi hơn ba dặm đường, mất hơn một tiếng đồng hồ, tới nhà đồng tu. Đồng tu rất kinh ngạc, vừa giúp tôi phủi tuyết trên người, vừa nói đường rất khó đi, chị vẫn có thể tới, mau vào sưởi ấm. Tôi nói có gì ngăn cản được con đường cứu người của đệ tử Đại Pháp? Không chờ hong khô người, tôi vội trở về cho kịp giờ phát chính niệm buổi trưa. Lúc rời khỏi nhà đồng tu, tuyết vẫn còn rơi, gió vẫn gào thét. Tôi niệm Pháp của Sư phụ:

“Nan nhẫn năng nhẫn, năng hành nan hành” (Bài giảng thứ chín – Chuyển Pháp Luân)

Tôi về đến nhà trước giờ phát chính niệm mười phút.

Co xin cảm tạ Sư phụ luôn khích lệ con trên con đường tu luyện. Chừng nào vẫn còn người cần phải cứu, con sẽ cứu người đến cùng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/6/12/修大法-为他人着想-大力救人-407584.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/31/186114.html

Đăng ngày 25-09-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share