Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 25-01-2018] Đã 26 năm kể từ khi Pháp Luân Đại Pháp được giới thiệu ra công chúng và các học viên của môn tu luyện này đã phải trải qua 19 năm khảo nghiệm và bức hại chưa từng có.

Tuy nhiên gần đây, một vài quan niệm xuất hiện và trở nên khá phổ biến trong các học viên ở Trung Quốc Đại lục, một số thậm chí còn ảnh hưởng trên một diện rộng hơn. Ở đây tôi muốn chia sẻ hiểu biết cá nhân của mình về việc này.

Thứ nhất, nhiều học viên buông lơi trong tu luyện. Trong khi nhiều học viên vẫn rất tinh tấn, nhiều học viên khác lại buông lơi. Việc học Pháp của họ chiếm mức độ ưu tiên thấp hơn trước, và họ giới thiệu sản phẩm hoặc bán những cuốn sách do những người không phải học viên viết, cho những học viên mới. Việc này gây ra nhiều hiểu lầm trong học viên mới.

Thứ hai, một số học viên không hoàn toàn tín Sư tín Pháp. Lý do đưa ra là họ đã đợi quá nhiều năm nhưng vẫn chưa thấy thời điểm kết thúc. Họ biết rằng cần phải xả bỏ chấp trước vào thời gian, nhưng họ vẫn không ngừng hy vọng giai đoạn tiếp theo sẽ tới sớm. Một số học viên thậm chí còn gieo hy vọng của họ sang một người không phải là học viên.

Thứ ba, một nhóm học viên tin vào những bài giảng Pháp giả và bị lệch khỏi con đường tu luyện chân chính. Họ hầu như đi theo một “sư phụ” khác. Tôi tin rằng việc này rõ ràng là can nhiễu từ cựu thế lực, nhưng những người này không nhận ra.

Thứ tư, khi bài “Giảng Pháp vào ngày Kỷ niệm 20 năm truyền Pháp” được đăng, một số học viên bắt đầu diễn giải Pháp với quan niệm người thường của họ và tính thời điểm kết thúc của giai đoạn Chính Pháp. Khi nó không kết thúc như họ mong đợi, họ mất hy vọng.

Tết Nguyên đán đang tới gần. Nhiều học viên lại có tư tưởng là cuộc bức hại sẽ kết thúc năm nay. Sư phụ đã nhắc nhở chúng ta nhiều lần là phải tinh tấn vào giai đoạn cuối. Tuy nhiên, chúng ta lại cảm thấy tê liệt khi nghe những cảnh báo này nhiều lần. Tại sao Sư phụ nói vậy? Sư phụ đang nói với ai đây?

Đôi khi một học viên có thể có nghi vấn nhưng không muốn hỏi hoặc chia sẻ với các đồng tu, sợ rằng những người khác sẽ chỉ nói là ông hay bà có chấp trước. Bằng việc tích tụ những hoài nghi trong tâm thời gian lâu, một học viên có thể bắt đầu nghi ngờ Pháp và do vậy không còn duy trì được trạng thái của một người tu luyện.

Ở đây tôi muốn nhắc các học viên rằng tin tưởng vào Đại Pháp và Sư phụ là điều quyết định. Chúng ta nên nghĩ xem đằng sau của sự can nhiễu là gì. Phải chăng đó là do một vài quan niệm người thường của chúng ta gây nên?

Nhìn vào tất cả các trường phái tu luyện trong lịch sử, Pháp Luân Đại Pháp đã triển hiện quá nhiều điều kỳ diệu. Tuy nhiên, một số học viên vẫn không kiên định vào đức tin của họ. Bạn sẽ thấy đáng tiếc khi suy ngẫm về điều đó.

Sư phụ đã giảng:

“Đến một thời kỳ nhất định còn làm cho chư vị [thấy] thật không thật, giả không giả; làm cho chư vị cảm giác cái công ấy không biết tồn tại không, có thể tu được không, rốt cuộc có thể tu luyện đến đích không, có Phật hay không; thật có giả có. Tương lai còn làm chư vị xuất hiện tình huống ấy, làm chư vị tạo thành [cảm] giác sai như thế, làm chư vị cảm giác như chúng hệt như không tồn tại, đều là giả hết, chính là để xem chư vị có thể kiên định hay không.” (“Tâm nhất định phải chính” từ Bài giảng thứ sáuChuyển Pháp Luân)

Tu luyện là một quá trình dài với rất nhiều khảo nghiệm trong đó. Nếu một học viên hình thành chấp trước vào thời gian, hay rơi vào trạng thái buông lơi có nghĩa là người đó có thể bị lọc ra. Thái độ đúng là luôn chiểu theo Pháp và không bị can nhiễu bởi những gì người khác làm.

Sư phụ đã giảng:

“Trong Chính Pháp có một [Pháp] lý: tôi xử lý như thế nào, thì [như thế] đều là [chân] chính. Chư vị hãy ghi nhớ cho rõ lời tôi nói: nếu tôi xử lý như thế nào thì đều là đúng đắn, [cái] bị xử lý ấy đều là những [thứ] sai. (vỗ tay) Bởi vì đây là sự ‘tuyển trạch’ của vũ trụ, là sự ‘tuyển trạch’ của tương lai.” (“Giảng Pháp vào Tết Nguyên Tiêu năm 2003”)

Sư phụ cũng giảng trong Hồng Ngâm II:

“Cát xả phi tự kỷ

Đô thị mê trong si” (“Vứt bỏ chấp trước”, Hồng Ngâm II)

Tạm dịch:

Cắt bỏ không phải mình

Đều là si trong mê.(“Vứt bỏ chấp trước”, Hồng Ngâm II)

Trong quá trình tu luyện, việc xuất hiện những nghi vấn cũng là bình thường, nhưng nghi vấn không nên ngăn cản các học viên kiên định vào Đại Pháp. Cơ hội để tu luyện được trao cho chỉ một lần, và không có lần thứ hai. Đức tin quyết định một người có thể tu luyện hay không.

Sư phụ giảng:

“Đặc biệt là một số học viên ở trong thống khổ nhẫn [nại] không nổi [nên] rất dễ sinh niệm đầu mong muốn rời khỏi nhân gian, mau [đến] viên mãn, từ đó mà bị tà ác đào sâu vào kẽ hở. Chư vị đã qua thời kỳ khó khăn nhất, với chấp trước cuối cùng thì nhất định phải vứt bỏ các tâm. Tôi đều biết hết những thống khổ của các đệ tử; trên thực tế tôi trân quý chư vị còn hơn cả chư vị [trân quý] bản thân mình!” (“Tống khứ chấp trước cuối cùng”, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

“Cự nạn chi trung yếu kiên định

Tinh tấn chi ý bất khả chuyển” (“Kiên định”, Hồng Ngâm II)

Tạm dịch:

Ở trong nạn lớn phải kiên định

Ý chí tinh tấn không lay chuyển.(“Kiên định”, Hồng Ngâm II)

Cuối cùng thì thời gian sẽ phơi bày tất cả các câu trả lời. Chúng ta chỉ không muốn thấy lại bi kịch. Khi chúng ta nghĩ ai đó không lý trí, chúng ta cũng nên hướng nội chính mình và nghĩ: có phải chúng ta gặp việc này bởi vì chúng ta có thiếu sót đâu đó? Thái độ đúng để đối mặt với can nhiễu này là gì?

Tôi viết bài thơ sau để diễn tả những suy nghĩ của mình như lời kết.

Gió cuốn đi hạt giống của những cây bồ công anh,

gieo khắp vùng đất mơ ước của những con bướm thu.

Chúng ta đang bước đi trên một con đường bùn lầy dưới mưa,

hướng tới cầu vồng ở nơi xa đang bị mây đen che mờ.

Mưa vẫn rơi. Những dấu chân bước về phía trước.

Những giọt lệ che mờ đôi mắt làm chúng ta không thấy bờ bên kia.

Chỉ có kiên định chính niệm mới có thể dẫn lối cho chúng ta.

Tất cả chướng ngại hầu như chỉ là khảo nghiệm.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/1/25/360023.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/2/9/167868.html

Đăng ngày: 11-3-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share